Bố mẹ hãy nghe con "nói"

507
0
0

zoe

New Member
Mình có đọc được một cuốn sách hay của Jacques Salomé, nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng của Pháp. Ông viết về những ngôn ngữ không lời của trẻ con mà bố mẹ thường hiểu nhầm. Mình có tóm tắt lại một số nội dung chính. Bài viết ghi lại cho bản thân, nên có những bình luận cá nhân. Xin chia sẻ cùng các bạn.

Somatisation và ngôn ngữ của trẻ con


Tóm tắt vài chương của cuốn sách "Bố mẹ hãy nghe con nói" của Jacques Salomé.

Câu trên bìa cuốn sách :
Con chúng ta không phải là con "của" chúng ta (hehe mình thích câu trên, đã thấy cuốn sách này "tầm cỡ" thế nào :) ).
Con chào đời "qua" bố mẹ chứ không phải "từ" bố mẹ
Chúng ta có thể cho con tình yêu nhưng không thể cho suy nghĩ
Vì con cái có suy nghĩ riêng của mình.



Somatisation tiếng Việt là sự thể hóa (một thuật ngữ tâm lý học). Đó là một "ngôn ngữ non-verbal" của suffering (maux), một ngôn ngữ hay dùng của trẻ con (và cả người lớn). Trong ghi chú của cuốn sách, somatisation ở đây được hiểu như một ngôn ngữ, cho dù thường được coi như một bệnh và dẫn đến việc "hiểu sai" ý nghĩa đằng sau somatisation.

Somatisation là sự "phiên dịch" một vấn đề tâm lý ra hành vi, nhằm làm cho người xung quanh nhận ra vấn đề đó.

Trên wiki,
Somatization is currently defined as "a tendency to experience and communicate somatic distress in response to psychosocial stress and to seek medical help for it"

Từ cách nhìn đó, có những cơn đau bụng, đau tai, etc là cách biểu đạt để giải quyết một psychological conflict. Ví đụ "đau tai" có thể là cách để "nói" rằng : "Mọi người không ai nghe tôi cả" hay có khi ngược lại : "Mọi người nói mãi, không chịu nổi nữa".


Trẻ con có rất nhiều cách để "nói" cho mọi người biết điều gì đó không hay đang xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu đúng. Điều đáng buồn đôi khi không phải là việc thiếu đáp ứng từ người lớn, mà việc đáp ứng không phù hợp, vụng về và thậm chí sỗ sàng.


Tác giả phân tích ý nghĩa, thông điệp và chức năng của somatisation như sau.

Khi một đứa trẻ đau bụng, tè dầm hay tự cào xước, tác giả sẽ không đặt câu mà nhiều bố mẹ hay hỏi : "Sao con làm vậy ?". Bởi vì câu hỏi này sẽ thay thể việc tìm hiểu thấu đáo ngay bằng một lời giải thích. Một lời giải thích nhanh chóng thường làm lạc hướng việc tìm hiểu. (Tóm lại tại sao là câu hỏi không bao giờ có thể trả lời ngay được).


Khi đứa trẻ chảy mũi, bố mẹ có ngay một lời giải thích : "À, vì hôm qua đứng chỗ gió lùa cả nửa tiếng", etc. Và khi bố mẹ tự "hài lòng" với lời giải thích đó, họ đã bỏ qua việc tìm hiểu ý nghĩa thật sự (la recherche du sens).


"Con sắp có em. Nhà mình chắc là sẽ vui lắm". Bố mẹ đang áp đặt niềm vui lên đứa trẻ, nhưng có thể đứa trẻ chẳng vui vẻ gì. Có thể điều đó lại rất khủng khiếp với đứa bé, vì vị trí trong gia đình của bé sẽ bị chia sẻ.


Điều sai lầm bố mẹ hay mắc là việc "y học hóa" đến cùng. Họ hay coi những biểu hiện suffering là một "bệnh" hay "sự bất thường" mà không nhìn đó như một thông điệp. Rất nhiều somatisation kiểu vậy chỉ là một ngôn ngữ tượng trưng mà trẻ con và cả người lớn dùng để biểu đạt một điều không thể nói bằng lời, hoặc vì điều đó còn chưa rõ ràng, hoặc khó diễn tả, hoặc vì khó được chấp nhận, hoặc vì mâu thuẫn hay có thể gây cảm giác đe dọa. (câu này quá ... đúng )

Trẻ con là những nhà "vô địch" trong việc sử dụng somatisation (nhất là khi còn chưa thạo nói). Có biết bao cơn đau bụng, đau răng, cơn ăn vạ được "chữa" ngay bằng thuốc hay bằng phạt hay "mac-ke-no" (từ cuối này không phải của tác giả :smiling:), trong khi được đứa trẻ dùng để nói với bố mẹ điều gì đó. Bằng cách cố lắng nghe và hiểu các somatisations của trẻ con, người lớn sẽ hiểu thêm về những suy nghĩ thầm kín của trẻ con, và hiểu cả những điều chúng ta còn chưa biết trong mối quan hệ gia đình.

5 nguyên nhân của somatisations
1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp về mối quan hệ



1. Những xung đột nội tâm.

Xung đột nội tâm có rất nhiều dạng.
* Dạng thứ nhất là khoảng cách giữa một ý định chủ tâm và một hành động.
"Con muốn thành người lớn, nhưng con không muốn tự ăn". Cái này giống ai quá :smiling:. Đứa trẻ còn thấy khó khăn khi phải từ bỏ khả năng chỉ huy người mẹ, vì thế vẫn bắt mẹ đút ăn. Đó là xung đột giữa sự mong muốn (thành người lớn) và sự sợ hãi (mất đi "quyền lực" với người mẹ).

* Dạng thứ hai của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa những điều được cảm nhận và những điều PHẢI thể hiện.
"Lễ phép chào bà đi con". Trong đầu đứa trẻ nghĩ : "Không, bà chẳng có vẻ gì tốt bụng cả. Mà sao bà có mùi hôi vậy". Việc bà có mùi của người già làm đứa trẻ lo lắng, từ khi phải ngủ trong phòng bà. Tình huống này có thể làm đứa trẻ có những giấc mơ kinh hoàng, có thể phát sinh các bệnh đường hô hấp, thậm chí hen.

* Dạng thứ ba của xung đột nội tâm là khoảng cách giữa điều chúng ta trải nghiệm và điều chúng ta PHẢI trải nghiệm.
"Con chắc phải vui vì em gái con đã ra đời". Không, cậu chẳng vui gì cả. Cậu chỉ muốn em bé biến đi, cậu giận mẹ lắm, cho dù cậu vẫn yêu mẹ nhiều.

Nhiệm vụ của bố mẹ là giúp con "nói ra bằng lời" thay vì "nói ra bằng somatisation". Tác giả gọi việc nói ra bằng lời naỳ là : chỉ tên, phát biểu, và liên hệ.

Để giúp trẻ con nói ra bằng lời, bố mẹ cần "làm mẫu" thể hiện những cảm xúc thực trước. Ví dụ, hãy nói với con gái rằng, khi mẹ mong đợi em bé, mẹ từng muốn đó là con trai. Nói ra cả việc có con một cách không mong đợi. Có nhiều đứa trẻ đau khổ khi tình cờ biết điều đó, mà không có cơ hội được nghe bố mẹ giải thích rằng việc con được ra đời tuy không là chủ tâm, nhưng đó chính là lòng mong muốn (vô thức) của bố mẹ mạnh đến độ mà con đã được hình thành ngoài kế hoạch.

Điều quan trọng là cần nói ra bằng lời, càng nói được một cách toàn vẹn bao nhiêu thì cơ thể càng đỡ bị "chịu nạn" bấy nhiêu.

Trong hội thoại hàng ngày, chúng ta hay có xu hướng nghi ngờ người khác. Trong đầu chúng ta có những ý nghĩ : "Anh ta nghĩ mình ngu ngốc lắm sao ?", "Vì anh ta làm vậy mà mình cảm thấy xấu hổ thế này". Chúng ta nghi ngờ bởi vì chúng ta không nói ra cảm xúc của mình lúc người đó có hành động vậy. Nhận ra và làm điều đó càng nhanh thì càng làm chúng ta tự hài hòa với chính bản thân và giảm xung đột nội tâm.
"Điều anh nói trước mặt bạn bè làm tổn thương em, giá mà anh nói chuyện với em trước ..."

Thể hiện cảm xúc tình cảm là điều bị "cấm đoán" trong xã hội chúng ta (Oww, Tây cũng nói vậy hén), mà gây nên bao nhiêu xung đột, dù nhỏ và vô hại nhưng xung đột này nối tiếp xung đột khác, cũng đủ làm tổn hại cơ thể chúng ta. Chúng ta có thể lọai bỏ nhiều somatisation bằng cách thể hiện những tình cảm thực, những nhận thức thầm kín, những mong muốn và sợ hãi, những mâu thuẫn, những thắc mắc và những câu trả lời có vẻ điên rồ. Và song song với việc thể hiện là việc được lắng nghe.

Từ ngữ quan trọng cho trẻ con học cách hình tượng hóa. Trẻ con chưa có một ngôn ngữ hoàn chỉnh về cấu trúc, chưa đủ từ ngữ để thể hiện. Nhưng người lớn chúng ta có thể giúp trẻ con tiếp cận đến ngôn ngữ bằng cách tạo điều kiện cho các bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.

Rất nhiều người lớn cho rằng, nói chuyện với một em bé nhỏ (baby) thật vô nghĩa, vì em bé có hiểu gì đâu, vì còn quá sớm. Đó chỉ là những cái cớ để tránh phải nói chuyện. Từ không nói gì chuyển sang nói chuyện với bé, chúng ta đã thay đổi cách nhìn bé (coi em bé lâ một subject, một con người riêng), chúng ta thay đổi cách lắng nghe, tôn trọng sự có mặt của bé, và điều chỉnh sự mong đợi của chúng ta. (Điều này lại rất ... đúng . Nói chuyện với em bé là chính là một cách chăm sóc em bé).
Tác giả đưa ra một ví dụ về một em bé 14 tháng mà mẹ phải đi nằm viện. Em bé khóc vì xa mẹ, cô y tá nói chuyện với bé và giúp bé thôi khóc.

Dùng lời nói với trẻ con về những điều chúng ta cảm nhận chính là cách xây dựng mối quan hệ với bé và giúp bé xây dựng mối quan hệ với thế giới xung quanh.
"Có lẽ là con không hài lòng khi có em".
"Con có vẻ lo lắng vì hôm qua bố mẹ cãi nhau. Con đau tai vì con muốn bố mẹ im lặng, đừng cãi to nữa. Đúng là không dễ dàng, nhưng cuộc cãi nhau đó là chuyện riêng của bố mẹ thôi".

Dám chia sẻ sự "không diễn đạt nổi" của chính mình là xác nhận rằng điều đó rất tự nhiên, giúp trẻ con không ngại đối mặt với điều đó. Học cách dùng từ để nói về điều đã xảy ra, đã được cảm nhận là một vấn đề không đơn giản, kể cả với người lớn.

Ý nghĩa của một thông điệp phụ thuộc vào người nghe. Nhiệm vụ giúp đỡ kèm cặp của người lớn không phải là "tâm lý học hóa" hay chỉ ra ý nghĩa cho trẻ con. Mà là chấp nhận việc bất cứ hành vi cử chỉ gì của trẻ con cũng đều có một ý nghĩa và đứa trẻ sẽ "nói" ý nghĩa đó cho người biết "lắng nghe".

Khi một đứa trẻ tè dầm, tác giả không quan tâm đến câu hỏi vì sao. Nguyên nhân có thể là sự ra đời của thành viên mới trong gia đình, bố mẹ có căng thẳng, etc.. Nhưng điều chắc chắn là đứa trẻ muốn "nói" với bố mẹ điều gì đó. Ngôn ngữ của somatisation dùng để truyền đạt một thông điệp về "suffering", "nguy hiểm".

Khi nhìn một đứa trẻ, hãy nhìn đó như một cái cây mà một vài nhánh bị thương, bị gẫy, bị cắt (chưa hiểu câu này lắm, cho dù có vẻ hay :smiling:). Thái độ cần có trong trường hợp bé tè dầm là nói với đứa trẻ : "Bố mẹ không biết vì sao con tè dầm, nhưng bố mẹ tin chắc rằng con có điều gì đó rất quan trọng muốn nói với bố mẹ". Phải quan trọng thì đứa trẻ mới dám làm cái điều nghiêm trọng mà có thể sẽ bị phạt.

Dĩ nhiên, cho đến phần này của cuốn sách, chúng ta chưa giải quyết được vấn đề gì. Nhưng chúng ta đã làm được một điều quan trọng -- chúng ta đã làm mối quan hệ với con tốt hơn bằng cách cho con biết rằng con được lắng nghe.

(còn tiếp)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
16
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

quyển này hay chị Zoe ah! Em rất thích đọc tâm lý học đặc biệt là tâm lý học trẻ em. Chờ đợi phần tiếp theo của chị!
 
132
0
0

Mamachue2007

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mình có đọc được một cuốn sách hay của Jacques
Chúng ta có thể cho con tình yêu nhưng không thể cho suy nghĩ
Vì con cái có suy nghĩ riêng của mình.[/I]


Chị ơi quyển này có quyển tiếng anh ko ạ, hay toàn bằng tiếng pháp ??
Chờ các bài tiếp theo của chị, hay quá chị ạ
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

temporal_life & Mamachua2007:
Một số bạn bè hỏi chị cuốn này bằng tiếng Anh. Chị tìm trên amazon nhưng không thấy có. Thực ra, sách (ăn khách) về tâm lý trẻ em của các tác giả Pháp rất khác sách của các tác giả Mỹ. Sách của Mỹ thường rất thực dụng, cụ thể, như kiểu các "recipes". Sách của Pháp thường mang tính lý thuyết, và vì thế không được dịch nhiều. Nhưng chị rất thích cuốn này của Salomé vì tác giả giúp bố mẹ tự tìm cách hiểu và dạy con, hơn là cho sẵn vài phương pháp. Và tác giả giải thích vấn đề cốt lõi và tại sao một số phương pháp lại hiệu quả.

Mình cũng sẽ chia sẻ một vài tóm tắt của hai cuốn nổi tiếng, để chúng ta cùng bàn thêm về cách nói chuyện với con nhé. Đó là nỗi đau đầu mlớn của mình bây giờ :smiling:.
- How to Talk So Kids Will Listen and Listen So Kids Will Talk (Nói chuyện sao để trẻ con nghe, và nghe sao để trẻ con nói) của Adele FaberElaine Mazlish
- Siblings without rivalry của Adele Faber (giúp mối quan hệ anh chị em giữa trẻ được tốt).

Về căn bản, Adele Faber có cùng quan điểm với Jacques Salomé, nhưng sách của bà trình bày rất cụ thể (đôi khi quá cụ thể nên không khái quát như sách của Salomé).
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Ôi em cũng đang xếp hàng chờ phần tiếp theo của chị :rose::rose::rose: tội nghiệp Tí thể hiện lắm mà mẹ cứ "mac-ke-no" :sad:
 
5
0
0

Lily

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị zoe ơi, em cũng đau đầu vì bạn Linh đây này :sigh: (ngày trước mình vẫn bảo 2 bạn í bướng giống nhau, hihi).
Chị cho em xin cái câu ở bìa sách bằng tiếng Pháp với ạ.
(à, vừa chạy vào xem ảnh em Chi, thấy chị Linh ngày xưa cũng có kiểu chào giống hệt thế :laughing:, bọn trẻ con này buồn cười quá ha :love: ).
Cho bạn Linh chào bạn Tí ĐN 1 cái, nhớ cái topic và các thành viên Khỉ Q1 ngày trước quá :love: :love:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chào bạn Linh và bạn Tí một câu. Phải off đã. Hẹn tối nhé :love:
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Em cũng xin một chỗ lót dép ngồi đợi bài tiếp theo của chị zoe. Đọc phần đầu tiên đã hấp dẫn rồi. Tên quyển này nguyên bản tiếng Pháp là gì hả chị, hôm nào em quyết tâm đi kiếm bản tiếng Anh.

Hôm trước em có giới thiệu qua quyển How to talk to kids ở đây ạ. Hihi nhưng mà trình độ dịch của em ko so với bác zoe được :laughing: Tối về có bản sơ đồ tóm tắt em up lên nốt. Bao giờ có nhóc thứ 2 em cũng phải tìm đọc siblings w/o rivalry mới được :p em vẫn đang quét quyển "nói với trẻ ntn" cho mẹ thuyvuong mà bận quá chưa xong.
http://chiasetinhthuong.org/diendan/showpost.php?p=513&postcount=1
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

sweetlily: Chị đã lượn kỹ box Giáo dục mà không nhận ra đó chính là cuốn sách của Adele Faber :). Thực ra chị mới tóm tắt có chương đầu thôi :). Chị sẽ post phần đó. Chị không biết cuốn dịch ở nhà có giống ko hay chỉ dựa vào đó. Hay chị em mình chia ra cùng tóm tắt. Giờ đang bận, tuần sau chị sẽ tóm tắt cuốn Siblings without rivalry, vì 2 thị mẹt nhà chị đang trong giai đọan chành chọe quá. Cuốn nay vui lắm, rất hài hước và rất đúng (chị thấy thế).

Cuốn của Salomé tên là Papa, maman, écoutez moi vraiment. Sách tâm lý cho người lớn của ông thì dịch ra tiếng Anh đấy.

@Lily (lily này cũng ngọt ngào :angle:):
Câu trên bìa sách tiếng Pháp là
Vos enfants ne sont pas vos enfants.
Ils sont les fils et les filles de l'appel de la vie à elle-même.
Ils viennent à travers vous mais non de vous.
Et bien qu'ils soient avec vous, ils ne vous appartiennent pas.
Vous pouvez leur donner votre amour mais non vos pensées.
Car ils ont leurs propres pensées.


Câu này thực ra bản gốc là ... tiếng Anh :laughing: trong bài thơ On children của Khalil Gibran
Your children are not your children.
They are the sons and daughters of Life's longing for itself.
They come through you but not from you,
And though they are with you yet they belong not to you.
You may give them your love but not your thoughts,
For they have their own thoughts.


Tiếp tục tóm tắt chương Somatisation của cuốn sách. Thực ra cuốn sách này đi mượn thư viện. Có 5 nguyên nhân, mới tóm tắt có 3 :laughing:, mấy hôm nữa đi mượn lại :). Nói rõ luôn, cuốn sách rất nghiêm túc, nhưng bài tóm tắt của mình có thể đôi chỗ ko nghiêm túc lắm :smiling:, nhưng về ý tưởng thì hoàn toàn nghiêm túc.

Bố mẹ hãy nghe con nói
Jacques Salomé

Somatisation -- ngôn ngữ không lời của trẻ con (tiếp theo).

Như đã nói trên, có 5 nguyên nhân chính của somatisation
1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp về mối quan hệ

Nguyên nhân thứ nhất (xung đột nội tâm đã được tóm tắt). Tạm bỏ qua nguyên nhân thứ 2, sang luôn nguyên nhân thứ 3 :smiling: (khá thú vị) -- Những sự mất mát, chia cách.

Chúng ta thường "thần thánh hóa" tình yêu vĩnh cửu. Mọi mối quan hệ đều có nguy cơ rạn nứt, mất mát và chia cách.

"Mẹ sẽ yêu con mãi mãi". "Anh không bao giờ hết yêu em cả" :smiling:. (Có người bạn đọc câu này xong bảo tình yêu mẹ con là ko điều kiện nên vĩnh cửu, tình yêu "anh em" là có điều kiện nên ko vĩnh cửu, có thể tạo một đề tài cho mục Chia sẻ :smiling:).

Nhưng chúng ta ít khi nói với trẻ con, tình cảm là điều "sống" (living). Nó có lúc dạt dào, lúc mong manh, nó sinh ra và nó có thể chết đi. Khoảng cách giữa niềm tin vào tình yêu vĩnh cửu và trải nghiệm thực tế gây kìm hãm việc điều chỉnh giữa sự biến đổi của tình cảm và sự biến đổi cần thiết trong mối quan hệ.

"Trước đây tôi yêu cô ấy say đắm, sao bây giờ tình cảm của tôi đã thay đổi. Tôi chỉ thấy quí mến cô ấy như người bạn, chứ không còn say đắm nữa. Điều gì đã xảy ra vậy ? Có thể chúng tôi sẽ tiếp tục tình cảm quí mến bạn bè, hoặc sẽ bắt đầu những trách móc nhau, hay còn có thể phá hủy những gì đã có trong quá khứ".
Chính vì họ coi tình yêu vĩnh cửu là điều đương nhiên mà họ mới không hòa nhịp được với biến chuyển mới của tình cảm.

Sự mất mát và chia cách, như những vết thương, hằn sâu trong chúng ta, gây ra rất nhiều somatisations. Trước những nỗi đau với cả người lớn và trẻ con (như cái chết, sự chia tay, xa cách), chúng ta thường không biết nói thành lời, hay là chúng ta nói ra những lời "giả tạo". Giả tạo ở đây theo nghĩa như, chúng ta nói "Ông đang ở đâu đó trên trời" hay "Bố đi công tác xa". Tác giả không muốn bàn về điều xảy ra sau cái chết, mà muốn nói rằng chúng ta đã giải thích cho trẻ con dựa vào sự tưởng tượng hay những giá trị niềm tin của chúng ta, mà có thể không khớp với hình ảnh về thế giới mà đứa trẻ đang tạo dựng. Có lẽ tốt hơn, nên nói rằng: "Mẹ không biết ông ở đâu, ông không còn sống nữa. Trong niềm tin của mẹ, mẹ mong là ông đang ở một nơi nào đó như thiên đường hay trên trời vậy." Điều này quan trọng, vì chúng ta cho con biết rằng: "Mẹ cũng không biết. Mẹ không thể trả lời được mọi câu hỏi của con". Khi nói ra những băn khoăn và bất lực của mình trước một hoàn cảnh mới, con hiểu được chúng ta trong sự biến chuyển của cuộc sống.

Hãy đừng khép kín cuộc sống bởi những câu trả lời (nôm na mình hiểu là hãy đừng cố trả lời mọi câu hỏi).

Khi đứa trẻ bất ngờ mất đi một người thân, mà không biết thể hiện nỗi đau của mình, và không biết cách "giữ" nỗi đau trong lòng, sẽ có một khoảng trống, một góc tối trong bé. Việc không nói được lời chia tay với ông, với bố hay mẹ, với con vật yêu quí có thể trở thành một vết thương không lành. Chính vì vậy, những nghi lễ tưởng nhớ, chào hỏi, chia tay mới quan trọng như vậy trong cuộc sống.

"Đúng vậy, con buồn vì con thỏ đã chết, nhất là khi con chưa kịp nói lời chia tay với thỏ, nói cho thỏ những tình cảm con có. Những kỷ niệm, niềm vui mỗi lần chơi với thỏ khi tan học về nhà".


Việc nói ra thành lời không phải để xác nhận mối quan hệ với ai đó, mà để khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ với người đó. Chính mối quan hệ bị tổn thương này (tổn thương bởi sự chia tay, xa cách, từ bỏ ..) cần được chúng ta hàn gắn. Không nói ra thành lời về mối quan hệ đó, vết thương sẽ in sâu trong cơ thể bằng những hồi ức.

Có những cơn dị ứng xảy ra vào mỗi tháng giêng, chính là hồi ức của lần chuyển nhà năm xưa, về việc chia tay với người bạn cũ.

Một người hiểu ra ý nghĩa của việc mình luôn đi muộn (thậm chí cả hôm đám cưới của mình) như hồi ức về tội lỗi lúc 8 tuổi -- "Hôm đó tôi phải đi học giáo lý, nhưng tôi lại chuồn đi xem xiếc. Và tôi đã về nhà muộn. Tới nhà, mẹ nói rằng: ông đã mất lúc con đang "học giáo lý"".
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
341
0
0

Bryanthien

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Oi cuon sach nay co tieng anh a. ... nam ngoai em co duoc doc .... em muon cua 1 ba khach hang... hic hic.. bay gio lam sao kiem lai cho cac me day... em SW neu ranh luon vao thu vien chac co... vi chi co duoc doc roi ... nhung noi that em doc em hieu theo y cua em thoi chu ko hay bang bac zoe dich... doc qua roi nhung thay bac zoe dich xong van lot dep ngoi doc tiep ...thanks bac zoe
 
5
0
0

Lily

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Cảm ơn chị zoe.

Hihi, hi vọng là em không bitter :smiling:.
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

@Zoe: Em vẫn ngồi chờ phần tiếp theo đây chị ạ, bạn Tí vẫn rất hay đau bụng, bị cứng mắt .... không tự xúc cơm ăn dù ở trường cô khen tự ăn rất giỏi :smiling:

@Lily: Mẹ bạn Tí cũng nhớ cái nhớ cái topic và các thành viên Khỉ Q1 ngày trước lắm, vừa rồi mới nói chuyện với bạn Gấu Trúc ở Hải Phòng bạn ấy cũng đã có em rồi :smiling: Bạn Linh đi Đà Nẵng nhớ gọi bạn Tí nhé :love:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mình post phần tiếp. Tuần sau là tuần sinh viên bảo vệ luận án cuối kỳ nên sẽ ko spam được nhiều, phần tiếp nữa hẹn sau nhé.
Trong lúc đó, các mẹ cùng kể "hoàn cảnh" của các bé để chia sẻ kinh nghiệm thực tế. Mấy điều này dù sao là lý thuyết thôi :).


5 nguyên nhân của somatisations

1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp về mối quan hệ

Nguyên nhân thứ 4 : Những điều còn dang dở


Có nhiều mối quan hệ diễn ra không như chúng ta muốn. Có nhiều điều vẫn còn dang dở, chưa kết thúc. Với cơ thể, đó như những chỗ trống, những vết thương chưa khép lại. Xung quanh những vết thương này, cơ thể tạo một lớp năng lượng bảo vệ để vết thương khỏi viêm nhiễm và lan rộng.

Dĩ nhiên cách mô tả trên là một ẩn dụ. Nhưng đúng vậy, có đôi lúc trong cuộc sống, chúng ta cảm thấy "trống trải" đến độ trở nên thiếu vững chãi. Khi hầu hết năng lượng phải tập trung xunh quanh các vết thương, năng lượng không lưu thông được nữa. Chúng ta trở nên dễ bị tổn thương, nhạy cảm quá mức, và bất lực trước những bất ngờ trong cuộc sống.

"Khi người phụ nữ tôi yêu bỏ tôi theo người khác và không còn yêu tôi nữa, từ sự tan vỡ này tôi giữ trong mình một vết thương đau đớn mà những cảm xúc dang dở thiếu vắng, chưa quên được, vẫn quay trở lại".

Vì vậy, điều quan trọng là hoàn thành kết thúc những điều dang dở này, thông qua trao đổi nói chuyện với người xung quanh.

Những điều dang dở với trẻ con có thể là : một con búp bê cũ bị bố mẹ vứt đi hay đem cho, những lần chuyển nhà, có thêm em bé và bố mẹ không còn hoàn toàn của mình nữa. Đứa trẻ có thể tạo những somatisations như cắn móng tay, tè dầm hay sử dụng một ngôn ngữ non-verbal như : tức giận với mẹ hay với tất cả người lớn mà bé cho rằng chẳng hiểu gì về thế giới của bé.


Những cuộc chia tay không rõ nguyên nhân, không kịp gặp mặt lần cuối, ... cũng là những điều dang dở.

Có nhiều điều dang dở có thể xảy đến khi người mẹ sinh con. Có bà mẹ không dám nói với con về việc con bị đẻ rơi trên xe taxi và người mẹ chẳng có cảm giác đau đẻ. Trong nhiều năm đứa trẻ mắc chứng ị đùn. Cho đến một ngày, khi nghe con giải thích việc ị đùn : "Tự nó ra mà con chẳng cảm thấy gì", người mẹ kể cho con cảm giác frustration lúc đẻ rơi. Đứa trẻ nghe xong, nói như là từng trải qua cảm giác đẻ rơi : "Em bé tự ra, mình không thể giữ được đâu". Và sau lần đó, bé ít ị đùn dần rồi hết.
(Ví dụ này khá phức tạp về mặt tâm sinh lý nhỉ :). Còn một số ví dụ xung quanh việc này, nhưng sợ làm các bà mẹ tương lai lo lắng nên không kể ra).

Một ví dụ nữa. Một người cứ khoảng tháng 4 là bị viêm xoang. Lúc 7 tuổi cậu bị ngã xuống sông, may được cứu sống. Nhưng khi về nhà, cậu không dám kể ra do sợ bố mắng. Đến khi 37 tuổi, một lần về nhà bố mẹ, tình cờ kể lại câu chuyện suýt chết đuối. Bà mẹ ôm cậu vào lòng và nói : "Chắc lúc đó con sợ lắm phải không ?" Và bỗng nhiên tất cả nước mắt nén lại suốt 30 năm trào ra. Người đó đã khóc như đứa trẻ 7 tuổi, khóc để bày tỏ sự sợ hãi giấu kín bao năm. Và sau lần đó, những cơn viêm xoang cũng hết dần.


Đứa trẻ dùng cơ thể để phát ra những thông điệp cho người lớn xung quanh và đôi khi người lớn, do quá lý trí, mà bỏ qua.

Có những điều dang dở là do không được nghe những lời cần nghe.

"Lúc đó tôi 4 tuổi. Bố tôi gửi anh chị em tôi đến nhà họ hàng. Khi nói ai về nhà ai, bố quên nói đến tôi. Sau đó cô tôi mang tôi đi. Mỗi ngày tôi ngồi đợi tiếng xe bố đến. Và cho đến lớn, tôi vẫn luôn có cảm giác mong chờ ai đó mỗi chiều, một cảm giác lo lắng sợ hãi người đó không đến, và tôi bị bỏ rơi". Bởi vì người bố đã vô tình quên nhắc đến cô bé lúc tuyên bố kế hoạch gửi ai về nhà ai. Chỉ một câu nhắc đến cô bé, sẽ làm cô bé biết rằng cô vẫn là con gái của bố cho dù phải xa cách bố một thời gian. Một lời nói như vậy sẽ cho cô bé một vị trí, sẽ khẳng định sự tồn tại của cô bé.


========
The bottom line cho người lớn là : Chuyện tình cảm xa xưa có gì chưa nói hết thì cố tìm nhau mà nói cho xong :smiling:.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị ơi em copy bài thơ của tác giả Khalil Gibran chị đã type vào chữ ký để để nhắc nhở em về cách dạy con, suy nghĩ hộ và áp đặt suy nghĩ của mình cho con là nhược điểm của em, và cả áp đặt suy nghĩ của mình lên ngưới khác nữa :sad:

Các hoàn cảnh khi đọc bài của chị em mới nhớ lại, lúc Tí không chịu ăn kêu đau bụng em toàn quát là đừng có giả vờ..... vì em biết không đau thật chị ạ, em đoảng quá cứ nghĩ con làm mình làm mẩy mẹ thì bận thế này ......em sẽ cố gắng hiểu con, tìm ra nguyên nhân đằng sau somatisation, có gì nhờ chị và các mẹ tư vấn :rose::rose::rose:
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị Zoe ơi hết bận chưa cho em xin luôn phần 5 đi ạ :rose::rose::rose:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị Zoe ơi hết bận chưa cho em xin luôn phần 5 đi ạ :rose::rose::rose:
Hihi, hết bận việc nhưng thêm bận ... tâm vì tổng kết năm học sinh viên nhận xét là phương pháp dạy của cô giáo quá liberal :laughing:, sinh viên muốn được kèm cặp chỉ dẫn sát sao hơn :dont tell: :smiling:, muốn biết giáo viên yêu cầu gì :eyelash:. Kỳ lạ đó là nhận xét của các sinh viên giỏi :sigh::sigh:.

Không biết kiểu giáo dục "cho phát triển tự nhiên" cho thị mẹt mà zoe đang theo ... có nguy hại gì ko đây :smiling::smiling:.

Chị đặt cục gạch tuần sau nhé. Phần về thông điệp của các mối liên hệ hay lắm.
 
318
0
0

hoa Dím

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

@Zoe: Cảm ơn thật nhiều về bài viết! Đọc bản dịch của Zoe mình thấy cuốn hút hơn bản chính :angle: và thích cả những ghi chú nữa, thật dí dỏm, đáng yêu :smiling:. Mình xếp hàng chờ phần tiếp theo. Cảm ơn nhé :rose:!
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Hihi, hết bận việc nhưng thêm bận ... tâm vì tổng kết năm học sinh viên nhận xét là phương pháp dạy của cô giáo quá liberal :laughing:, sinh viên muốn được kèm cặp chỉ dẫn sát sao hơn :dont tell: :smiling:, muốn biết giáo viên yêu cầu gì :eyelash:. Kỳ lạ đó là nhận xét của các sinh viên giỏi :sigh::sigh:.

Không biết kiểu giáo dục "cho phát triển tự nhiên" cho thị mẹt mà zoe đang theo ... có nguy hại gì ko đây :smiling::smiling:.

Chị đặt cục gạch tuần sau nhé. Phần về thông điệp của các mối liên hệ hay lắm.
Chị ơi học sinh phương tây mà nhận xét cô giáo quá liberal hả chị em tưởng là họ rất liberal rồi chứ :eyelash: khi nào em ghi lại các trường hợp mâu thuẩn của em nhờ chị tư vấn giúp, kiểu như em muốn con em phải thật tự lập mạnh mẽ nhưng em lại phát xít quá cứ ép con làm theo ý mình nên bạn ấy lại không tự lập mạnh mẽ được :sad:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mẹ bạn Tí kể chuyện đi :rose:.

Chị kể chuyện bạn An đau bụng nhé. Bạn ấy thường xuyên đau bụng khi mẹ bận hay mẹ phải chăm em. Bạn ấy đau bụng, mẹ mà đồng ý là đau bụng, cho dán băng vào tay là khỏi đấy, và sau đó còn tự đi dọn phòng. Trong khi nếu không tin, bạn ấy sẽ đau bụng rất lâu. Hỏi tại sao, bạn bảo do bị bạn ở lớp đổ màu vẽ lên tay :laughing:. Sau khi vui vẻ "khỏe mạnh" lại rồi, thì mới hỏi han, mẹ bảo đau bụng mà dán băng khỏi, chứng tỏ bệnh rất bí hiểm, có khi phải đi bác sĩ chiếu điện, thì bạn ấy bảo hơi đau thôi, ko cần đi bác sĩ. :laughing:.

Còn nhiều chuyện lắm, có cả chuyện nghiêm túc hơn. Chị để ý là mình chấp nhận, tin con đã (tin chân thành nhé, có thể ko tin chuyện đau bụng, nhưng tin chuyện bé muốn nói chuyện với mẹ, muốn mẹ dành thời gian nghe, nhưng chưa biết trình bày nên phải nghĩ ra chuyện đau bụng). Sau đó các bé sẽ calm down rất nhanh (nhanh hơn cả việc mình cho con làm điều con thích để con nín), và sau đó nữa khi vui vẻ, hai mẹ con có thể giải thích "bàn bạc" cụ thể hơn.

Còn chuyện sinh viên Tây, họ độc lập, thế nhưng một số vẫn cần được guided. Có lẽ trẻ con lại càng cần như vậy. Kèm cặp nhưng lại không cho các bé có cảm giác mình bị kèm cặp, khó nhỉ :).

Chị sẽ post tiếp phần sau trong tuần này.
 
Top