Ðề: Chuyện thật như bịa...
Ít bữa sau, trên các vỉa hè khoán quản kinh doanh và trông giữ xe của Hà Nội râm ran kết quả xử án vụ này như sau:
1. Trần Bảo - chủ nhân tờ đỏ 200k bị cáo buộc tội "Mua sản phẩm phá giá thị trường". Hình thức xử lý: Cấm tàng trữ, buôn bán, xuất khẩu sản phẩm mà hàng ngày Bảo vẫn tự tạo ra để xuất ra bên ngoài (tức là phải tự sản tự tiêu).
(Viết tiếp...)
...Ngày lại ngày, trong lúc Bảo, Nát và Tè chấp hành hình phạt thì gà vẫn đẻ và con trẻ vẫn ra đời theo đúng quy luật của cuộc sống, chả chịu ảnh hưởng gì của các chú cả. Rồi ngày kết thúc những tháng ngày "đọa đầy" cũng đến, cả 3 chú được tái hòa nhập cộng đồng. Cuộc sống mỗi người sau đó có những ngã rẽ khác nhau:
1. Bảo: Việc chấp hàng hình phạt của Bảo có vẻ như nhẹ nhất, chẳng phải đi đày ở đâu cả mà vẫn được ở nhà, chỉ phải cái được sản ra mà không được xuất đi, cái đó trong kinh tế học người ta là "tự cấp, tự túc" hay "tự sản, tự tiêu". Lúc đầu thực hiện thì cũng khó chịu lắm, bứt rứt, khó ở trong người, nhiều khi muốn "Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra", nhưng nào có được. Chấp hành mãi rồi thành quen, đến lúc được thoải mái xuất nhập khẩu thì ôi thôi, tự nhiên lại không thích gì nữa, cứ quen mãi với tự sản tự tiêu... Dần dần, Bảo trở nên nổi tiếng với tư duy và hình thái kinh tế "tự sản, tự tiêu" của mình. Nổi tiếng đến nỗi mà mới đây, Bảo được một tổ chức quốc tế thuê làm chuyên gia tư vấn quốc tế hạng xịn sang giúp Bắc Triều Tiên thúc đẩy thực hiện chính sách "tự sản, tự tiêu", đối phó với bao vây cấm vận mấy chục năm rồi...
*************
2. Nát: Sau khi gửi thư cho chim bồ câu, chờ mãi k thấy hồi âm, đoán thư thất lạc, Nát bèn viết thư khác, cho vào trong chai kiểu Mai An Tiêm thả xuống biển để hy vọng đến được đất liền. May cho nát, một ngày đẹp trời có 1 bà đồng nghiệp đi nhặt ve chai trên bờ biển, bắt được cái chai trong đó có thông điệp của Nát xin đổi hình phạt. Lá đơn của Nát đến được với tòa án cấp cao hơn. Khi đọc lá đơn và chữ kỹ của Nát, tòa án mới tá hỏa là chời ơi, sao 1 vị đại biểu nghị viện như Nát (được bầu và trúng cử tại HB) lại đang bị chấp hành hình phạt như thế này... Thế rồi 1 công văn hỏa tốc được tàu cánh ngầm đưa ra đảo... Nát được tha bổng ngay và lên tàu trở về đất liền... Trước khi ra cầu tàu, do hoạt động quá sức, thân thể đau như dần, bước đi không nổi...Nát thều thào và kính cẩn nói với nữ chúa đảo: Chị nghiêng mình cho em xuống... Về đất liền, do không tham dự mấy kỳ họp nên Nát không còn là đại biểu nghị viện nữa. Không được họp, không được phát biểu Nát buồn lắm, chán chường vô cùng... Đang lúc chán, Nát được 1 người mách là có 1 vai mà nếu tham gia, Nát có thể được phát biểu, được chất vấn suốt đời. Nát hỏi vai gì, người ấy bảo đó là vai cử tri chuyên trách... Nát mừng rỡ, tham gia ngay. Từ đó, mỗi dịp có cuộc họp tiếp xúc cử tri, tiếp xúc các kiểu, Nát đều tham gia và phát biểu rất hăng, chả cần phải theo nhiệm kỳ 4-5 năm làm gì.. Đi đâu họp hay phát biểu Nát đều nói "Tôi (đã từng) là đại biểu kiêm nhiệm... và giờ làm cử tri chuyên trách đến hết đời... Tôi...).
**********************
3. Tè: Khi kết thúc thời hạn cấm thi đấu 1 năm ở các giải chính thức, Tè quay lại làm công việc chuyên môn của một công chức quèn. Những năm chuẩn bị nghỉ hưu, Tè được giao kèm cặp các cháu mới tốt nghiệp ĐH vừa được tuyển dụng để chuẩn bị thay thế những người sắp nghỉ. Trong công việc, Tè rất nhiệt tình giúp đỡ, kèm cặp các cháu để chúng mau trưởng thành. Có lần Tè thân mật và chân thành nói với chúng nó: Các cháu ạh, các chú lớn tuổi, sắp nghỉ đến nơi rồi. Các cháu là những người kế cận cũng là lẽ thường tình, song phải biết "Tre già măng mọc, nhưng nên nhớ,mọc chỗ nào thì mọc, đừng mọc vào chỗ ngồi của tao"... Đến năm 60 tuổi, mặc dù cơ quan tha thiết giữ lại nhưng Tè vẫn kiên quyết treo ấn, từ chức "phó thường dân" để về làm dân thường. Chán cuộc sống thị thành, Tè về quê, sống ở 1 bản thuộc Mường tè xa xôi, ngày ngày trông mặt trời mọc ở đằng Đông và ngắm mặt trời lặn sau đỉnh Mã Pí Lèng... Hàng ngày, học kiểu cụ Lã Vọng, Tè lần hồi ra sông Đà ngồi câu cá để suy ngẫm sự đời chứ không phải để kiếm cá ăn. Kiểu câu cá của Tè cũng hơi giống kiểu Lã Vọng, buông câu không cần mồi nhưng có 1 điểm khác là: Cần câu cụ Lã Vọng chỉ có 1 lưỡi, còn cần câu của Tè là câu chùm, có 5 lưỡi. Người đi qua biết chuyện hỏi rằng tại sao ông câu không cần kiếm cá mà làm 5 lưỡi câu chùm để làm gì? Tè thủng thẳng, ông biết 1 mà chưa biết 2, làm lưỡi 5 chiếc nếu cá đi qua giật kiểu nào cũng dính. Câu cá kiểu Lã Vọng cái chính để có thời gian ngẫm sự đời, như 1 trò vui chơi, tiêu khiển. Nhưng nếu chẳng may giật được cá thì cũng hay vì là vui chơi có thưởng, không được thì cũng là thể thao...
Vừa câu cá, lúc cao hứng Tè còn ngân nga mấy câu hát:
"... Ơ ơ, đầu trời có sao chiều sao sớm
Đầu núi kia có ở 2 người
Dù đi cùng trời dù đi cuối đất
Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều
Núi chỉ có 2 người, 2 người yếu (yêu) nhau ì ì..."
Hát xong, thấy mấy đứa trẻ mục đồng đang chăn trâu, Tè kêu lớn: Oh mấy cháu àh, nhớ bình chọn cho ông nhé, mã số của ông là 999, soạn tin MT gửi 8x01. 8x01 cuộc sống trọn niềm vui...
Một ngày nọ đang ngồi trên bậu cửa, Tè thấy 1 bà lão đi về nhà mình, theo sau là mấy cậu sinh viên người nước ngoài. Bà lão lên tiếng trước:
- Chào bác Tè, bác nhận ra ai không, em đây, Mẹ xề của zin đây.
- Oh thế bà lên đây làm gì thế.
- Dạ em lên đây đưa mấy cậu sinh viên ĐH Havớt sang du học ở ĐH Mường Tè ta ạh, khoa văn hóa quần chúng.
- Trên này toàn mặc váy, có ai mặc quần mấy đâu mà học văn hóa quần chúng thế. Ui cha, bà vẫn chưa nghỉ hưu sao, gớm khỏe thế, chả bù cho tôi, lê văn hưu trên cả 2 mặt trận rùi...
Mà chết chửa, cái bà này, Mẹ xề của zin là thế nào, đó là thời của mấy chục năm trước rùi, bà bây giờ phải đổi nick là Bà xề còn zin, à không, Bà xề của zin chứ, khụ khụ! Gặp lại nhau đây, lại nhớ mấy câu thơ chả biết của ai:
"Anh bây giờ đã khác
Trán đã nhiều nếp nhăn (thực ra không chỉ trán mà chỗ nào chả nhăn)
Em bây giờ cũng khác
Má đã phai sắc hồng..."
- Mẹ xề: Gớm cái bác này, sắp xuống lỗ rùi mà vẫn cứ nói thật, chán ghê cơ...