metyruoi
Active Member
Đi làm về, thấy Sữa đang hý hoáy với nắm đất màu trên tay, nhào nhào, nặn nặn, mẹ bé quát ầm lên: “Bẩn quá. Tay chân lấm lem hết cả thế này. Chốc nữa lại bốc thức ăn nhé!”
Nói rồi mẹ Sữa vơ tay ném tất cả chỗ đất nặn của con vào sọt rác, mồm lẩm bẩm: “Chơi đất bẩn thế này, bảo sao không bị giun sán”. Bé Sữa mếu máo níu tay mẹ: “Ở trường cô giáo cho con chơi đất nặn mà mẹ”.
Đất nặn dạy con biết bao điều
Mẹ Sữa và rất nhiều bố mẹ khác đều có chung một suy nghĩ chơi đất nặn rất bẩn, chỉ toàn thấy tác hại. Bố mẹ đâu nghĩ lại rằng từ hồi còn bé tẹo, bố mẹ đã chơi đất sét, nặn hình con trâu có cái tai lá đa, rồi chơi pháo đất... Thế mà cũng chẳng hề hấn gì.
Bây giờ các con chơi đất nặn, tại sao bố mẹ lại cấm? Chỉ có những loại đất nặn làm từ đất sét, chứa phẩm màu không an toàn cho sức khỏe của bé, bố mẹ mới nên cấm thôi.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đất nặn rất an toàn cho sức khỏe của con. Nó được làm từ bột mỳ, bột giấy, bột ngô... và phẩm màu thực phẩm. Chẳng may bé có nuốt phải cũng chẳng hề hấn gì. Bố mẹ quen mua sẵn cho con những đồ chơi đẹp như con vịt, búp bê, ngựa gỗ. Với đất nặn, con tha hồ sáng tạo ra món đồ chơi của riêng mình. Nào con mèo, cái bát ăn cơm, chiếc vòng tay cho mẹ, chiếc khăn tặng bà... Chả gì, nhờ đất nặn con đã thông minh và lớn hơn rất nhiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng đất nặn là một đồ chơi sáng tạo, hữu ích cho sự phát triển kỹ năng của bé về thể chất, trí tuệ và khả năng giao tiếp xã hội.
Khi nặn đất, các ngón tay bé sẽ phải cầm, nắm, co duỗi nhiều lần. Vì thế, các khớp cơ ngón tay và bàn tay trở nên linh hoạt, khéo léo, rèn cho bé luyện tập các hoạt động khác bằng tay.
Tự làm món đồ chơi theo ý thích, bé sẽ bộc lộ được suy nghĩ của bản thân mình. Việc nặn một món đồ chơi cho riêng mình giúp bé phát huy sự sáng tạo, tính tưởng tượng và cách pha màu, phối màu thật ngộ nghĩnh. Nếu chơi đất nặn cùng với các bạn cùng lứa tuổi, bé còn học được kỹ năng chia sẻ làm việc nhóm. Làm thế nào để chia nhỏ nắm đất nặn cho mỗi bạn một ít, làm thế nào để cùng nặn một chú voi con nhỉ. Con nặn cái vòi, bạn nặn cái chân... đến lúc ghép vào sao cho khéo và đẹp.
Mẹ để ý nhé, thông qua cách bé véo đất, vo, nắm, nhồi... bé cũng thể hiện cảm xúc thật của mình như cáu giận, vui vẻ, thích thú hay bị ép buộc.
Chẳng có lý do gì để mẹ cấm con chơi đất nặn. Chỉ có điều, nếu con còn nhỏ quá, mẹ hãy lưu ý và để mắt, không cho con nhai hay nuốt những đồ chơi bắt mắt này.
Mua loại đất nặn nào cho con?
Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều các loại đất nặn cho bé. Không chỉ đơn giản là một hộp đựng nhiều dây đất nặn, rực rỡ các màu sắc. Có khi hộp đất nặn gồm đất và các vật liệu khác để tạo ra một món đồ chơi đẹp và hoàn hảo. Tùy theo sở thích của bé, mẹ có thể chọn mua các loại đất nặn khác nhau cho con.
Nói rồi mẹ Sữa vơ tay ném tất cả chỗ đất nặn của con vào sọt rác, mồm lẩm bẩm: “Chơi đất bẩn thế này, bảo sao không bị giun sán”. Bé Sữa mếu máo níu tay mẹ: “Ở trường cô giáo cho con chơi đất nặn mà mẹ”.
Đất nặn dạy con biết bao điều
Mẹ Sữa và rất nhiều bố mẹ khác đều có chung một suy nghĩ chơi đất nặn rất bẩn, chỉ toàn thấy tác hại. Bố mẹ đâu nghĩ lại rằng từ hồi còn bé tẹo, bố mẹ đã chơi đất sét, nặn hình con trâu có cái tai lá đa, rồi chơi pháo đất... Thế mà cũng chẳng hề hấn gì.
Bây giờ các con chơi đất nặn, tại sao bố mẹ lại cấm? Chỉ có những loại đất nặn làm từ đất sét, chứa phẩm màu không an toàn cho sức khỏe của bé, bố mẹ mới nên cấm thôi.
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đất nặn rất an toàn cho sức khỏe của con. Nó được làm từ bột mỳ, bột giấy, bột ngô... và phẩm màu thực phẩm. Chẳng may bé có nuốt phải cũng chẳng hề hấn gì. Bố mẹ quen mua sẵn cho con những đồ chơi đẹp như con vịt, búp bê, ngựa gỗ. Với đất nặn, con tha hồ sáng tạo ra món đồ chơi của riêng mình. Nào con mèo, cái bát ăn cơm, chiếc vòng tay cho mẹ, chiếc khăn tặng bà... Chả gì, nhờ đất nặn con đã thông minh và lớn hơn rất nhiều.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng đất nặn là một đồ chơi sáng tạo, hữu ích cho sự phát triển kỹ năng của bé về thể chất, trí tuệ và khả năng giao tiếp xã hội.
Khi nặn đất, các ngón tay bé sẽ phải cầm, nắm, co duỗi nhiều lần. Vì thế, các khớp cơ ngón tay và bàn tay trở nên linh hoạt, khéo léo, rèn cho bé luyện tập các hoạt động khác bằng tay.
Tự làm món đồ chơi theo ý thích, bé sẽ bộc lộ được suy nghĩ của bản thân mình. Việc nặn một món đồ chơi cho riêng mình giúp bé phát huy sự sáng tạo, tính tưởng tượng và cách pha màu, phối màu thật ngộ nghĩnh. Nếu chơi đất nặn cùng với các bạn cùng lứa tuổi, bé còn học được kỹ năng chia sẻ làm việc nhóm. Làm thế nào để chia nhỏ nắm đất nặn cho mỗi bạn một ít, làm thế nào để cùng nặn một chú voi con nhỉ. Con nặn cái vòi, bạn nặn cái chân... đến lúc ghép vào sao cho khéo và đẹp.
Mẹ để ý nhé, thông qua cách bé véo đất, vo, nắm, nhồi... bé cũng thể hiện cảm xúc thật của mình như cáu giận, vui vẻ, thích thú hay bị ép buộc.
Chẳng có lý do gì để mẹ cấm con chơi đất nặn. Chỉ có điều, nếu con còn nhỏ quá, mẹ hãy lưu ý và để mắt, không cho con nhai hay nuốt những đồ chơi bắt mắt này.
Mua loại đất nặn nào cho con?
Trên thị trường hiện nay bán rất nhiều các loại đất nặn cho bé. Không chỉ đơn giản là một hộp đựng nhiều dây đất nặn, rực rỡ các màu sắc. Có khi hộp đất nặn gồm đất và các vật liệu khác để tạo ra một món đồ chơi đẹp và hoàn hảo. Tùy theo sở thích của bé, mẹ có thể chọn mua các loại đất nặn khác nhau cho con.
Theo aFamily