Bố mẹ hãy nghe con "nói"

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Kể chuyện của anh Mèo, liên quan đến nguyên nhân thứ 1 của somatisations xung đột nội tâm, hay là nguyên nhân thứ 5 những thông điệp về mối quan hệ nhỉ mẹ Zoe:

Khi mẹ có bầu em bé, anh Mèo rất hay bị người ngoài nói là "sắp ra rìa" rồi, nhưng mà tỏ vẻ ko care lắm, (tỏ vẻ thôi chứ chắc chắn nội tâm xung đột dữ lắm, vì có lần cu cậu chỉ vào bụng mẹ và nói "sau này mẹ ko được yêu con bé này hơn con đâu nhé!" ôi trời!!!), và khi đó nếu mẹ có mặt thì sẽ kịp thời "điều chỉnh" những "người lớn ko biết nói" kia để stop vấn đề đó; rồi 1 đợt về nghỉ hè với ông bà ngoại ở HP, ko có mẹ ở bên, ông bà và hàng xóm liên tục "nhồi nhét" vào đầu Mèo cái sự ra rìa ấy :crying: ; Khi lên HN, cu cậu ngập ngừng với mẹ, mãi ko nói thành câu, "mẹ ơi ra rìa là gi?", rồi chẳng đợi mẹ trả lời, nói luôn "con biết rồi, tức là có em bé mẹ sẽ ko yêu con nữa", rồi nước mắt ngân ngấn, ôi thương ghê cơ ấy:crying: ! Mẹ giải thích rằng em là con của mẹ, con cũng là con của mẹ, mẹ đẻ ra cả 2 anh em thì thương như nhau ... bla bla.

Cu cậu nghe và có vẻ như biết trước mẹ sẽ nói thế, an ủi thế, và mỗi lần cần sự an ủi là cu cậu lại nêu 1 vấn đề j đó, vd "có em rồi mẹ còn gãi lưng cho con ngủ ko" - mẹ khẳng định Có thế là lại có vẻ được an ủi, trước khi đi học hôm nào cũng gào toáng lên "Con yêu mẹ con nhớ mẹ chiều con sẽ về sớm với mẹ" - dù rằng chả làm thế trước khi mẹ có bầu em bé - , tối đi ngủ thì "Con yêu mẹ Con chúc mẹ ngủ ngon và mơ về con" - ôi trời có nói thế bao giờ đâu trước khi bị nghe "ra rìa" nhiều quá ...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mẹ anh Mèo : chị nghĩ là khó phân biệt ra được nguyên nhân nào, mà là tất cả đều có thể là nguyên nhân :). Có thêm em là một vấn đề rất đặc biệt, mà các nhà tâm lý học trẻ em "ưu ái" dành cho một chủ đề riêng.
Chị thấy nhiều người khuyên nên nói với các con là mẹ yêu mỗi đứa một cách riêng vì mỗi đứa đều đặc biệt, đều đáng yêu riêng, không thể so sánh được. Vì nói yêu bằng nhau, như nhau là dễ gây so sánh ganh tỵ lắm :).

Tiếp phần somatisation nhé.

Có 5 nguyên nhân của somatisations
1. Xung đột nội tâm
2. Khoảng cách giữa những cảm xúc thật và cảm xúc giả tạo
3. Những sự mất mát, chia cách
4. Những điều bỏ dở (những tổn thương chưa lành)
5. Những thông điệp liên hệ

Nguyên nhân thứ 5 :
Những thông điệp liên hệ

Những thông điệp liên hệ là những thông điệp mà cách hiểu nghĩa vượt khỏi từ ngữ và nội dung, và nghĩa đó mới được giữ lại trong chúng ta sau cuộc trao đổi. Nói cách khác, đó là nghĩa mà chúng ta sẽ ghi nhớ lại, bất kể đó có phải là chủ ý của người nói, hay đó chỉ là một ý nghĩa (mà chúng ta tự chọn) trong nhiều ý nghĩa có thể.

Một ví dụ cụ thể nào. Khi người mẹ nói với con : "Đến giờ đi ngủ rồi", đứa trẻ có thể "nghe" ra thành : Tối nay mẹ không muốn lằng nhằng với con đâu nhé. Và tương tư, khi người mẹ nói : "Chưa ngủ bây giờ cũng được", đứa trẻ "nghe" ra là : Tối nay mẹ cho làm theo ý thích đấy.

Tuy nhiên, những thông điệp sâu đậm nhất là những thông điệp mà chúng ta nhận được khi nhỏ và thường được nói ra một cách vô tình, đơn giản. Ví dụ những câu mà nhiều bố mẹ hay nói :
- Ô ! thằng bé này, chẳng hiểu nó giống ai nhỉ !!
- Không hiểu lớn lên ai sẽ thèm lấy nó làm vợ nhỉ !!
- Ai dại gì mà sống với nó !!


Chúng ta nhận được rất nhiều thông điệp của bố mẹ, cả rõ ràng và ẩn ý, phong phú như chính những niềm tin, mong muốn và nỗi lo lắng của họ.

Với câu "Con không được làm ồn, bố đang mệt", đứa trẻ có thể "nghe" ra thành : Con không được "thở" nữa, con không được "tồn tại" nữa.

Một cô bé sau khi nghe câu "Không cần làm mình làm mẩy như vậy. Mẹ còn không có mẹ, con may mắn là có mẹ", sẽ không dám thể hiện nỗi buồn hay nỗi khổ tâm nữa. Cô bé trở nên ngoan ngoãn, không gây phiền phức gì nữa. Thế nhưng, cô bé đó sẽ thể hiện những tình cảm thực, điều quan trọng vô cùng với cô, ở đâu bây giờ ??

Có hai dạng thông điệp liên hệ :
A- Thông điệp mà chúng ta nhận được từ những người xung quanh mà chúng ta chấp nhận, gánh chịu hay phủ nhận
B- Thông điệp mà chúng ta gửi đi.

A- Những thông điệp mà chúng ta nhận được có nhiều loại
a- Những thông điệp mang tính khẳng định
Những thông điệp mang tính khẳng định thường có tác dụng động viên khuyến khích rất mạnh. Những thông điệp này được khắc ghi lại như những lời tiền định và đem đến cho chúng ta niềm tin vào cuộc sống và những nguồn năng lực trong cuộc sống.

"Tôi đã nhận được nhiều thông điệp như thế từ mẹ tôi và điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống. Tôi tin là mẹ tôi đã rất hạnh phúc khi có tôi, cho dù lúc đó mẹ tôi chưa muốn có con. Khi mẹ mang bầu tôi là lúc mẹ mới 17 tuổi, và điều đó ít nhiều như một thảm họa với mẹ. Mẹ đã kể cho tôi như thế. Mãi đến khi mẹ 45 tuổi, tôi thấy mẹ như một cô gái trẻ trong cơn hoảng sợ khi thấy mình không còn kinh nguyệt nữa, không thể có bầu được nữa. Và tôi bỗng hiểu ra rằng, khi có bầu tôi lúc 17 tuổi, điều mẹ sợ hãi là chưa có khả năng làm một người mẹ tốt, chứ không phải không muốn có con, như tôi vẫn nghĩ".

Vậy đó, khi đứa bé được hình thành, tức là chắc chắn có sự mong muốn. Tôi (tác giả) đã làm ngạc nhiên nhiều người mà khi nhỏ tin rằng sự ra đời của họ không được bố mẹ mong muốn. Một cách khẳng định (công nhận và đề cao) cuộc sống của một đứa trẻ là hồi tưởng lại chuyện cũ bằng cách làm nó hiện rõ lên trong một câu chuyện hiện tại (như trong ví dụ trên, nhưng người mẹ có thể khẳng định sớm hơn, đừng để muộn như người trong ví dụ phải đợi đến năm mẹ 45 tuổi mới tự nhận ra).

b) Những thông điệp phủ nhận
Đó là những thông điệp làm giảm giá trị của chúng ta, chối bỏ chúng ta.
- Mẹ tôi kể rằng khi ôm tôi lần đầu vào lòng mẹ tôi đã nghĩ : "Mẹ sẽ có đứa thứ hai vì mẹ sẽ không sống nổi nếu mất con". Thế có nghĩa là tôi đã bị thay thế ngay khi tôi vừa mới ra đời. Từ sau lần mẹ kể chuyện đó, tôi luôn cảm thấy đứa em trai của tôi chiếm hết chỗ của tôi.
(Bình lọan : Ví dụ này cho thấy việc giải thích sự ra đời của tập hai là rất cần cẩn trọng).

- Một cô bé khác cảm thấy ngay vị trí của mình bị hạn chế. "Bố tôi muốn có con trai. Mẹ phải sinh 5 đứa mới có được em trai. Chúng tôi, 4 cô con gái dường như chẳng tồn tại với bố. Bố chẳng nói chuyện với chúng tôi, chẳng để ý đến những yêu cầu của chúng tôi. Khi bố nói về khu đất của gia đình, bố nói đó là cho con trai, bố bắt chúng tôi ký giấy chối bỏ mọi ý định sở hữu ngôi nhà.
Chính là con chó của tôi đã cứu sống tôi bằng cách ngồi nghe tôi nói chuyện trong suốt 15 năm đầu đời
".

Những thông điệp phủ nhận làm cho đứa trẻ cảm thấy mình không được công nhận, rằng đứa trẻ không có quyền tồn tại. Rất nhiều somatisations (lên cân, bệnh da liễu, bệnh lo lắng compulsive, etc) là bằng chứng của việc đứa trẻ đòi lại vị trí của mình, dù lặng lẽ nhưng mãnh liệt, để thật sự tồn tại riêng biệt.

c- Những thông điệp cấm đoán
Những thông điệp này thường dưới dạng báo trước một "sự thiếu hụt" nào đó, và đứa trẻ sẽ cố lấp chỗ thiếu hụt đó.
- Một người mẹ nói : "Đàn ông thì không bị quyến rũ". Câu đó có thẻ được hiểu là : "Chỉ nên để họ tán tỉnh trước". Hay "Hãy đợi họ quyến rũ mình". Một người phụ nữ kể lại chuyện lúc trẻ. Chính vì thế mà tôi thành người phụ nữ lẳng lơ. Tôi không chịu nổi ý nghĩ nhỡ may không có ai đến với tôi. Và cũng vì thế mà tôi nghi ngờ tình yêu. Tôi luôn lo rằng không phải do người đó yêu tôi, mà là do tôi quyến rũ họ mà thôi.

d) Những thông điệp làm thất vong, hay có tính đe dọa
- Nó chỉ là con gái thôi. Không cần học hành nhiều, lấy chồng là đủ :laughing:.
- Nếu không có con thì mẹ đã bỏ bố từ lâu rồi.
- Tôi muốn có một đứa con giống tôi, thế mà nó giống y bố nó :laughing:.
...


phần tiếp theo, để sau nhé.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị ơi hay quá em lại đợi tiếp, tuần này em hơi bận em kể chuyện bạn Tí sau chị nhé, đọc Những thông điệp liên hệ mà em giật cả mình cứ nghĩ con còn nhỏ biết gì trêu chọc và nói bừa với con nhiều quá :2:
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Nguyên nhân thứ 5 của somatisation : Những thông điệp liên hệ (tiếp theo)

e) Những thông điệp của sự trung thành và hàn gắn

Những thông điệp này rất sớm khắc lại trong cơ thể và trong trí tưởng tượng, nó phần nào định hướng cách ứng xử, đôi khi đưa chúng ta đến những hành vi có vẻ điên rồ, bừa bãi, và gây đau lòng. Nếu những thông điệp này quá hàm súc, nó còn có thể biến thành những somatisation mà qua đó chúng ta thể hiện sự bất lực không thể trung thành được.

Một đứa trẻ từ nhỏ đã "nghe" được nỗi đau mà mẹ cậu phải chịu khi bà mất cha lúc hai tuổi, cho dù mẹ cậu không kể về điều đó cũng như không thể hiện nỗi đau buồn. Bà sống và nuôi dạy các con như chưa có điều gì đau đớn đã xảy ra trong đời. Nhưng đứa trẻ đã "nghe" thấy nỗi đau của bà, nhất là khi không có lời nào hay sự trao đổi nào làm nỗi đau đó dịu đi hay được biết đến. Cậu bé đã cảm nhận những thông điệp đó và ghi lại nó như một sự đe dọa tiềm ẩn, một ảo giác nguy hiểm về sự mất mát có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ nào, và hai năm là khoảng thời gian mà sự chia cách có thể đến (do mẹ cậu mất cha năm hai tuổi). Và rồi khi lớn lên, trong các mối quan hệ tình cảm, cậu luôn có một mong muốn chia tay không kiểm soát nổi, do lo sợ sẽ mất người mình yêu. Qua nỗi đau mà người mẹ từng dấu kín, cậu đã ghi vào cơ thể một sự sợ hãi bị bỏ rơi.

Trẻ con cảm nhận được những cảm xúc riêng tư của người lớn từ rất sớm, và đôi khi tự buộc mình phải "gánh chịu" để chia sẻ những đau đớn của những người thân.

Tác giả cho rằng trẻ con có khả năng hàn gắn những nối đau che dấu của bố mẹ. Bởi sự trung thành và tình yêu, các bé dùng cơ thể mình thể hiện những dấu hiệu, những sự hàn gắn, hay cập nhật những vết thương trong lòng bố mẹ. Các bé gợi lại những bí mật gia đình, và bằng việc thể hiện qua somatisations, các bé làm hé mở những nỗi đau mà bố mẹ đã không biết nói ra thành lời.

Với một cậu bé, cơn hen lúc 10 tuổi chính là ý muốn thể hiện sự ngột ngạt ngăn cấm của ông bà mà cậu cảm thấy bố mình đã từng phải chịu khi nhỏ. Dĩ nhiên không nên giải thích mọi cơn hen như thế, nhưng tôi (tác giả) thường xuyên chứng kiến mối liên hệ giữa những đứa trẻ bị hen và sự kiểm soát nghiêm ngặt mà bố mẹ bé phải chịu khi nhỏ.

Từ bé, tôi đã nghĩ mẹ ốm là do lỗi của tôi. Tôi tự tạo cho mình những điều bắt buộc, những thử thách để chịu trách nhiệm về sức khỏe của mẹ.


Bình loạn : ý mình hiểu là bố mẹ nên tâm tình với con về chính nỗi đau của bản thân, vì dù muốn hay không, dù cố che dấu, nỗi đau đó luôn tồn tại và sẽ thể hiện ra bằng cách này hay cách khác, mà rất có thể sẽ để lại dấu ấn cho con cái. Bởi chính tình yêu và sự trung thành (mà các bé dành cho bố mẹ) sẽ làm các bé muốn "san sẻ" nỗi đau đó, bằng cách tự tạo cho bản thân một nỗi đau tương tự.


B- Những thông điệp liên hệ tự gửi cho bản thân
Để vượt qua, hay để tiếp tục đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, đứa trẻ tự truyền mệnh lệnh cho bản thân. Những thông điệp này như những giới hạn "sinh tử", những luật ứng xử các bé tự tạo cho mình.

- Khi nào mình lớn, mình sẽ là người mạnh nhất.
- Mình sẽ không để cho người khác làm theo ý họ, mình sẽ cho họ thấy họ không buộc mình phải tuân theo
.

Có những thông điệp như những niềm tin sắt đá mà hiếm khi chúng ta chất vấn.

Một cô bé tự tạo cho mình ý nghĩ rằng những điều cô muốn hay mong chờ sẽ không bao giờ đến. Và sau đó khi lớn lên, mỗi khi phải chờ đợi điều gì, cô cảm thấy bất ổn, không chịu nổi. Và cô chọn cách "không mong muốn gì" để tránh những đau đớn mà cô tin là nó mang đến.

Những thông điệp sống còn chính là những thông điệp mà trẻ con tự gửi cho bản thân để "tồn tại", để vượt qua khó khăn nào đó. Những thông điệp đó có thể đi qua suốt tuổi thơ, và đôi khi còn mãi suốt đời.

- Bố tôi là bác sĩ và ông lúc nào cũng thích tiêm phòng. Ông tiêm cho tôi đủ thứ, làm tôi phát sợ cái kim tiêm. Tôi đã từng nghĩ, lớn lên tôi sẽ không làm đám cưới vì làm đám cưới thì sẽ phải thử máu.
(ví dụ này vui nhỉ :1:)

Có những đứa trẻ tự hứa với bản thân điều gì đó mà sẽ cố thực hiện suốt đời.

- Khi lớn mình sẽ không bao giờ khóc, mình sẽ cho người khác thấy mình mạnh mẽ nhất.


Khi đọc đến đây, tác giả mời người đọc hãy thử chiêm nghiệm với bản thân, về những thông điệp họ từng nhận được, từng gánh chịu, hay từng tự gửi cho bản thân.


Trẻ con là những nhân chứng hay sự hóa thân của bố mẹ và của những người quan trọng đánh dấu cuộc sống của các bé. Các bé có khả năng cảm nhận rất tinh tế những điểm mờ, những sự yếu đuối, những vết thương che dấu của người lớn.

- Rất nhiều somatisations của tôi chính là một phần cuộc đời của mẹ tôi, người mà tôi rất gắn bó, người quan trọng nhất trong đời tôi.


Ngôn ngữ của cơ thể không chỉ nói về nỗi đau mà cả niềm khát vọng và về tất cả những gì tạo nên tình yêu cuộc sống. Câu cuối cùng của chương này, tác giả viết : Điều quan trọng không phải là từ ngữ mà là thông điệp nhận được và gửi đi.


====
Bình loạn linh tinh nào. Nhân tác giả mời người đọc thử chiêm nghiệm, mình cũng thử :35: (diễn đàn có nhiều icons hay quá :1:). Có một chuyện chắc nhiều người trải qua vì khá phổ biến ở nhà mình. Đó là chuyện bố mẹ muốn có con trai. Bố mình từng muốn có con trai (cụ tự nhận), nhưng cụ chỉ có hai thị mẹt và cụ hay được mọi người trêu chọc về điều đó. Ngày bé, nghe thế thì mình tin là bố thích có con trai, và bố chắc đã buồn vì sinh ra mình là thị mẹt. Rồi tình cờ một lần nghe mẹ kể với người khác là mẹ đi xem tử vi và người ta nói bố rất yêu mình. Dù sau này lớn lên, không tin tử vi, nhưng câu đó mình không bao giờ quên, và không hiểu sao bây giờ đọc cuốn sách này mình tin rằng câu nói vô tình nghe được đó đã làm mối quan hệ bố con càng gắn bó hơn. Và nói nhỏ thêm, dù không hề có tư tưởng trọng nam khinh nữ, mình cũng từng muốn có con trai :25: (chắc là somatisation mà bố để lại :48:).

Còn về khả năng cảm nhận của trẻ con, mình tin tác giả nói đúng. Chắc nhiều bố mẹ thấy rằng khi bố mẹ xì trét, các bé thường hư và không nghe lời (chính là một biểu hiện của xì trét). Còn khi bố mẹ vui vẻ thư thái, các bé ít xì trét hơn, hợp tác hơn.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Bình loạn linh tinh nào. Nhân tác giả mời người đọc thử chiêm nghiệm, mình cũng thử :35: (diễn đàn có nhiều icons hay quá :1:). Có một chuyện chắc nhiều người trải qua vì khá phổ biến ở nhà mình. Đó là chuyện bố mẹ muốn có con trai. Bố mình từng muốn có con trai (cụ tự nhận), nhưng cụ chỉ có hai thị mẹt và cụ hay được mọi người trêu chọc về điều đó. Ngày bé, nghe thế thì mình tin là bố thích có con trai, và bố chắc đã buồn vì sinh ra mình là thị mẹt. Rồi tình cờ một lần nghe mẹ kể với người khác là mẹ đi xem tử vi và người ta nói bố rất yêu mình. Dù sau này lớn lên, không tin tử vi, nhưng câu đó mình không bao giờ quên, và không hiểu sao bây giờ đọc cuốn sách này mình tin rằng câu nói vô tình nghe được đó đã làm mối quan hệ bố con càng gắn bó hơn. Và nói nhỏ thêm, dù không hề có tư tưởng trọng nam khinh nữ, mình cũng từng muốn có con trai :25: (chắc là somatisation mà bố để lại :48:).
Chuyện của em thì ngược lại. Nhà em có 3 thị mẹt, và 1 lần vô tình, khi còn nhỏ, em nghe mẹ kể với 1 người, là vì bố nó rất thích có con trai, nên khi đẻ ra đứa thứ 2 - chính là em đấy - thì bố đã nói với mẹ luôn là cần đẻ thêm đứa nữa, điều đó làm cho em bị ám ảnh rằng sự ra đời của mình làm ... 1 số người thất vọng, và bị "bỏ qua" để thực hiện bước tiếp theo. Rồi 1 chuyện nữa, bố kể lại với cả nhà là khi mẹ vừa đẻ em ra thì có 1 ông cũng đang chăm vợ mới sinh, nói với bố là hay tôi với ông đổi con nhỉ, vì tôi đã có 2 con trai rồi mà lại mới có thêm 1 thằng quỷ sứ nữa, còn ông thì chắc đang mong con zai lắm; bố rất hay kể chuyện này và ko thêm bình luận gì, làm cho em nghĩ rằng thực sự bố đang nuối tiếc 1 điều j đó :20:. Em thấy rằng thời trước, các bậc phụ huynh nói chung thường ko cân nhắc, suy nghĩ nhiều lắm đến những phát ngôn của mình gây ảnh hưởng tới các con ntn, hay tại thời đó, cái thời bao cấp chạy ăn từng bữa ấy, cơm áo gạo tiền nó choáng hết tâm tư suy nghĩ của ng` lớn rồi :2: .
 
15
0
0

Mẹ BB

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Trẻ con cảm nhận được những cảm xúc riêng tư của người lớn từ rất sớm, và đôi khi tự buộc mình phải "gánh chịu" để chia sẻ những đau đớn của những người thân.


Bình loạn : ý mình hiểu là bố mẹ nên tâm tình với con về chính nỗi đau của bản thân, vì dù muốn hay không, dù cố che dấu, nỗi đau đó luôn tồn tại và sẽ thể hiện ra bằng cách này hay cách khác, mà rất có thể sẽ để lại dấu ấn cho con cái. Bởi chính tình yêu và sự trung thành (mà các bé dành cho bố mẹ) sẽ làm các bé muốn "san sẻ" nỗi đau đó, bằng cách tự tạo cho bản thân một nỗi đau tương tự.

Còn về khả năng cảm nhận của trẻ con, mình tin tác giả nói đúng. Chắc nhiều bố mẹ thấy rằng khi bố mẹ xì trét, các bé thường hư và không nghe lời (chính là một biểu hiện của xì trét). Còn khi bố mẹ vui vẻ thư thái, các bé ít xì trét hơn, hợp tác hơn.
Mình tin là những bà mẹ đơn thân sẽ gặp phải vấn đề này rất nhiều, vì họ thường phải giấu kín những cảm xúc. Nhưng đôi khi đơn thân lại là điều có lợi vì khi một mình với con, họ có thể giải tỏa và chia sẻ nếu họ hiểu biết về những vấn đề tâm lý bất lợi có thể gây ra cho con những soma. Còn trong những gia đình bất hoà, bằng mặt mà không bằng lòng, thì người mẹ khó chia sẻ với con hơn, vì con bị buộc phải đứng giữa 2 người thương yêu nhất. Mặt khác, mặc dù mình tin là trẻ con có khả năng cảm nhận cảm xúc thực của người lớn rất cao nhưng vẫn thấy nhiều trẻ tự tìm kiếm sự an ủi bằng chính mối quan hệ hình thức do người lớn tạo ra, chúng cũng không muốn phá bỏ đi cái hình thức ấy vì sợ mất đi 1 cứu cánh. Bởi thế thực sự mình vẫn không hiểu được như thế nào thì có lợi hơn cho trẻ con. Các nhà tâm lý học phương tây có ý kiến gì về vụ này không chị Zoe nhỉ? Vì không thể điều chỉnh được người khác, mình chỉ có thể điều chỉnh được bản thân sao cho sống thật nhất với con mà thôi và cố gắng để không tạo những dấu ấn tiêu cực trong tâm hồn trẻ.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mình tin là những bà mẹ đơn thân sẽ gặp phải vấn đề này rất nhiều, vì họ thường phải giấu kín những cảm xúc. Nhưng đôi khi đơn thân lại là điều có lợi vì khi một mình với con, họ có thể giải tỏa và chia sẻ nếu họ hiểu biết về những vấn đề tâm lý bất lợi có thể gây ra cho con những soma. Còn trong những gia đình bất hoà, bằng mặt mà không bằng lòng, thì người mẹ khó chia sẻ với con hơn, vì con bị buộc phải đứng giữa 2 người thương yêu nhất. Mặt khác, mặc dù mình tin là trẻ con có khả năng cảm nhận cảm xúc thực của người lớn rất cao nhưng vẫn thấy nhiều trẻ tự tìm kiếm sự an ủi bằng chính mối quan hệ hình thức do người lớn tạo ra, chúng cũng không muốn phá bỏ đi cái hình thức ấy vì sợ mất đi 1 cứu cánh. Bởi thế thực sự mình vẫn không hiểu được như thế nào thì có lợi hơn cho trẻ con. Các nhà tâm lý học phương tây có ý kiến gì về vụ này không chị Zoe nhỉ? Vì không thể điều chỉnh được người khác, mình chỉ có thể điều chỉnh được bản thân sao cho sống thật nhất với con mà thôi và cố gắng để không tạo những dấu ấn tiêu cực trong tâm hồn trẻ.
Mẹ BB, message duy nhất chị hiểu từ Jacques Salome, tác giả cuốn sách này, là không thể có một kết luận chung cho mọi đứa trẻ, và không thể có một recipe nào. Tác giả chỉ muốn đưa ra một vài "rối loạn" tâm lý ở trẻ con mà hay bị hiểu nhầm, và các ví dụ nguyên nhân chỉ là ví dụ.
Và câu này của mẹ BB "Vì không thể điều chỉnh được người khác, mình chỉ có thể điều chỉnh được bản thân sao cho sống thật nhất với con mà thôi và cố gắng để không tạo những dấu ấn tiêu cực trong tâm hồn trẻ." chính là cách chị hiểu thông điệp của tác giả.

@Mẹ Minh mèo, chuyện đổi con thì bố chị cũng đùa nhé, nghĩ lại ngày xưa cũng từng rất tức :) dù biết là bố đùa thôi.
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Chị ơi em tranh thủ dậy sớm để chiêm nghiệm về bản thân một chút, nhân nói về về những thông điệp đã từng nhận được, lúc nhỏ mẹ em thường nói với em thế này "Ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa" chả là nhà em có 5 anh chị em em là gái út được bố cưng có đanh đá hơn các anh chị và thường lấy lý do là học bài để trốn việc, em biết mẹ em ko có chủ ý gì nhưng mà sau này em lúc nào cũng tự ti là em chẳng làm nên trò gì và cho đến giờ em cũng như vậy, suy nghĩ thì không thấu đáo, làm việc thì chậm chạp đúng như mẹ em nói ấy chị ạ :(
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

muathu: chuyện của em làm chị nhớ đến một cuốn sách giúp trẻ phát triển tiềm năng. Thực ra cuốn sách chỉ ra những việc bố mẹ hay làm, tưởng là giúp trẻ nhưng kết quả ngược lại. Chị nghĩ mẹ em có thể muốn "đánh" vào sự hiếu thắng của trẻ con, để con tiến bộ. Với một số đứa trẻ cách này rất thành công, với một số khác thì kết quả ngược lại. Hay đó cũng thể hiện sự bất lực của nhiều bố mẹ không chỉ ra cách con cần làm, mà chỉ nói điều con phải đạt được. Sau khi đọc cuốn sách chị có ghi lại chuyện này. Chép lại đây nhé.

PS trước: riêng về việc mẹ bạn Tí tồ tự nhận "không suy nghĩ thấu đáo" là không đúng đâu nhé. Rất thấu đáo đấy :rose:

Chiều nay mẹ ngồi đọc một cuốn sách có tựa đề rất hấp dẫn: Thành công - điều đó học được, về cách giúp trẻ con học tốt. Nhiều đọan buồn cười lắm, làm mẹ nhớ ông ngoại dạy bác L ngày xưa.
Chuyện của cuốn sách làm mẹ nhớ đến ông ngoại như thế này.
Bố một bạn dạy bạn làm phép nhân theo bản cửu chương. Bạn ấy bảo : 3 nhân 3 là 9 thì con hiểu, nhưng 8 nhân 3 là 24 thì con không hiểu. Bố bạn ấy bảo: Không có gì phải hiểu cả :). Nó là như thế, cứ học thuộc thôi. Sau một hồi "tranh luận" bố bạn bực mình bỏ đi, bạn ấy thì ngồi buồn nghĩ chắc mình dốt toán.
Chuyện của ông ngoại tương tự, nhưng ông không bỏ đi mà kêu ầm lên: Ngu như bò :). Nhà mình hồi đó có bác L là bò, mẹ là ếch, vì không bao giờ tìm thấy cái gì hết, ông bảo là "Giương mắt ếch lên kìa" :).
Xét cho cùng, bác Lan không thể là bò được, vì ông dạy thì bác là bò, chứ sau này bác còn đi dạy Toán thống kê cho người khác. Mẹ cũng không thể là Ếch được, mà chỉ vì ông mãi mới biết là mẹ mắt cận đấy thôi :).
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mẹ bạn Tí kể chuyện đi :rose:.

Chị kể chuyện bạn An đau bụng nhé. Bạn ấy thường xuyên đau bụng khi mẹ bận hay mẹ phải chăm em. Bạn ấy đau bụng, mẹ mà đồng ý là đau bụng, cho dán băng vào tay là khỏi đấy, và sau đó còn tự đi dọn phòng. Trong khi nếu không tin, bạn ấy sẽ đau bụng rất lâu. Hỏi tại sao, bạn bảo do bị bạn ở lớp đổ màu vẽ lên tay :laughing:. Sau khi vui vẻ "khỏe mạnh" lại rồi, thì mới hỏi han, mẹ bảo đau bụng mà dán băng khỏi, chứng tỏ bệnh rất bí hiểm, có khi phải đi bác sĩ chiếu điện, thì bạn ấy bảo hơi đau thôi, ko cần đi bác sĩ. :laughing:.

Còn nhiều chuyện lắm, có cả chuyện nghiêm túc hơn. Chị để ý là mình chấp nhận, tin con đã (tin chân thành nhé, có thể ko tin chuyện đau bụng, nhưng tin chuyện bé muốn nói chuyện với mẹ, muốn mẹ dành thời gian nghe, nhưng chưa biết trình bày nên phải nghĩ ra chuyện đau bụng). Sau đó các bé sẽ calm down rất nhanh (nhanh hơn cả việc mình cho con làm điều con thích để con nín), và sau đó nữa khi vui vẻ, hai mẹ con có thể giải thích "bàn bạc" cụ thể hơn.
Chị ơi lâu quá không thấy chị vào lại nhớ :) em đã áp dụng bài này cho Tí, công nhận hiệu quả và nhẹ nhàng chị ạ, tuần vừa rồi bà nội ra chơi mẹ cho ở nhà với bà 2 hôm sau đó là cuối tuần nghỉ ở nhà lâu bạn ấy lại lười học sáng thứ 2 thức dậy bạn ấy kêu sốt, đau bụng, cứng mắt ....không chịu đi học, biết là bạn ấy không đau tẹo nào nhưng em nói ôi đau thế này phải mua thuốc giảm đau chăm học mà dán lên thôi :) bây giờ mẹ đi mua thuốc nhé thế là chàng ta đồng ý ngay mẹ mua miếng hạ sốt cắt một miếng nhỏ dán vào trán thế là cu cậu tươi tỉnh hẳn lên xe đến trường không ý kiến gì nữa, chỉ có cô giáo gọi mẹ lại hỏi cháu nó không ốm sao chị lại dán :D mẹ giải thích đó là thuốc chăm học :D
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Bác Zoe và tất cả các Mẹ :x
Lời đầu tiên em cám ơn cả nhà vì topic này.
Em theo dõi nhưng chưa thể áp dụng được, vì bé nhà em còn bé quá, cháu mới 19 tháng.
Gần đây em thấy bé con rất muốn nghe nói ngọt, không muốn bị bố mẹ nói to tiếng.
Đặc biệt, khi bố mẹ cãi nhau to tiếng thì bé con lại ôm mẹ, thơm mẹ, đòi mẹ bế. Có khi thì khó to vì sợ.
Như thế này có phải là con đã lớn và hiểu rồi đúng không ạh :)

Nhưng khuyết điểm là bé rất đeo mẹ, không theo ba cứ thấy ba là bảo đi ra đi ra:( (mặc dù trước 1 tuổi thì theo ba, không xem mẹ ra gì trừ khi ti ti.) Cho em lời khuyên về cách huấn luyện
Buổi sáng ngủ dậy thì con toàn đòi mẹ bế thôi, mắt nhắm tịt, nhưng mồm lại khóc to lắm, mà chả có giọt nước mắt nào. Lắm lúc em bực lắm, vì không làm được gì cả, bé con cứ đeo như sam. Ba thì rảnh rang, mà mẹ thì :( Phải làm thế nào để bỏ cái xấu này ạh
Bình thường không có mẹ thì con gái rất ngoan, tự chơi, tự uống sữa.... :x Mà có mẹ là lại mè nheo,
em không biết nên bắt đầu từ đâu và nên như thế nào. Các chị cho em xin ít kinh nghiệm với ạh. Em cám ơn cả nhà.@};-:)
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Mẹ susu,
zoe xin mạo muội có vài ý kiến. Nhưng trước hết phải nói luôn về mặt hiểu và giáo dục trẻ con, chị rất kém, chính vì thế mới phải tìm sách đọc. Nhưng sách vở thường chỉ giúp chúng ta chiêm nghiệm lại những gì trong quá khứ và cố cải thiện hiện tại. Cố thôi, chứ nếu chỉ đọc sách và nghe kinh nghiệm người khác mà giải quyết được mọi vấn đề thì hihi ... cuộc đời sẽ đẹp như mơ nhỉ ... hay cuộc đời sẽ tẻ nhạt vô cùng nhỉ :D

Bác Zoe và tất cả các Mẹ :x
Lời đầu tiên em cám ơn cả nhà vì topic này.
Em theo dõi nhưng chưa thể áp dụng được, vì bé nhà em còn bé quá, cháu mới 19 tháng.
Gần đây em thấy bé con rất muốn nghe nói ngọt, không muốn bị bố mẹ nói to tiếng.
Đặc biệt, khi bố mẹ cãi nhau to tiếng thì bé con lại ôm mẹ, thơm mẹ, đòi mẹ bế. Có khi thì khó to vì sợ.
Như thế này có phải là con đã lớn và hiểu rồi đúng không ạh :)
Câu tô đỏ trên hoàn toàn chính xác (mình nghĩ vây). Các em bé từ khi ra đời đã hiểu, và thậm chí cả từ khi ở trong bụng mẹ. Mức độ hiểu thường bị người lớn đánh giá thấp. Thử hình dung, trong vòng vài năm đầu đời, đứa trẻ từ không biết làm gì, trở thành biết đi, biết nói (không ai dạy ngữ pháp nhé :)), biết bao thứ khác. Điều đó chẳng phải là bằng chứng của việc các bé có khả năng hiểu cực kỳ cao không nào ?

Nhưng khuyết điểm là bé rất đeo mẹ, không theo ba cứ thấy ba là bảo đi ra đi ra:( (mặc dù trước 1 tuổi thì theo ba, không xem mẹ ra gì trừ khi ti ti.) Cho em lời khuyên về cách huấn luyện
Buổi sáng ngủ dậy thì con toàn đòi mẹ bế thôi, mắt nhắm tịt, nhưng mồm lại khóc to lắm, mà chả có giọt nước mắt nào. Lắm lúc em bực lắm, vì không làm được gì cả, bé con cứ đeo như sam. Ba thì rảnh rang, mà mẹ thì :( Phải làm thế nào để bỏ cái xấu này ạh
Bình thường không có mẹ thì con gái rất ngoan, tự chơi, tự uống sữa.... :x Mà có mẹ là lại mè nheo,
em không biết nên bắt đầu từ đâu và nên như thế nào. Các chị cho em xin ít kinh nghiệm với ạh. Em cám ơn cả nhà.@};-:)
Những chữ chị tô đậm phía trên, theo chị không hẳn đúng như nghĩa đen của các từ đó. Đó không phải là "khuyết điểm" và không phải là "cái xấu". Nếu tin theo tác giả của cuốn sách, thì mọi hành vi của đứa trẻ đều có ý nghĩa (ý nghĩa chính đáng). Đứa trẻ chưa biết nói, bé chỉ có cách khóc để nói với bố mẹ điều gì đó. Bố mẹ phải "cố" nghe bé thôi. Nếu bé "nói" khó hiểu quá, thì bố mẹ tham khảo ý kiến mọi người.

Chị nghĩ bé theo mẹ, vì ở bên mẹ bé cảm thấy dễ chịu bình an nhất. Người lớn cũng thích những điều như thế. Có gì là xấu. Mẹ giải thích cho bé là mẹ phải đi làm, mẹ phải nấu cơm nên không ôm bé được, khi mẹ nấu cơm xong mẹ sẽ chơi với bé. Cứ nói chuyện, trẻ con thông minh và hiểu hết đấy. Trẻ con khi đã bị thuyết phục, sẽ tự điều chỉnh bản thân mà không cần "huấn luyện".

Nếu mẹ susu áp dụng nhiều cách mà không được, thì hãy AQ mà nghĩ "Trăng đến tuổi trăng tròn", rồi mọi thứ sẽ bình thường thôi @};-. Trẻ con vẫn lớn ầm ầm đấy mà :)
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

:x@};- Cám ơn chị Zoe nhiều ạh.
Hi.hi, em cũng AQ nhiều lắm rồi chị. Ai cũng bảo qua đốt sẻ hết, thế mà đôi lúc cũng bực lắm, toàn cáu thôi.
Em thấy su nhà em có trí nhớ cũng nhanh lắm, nên hi vọng qua đốt này con sẽ theo kịp các anh các chị :x
 
492
0
0

sweetlily

New Member
Ðề: Bố mẹ hãy nghe con "nói"

Bé nhà susu bằng tuổi bé nhà em đấy, dạo trước cũng bám mẹ kinh khủng, vui vẻ thì còn đỡ, chứ lúc nào khó chịu trong người thì chỉ có mẹ dỗ được thôi. Nhiều lúc xã nhà em còn buồn, bảo sao con chả yêu bố gì cả, suốt ngày đẩy bố đi. Rồi dần dần, lúc nào đọc truyện hoặc chơi đồ chơi gì đó, em gọi bố nó ra ngồi cùng đấy, chơi với con, 2 bố con là nhân vật chính, mẹ chỉ là nhân vật phụ thôi. Nói chung là cố gắng lôi kéo chồng vào tất cả các hoạt động với con. Nếu 2 bố con vui vẻ là mẹ chuồn đi chỗ khác ngay :p Khoảng 1 tháng thôi là tình hình được cải thiện trông thấy, bây giờ con gái thích chơi với bố hơn là chơi với mẹ ấy chứ. Mẹ susu thử áp dụng xem sao nhé.
 
Top