(MS104.2/TT) 08.5.2010 - TTTT: Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn, miền núi Chân Sơn, Yên Sơn, Tuyên Quang

110
0
0

mdsg05

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Đẹp thay ôi những tâm hồn
Trẻ trung, thân thiện dồn vào cả đây
(Lần đầu em học làm thơ, cả nhà đừng cười ạ )
Người thì béo mập, người thì dây
Chung tay vun đắp, dựng xây cuộc đời
Dù rằng mỗi vị một nơi
Nhưng mà đích đến mọi người: chữ Nhân...
(em cũng đua đòi tí trong lúc chờ ps của bác Bừa...)
 
19
0
0

Nini78

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Không phân đẹp - xấu, trẻ - già
Không bì tài sắc, chỉ (cần) là thiện tâm
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Đẹp thay ôi những tâm hồn
Trẻ trung, thân thiện dồn vào cả đây
(Lần đầu em học làm thơ, cả nhà đừng cười ạ )
Tô miu hai chín tuổi tây
Mà như hai mốt người dây, mắt tròn
Bổ dưa đúng gái một con
Xinh mòn con mắt lại còn hát hay
Không đi Nát tiếc lắm thay
Để Tè Bừa cướp mất ngay Ní nì
:(( :(( :(( :(( :((
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Tô miu hai chín tuổi tây
Mà như hai mốt người dây, mắt tròn
Bổ dưa đúng gái một con
Xinh mòn con mắt lại còn hát hay
Không đi Nát tiếc lắm thay
Để Tè Bừa cướp mất ngay Ní nì
:(( :(( :(( :(( :((
Không cướp bóc gì đâu bác Nát ơi, mà là:

"Hai chín tuổi tây em mười tám
Sừng trâu em bẻ được năm rồi
Đi từ thiện em mong người lắm
Trách người sao chuột rút giờ dê (G)
Lời confờm người type hôm chốt
Theo mắm, theo tương cùng vỏ ốc cay rồi..."
:D:D:D
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Bác Đèn sợ cái vẫn này à, để em gieo thử đôi vần xem sao:

Tiếp lời Nát:
"Bị cô hiệu phó hớp hồn
Bây giờ thấy nhớ cào cồn ruột gan
Lại nhớ giọng hát (em) bé ngoan
Giọng ca Mít nhợn, giọng Trang rế mồn
Giọng bác Loan lại hùng hồn
Các cháu đang đợi Mộc Tồn là răng???
Cam già chột dạ ban căng
Thanh minh trong tiết tháng ba mà rằng:
Anh em (đang ăn) thịt chó, chị em (đang) đi ... xòe
Bác Lờ ngó thấy cũng kỳ
Thôi thì đại xá nhanh nhanh đoàn chờ...
 
10,156
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Tổng kết thu chi chuyến đi ngày 08.05 tại đây.
Xin cảm ơn tất cả các bạn @};-
 
10,156
29
48

ALnML

Super Moderator
Những em bé nghèo ở Chân Sơn 08.05.2010

Cập nhật lúc : 10:24 PM, 10/05/2010
Ngày Chủ nhật 08/5/2010 vừa qua, các thành viên nhóm tình nguyện Chia sẻ tình thương đã đến với những học sinh dân tộc Dao, Tày ở trường tiểu học Chân Sơn (xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
Là một trong những xã nghèo nhất của huyện Yên Sơn, nhưng Chân Sơn lại không có tên trong danh sách hỗ trợ của chương trình 135. Có lẽ vì thế mà đến giờ, các em học sinh tiểu học trong xã vẫn chưa có nổi một ngôi trường chung, khang trang để học tập. Trường có 310 học sinh, chia làm 5 phân hiệu, có phân hiệu phải đặt nhờ ở Nhà văn hóa, hay trụ sở Ủy ban nhân dân, nhà thờ… khoảng cách xa nhau đến 5km. Ban Giám hiệu cũng không có một nơi ổn định mà phải ngồi nhờ trong Ủy ban Nhân dân xã, trong khi các thày cô giáo thì ở các phân hiệu, điều này gây khó khăn không ít trong việc dạy và học của trường.
Chúng tôi đến phân hiệu 2 của trường – nơi có khoảng sân đất nện gồ ghề được coi là rộng nhất trong các phân hiệu, thường là nơi tập trung của cả trường mỗi khi có sự kiện. Khung cảnh hết sức nghèo nàn. Cơn lốc ngày 21/4/2010 đã cuốn mái trước của 2 trong số 6 phòng học lên những cành cây sau trường. Có 4 phòng học được xây bằng gạch, còn 2 phòng bằng tranh tre, vách đất, cái thì bị xô mái, cái thì tường thủng lỗ chỗ. Trừ các lớp học nhờ ở Uỷ ban nhân dân xã, toàn bộ các phòng học ở 4 địa điểm khác đều không có điện.


Để có được chiếc micro và loa đài phục vụ cho màn giao lưu văn nghệ, trò chơi giữa học sinh và nhóm Chia sẻ tình thương, nhà trường đã phải đi mượn máy phát điện vì ở đây, điện thường xuyên bị cắt từ sớm đến tận 10h đêm. Khi chúng tôi đến, các bé đã chỉnh tề tập trung ở sân trường chờ đoàn tới. Mỗi em tự mình mang theo 1 chiếc ghế để ngồi, em thì có ghế nhựa, em thì mang ghế gỗ gia đình tự đóng, những em không có ghế thì kê dép hoặc ngồi lên ghế băng.
Hơn 300 học sinh là từng đấy hoàn cảnh khác biệt, chỉ giống nhau ở một chữ “nghèo”. Có bé, nhà 4 anh chị em, anh cả học đến lớp 5 thì nghỉ, bố mẹ bảo học vậy đủ chữ rồi, ở nhà chăn trâu cắt cỏ, lo cái ăn thôi; dưới là 2 em 3 tuổi và 1 tuổi, hàng ngày ở nhà một mình hoặc theo bố mẹ lên nương, chứ chả biết đi nhà trẻ nhà gì. Hôm nay có “đoàn ở Thủ đô lên thăm” nên em được mặc bộ quần áo tươm tất nhất, nhưng mà chân không dép…; bàn chân trần đen đúa khẳng khiu với móng chân vàng khè cứ di di dưới đất khi chúng tôi hỏi: dép của cháu đâu? Đi học hàng ngày cả đi lẫn về dễ ngót chục cây số, lại đường rừng, đồi dốc, mà cứ chân trần.


Một em khác, bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi làm ăn xa, vài tháng mới về. Mới 10 tuổi em đã phải sống 1 mình trong căn nhà, tự nấu ăn, tự học, tự chăm sóc bản thân; quần áo không có để mặc, mỗi bạn trong lớp góp nhau 2.000 đồng mua áo cho em, các thầy cô thì góp tiền mua sách, bút. Khi chúng tôi hỏi, ở một mình có sợ không, em trả lời, “con tự nuôi được 2 con gà mẹ, 2 con gà bố và 13 con gà con. Đi học về là con lo cho gà ăn, rồi cho chúng uống nước, tối lùa chúng vào chuồng. Có gà là con có trứng ăn, gà lớn con bán lấy tiền mua gạo. Con không buồn đâu con quen rồi, chỉ mong sao mẹ chóng về với con…” Nghe lời nói chầm chậm, nhìn đôi mắt ngân ngấn đỏ hoe của em mà chúng tôi không cầm được nước mắt.
Các thành viên Chia sẻ tình thương lên thăm và giao lưu, mang theo 310 phần quà. Mỗi phần gồm: cặp sách, áo trắng đồng phục, 20 quyển vở ô ly, 1 hộp màu dạ, 2 bút chì đen, 2 bút chì màu, 5 bút (chữ A xanh cho lớp 1 đến lớp 4, bút bi cho lớp 5), thước kẻ, tẩy, gọt bút chì, mì tôm, và 1 chai dầu gội đầu. Dân bản ở đây rất nghèo, để trẻ con nhiều bé đầu tóc quanh năm cáu bẩn, đầy ghét và chấy. Các cô giáo thường xuyên phải trích tiền lương để mua dầu gội đầu, sau giờ học lại gọi các con ra để rửa ráy, tắm gội cho.

Quà tặng là những món đồ thiết thực​

Ngoài phần quà trên, đoàn còn chuẩn bị bữa trưa cho các bé, mỗi suất gồm 1 bánh mỳ kẹp chả, 2 xúc xích, 1 hộp sữa, 1 gói kẹo và 1 gói bim bim. Thấy có em cứ ôm khư khư suất ăn trên tay, trong khi các bạn ăn uống, hỏi tại sao con không ăn, bé nói là để dành cho đứa em ở nhà. Một thành viên Chia sẻ tình thương chạy đi kiếm thêm 1 hộp sữa, bóc ra và cắm ống hút vào, đưa cho bé, bé ngửa cổ, hút một hơi dài. Nếu không có người bóc hộp sữa đưa cho, thì chưa chắc bé đã uống mà sẽ lại để dành thêm cho em bé ở nhà…
Giao lưu văn nghệ​

Chương trình giao lưu, văn nghệ mà chúng tôi chuẩn bị, gồm các tiết mục hát, múa, đọc thơ và chơi trò chơi đã thật sự mang lại những giây phút náo nhiệt, vui vẻ đối với các em bé người dân tộc thiểu số ở miền sơn cước này. Chân Sơn không có nghề phụ, người dân chỉ trông vào cấy lúa và trồng ngô, mỗi năm 2 vụ, đất cằn, năng suất kém, chỉ đủ ăn tằn tiện. Nghèo khó, xa xôi như vậy nhưng các em bé vẫn siêng năng đến trường, chỉ những ngày lũ về mới nghỉ học. Các thầy cô giáo ở đây, ngoài tiền lương được trả theo thang bảng lương của Nhà nước, không còn khoản thu nhập nào khác. Cuộc sống còn khó khăn vô cùng nhưng nhìn ánh mắt ấm áp tình thương của họ khi nói về nghề nghiệp, về học trò, chúng tôi tin rằng, những thế hệ học sinh được đào tạo bằng sự quyết tâm và lòng yêu nghề của các thầy cô, sẽ vượt lên được cái nghèo cái khó, trở thành những con người hữu ích, xây dựng bản làng mai sau./.
Theo Chiasetinhthuong.org

http://vovnews.vn/Home/Nhung-em-be-ngheo-o-Chan-Son/20105/143403.vov
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.


Chỉ vì mấy cái bánh từ quê mang lên khiến tôi là người đến chậm nhất của chuyến đi lần này.


Đến điểm hẹn thì mọi người đã sắp xếp đâu vào đấy rồi, thấy tôi lệ khệ ôm cái thùng catong, chưa biết bên trong có gì, nhưng nhìn những nụ cười đon đả là tôi đã nhẹ cả lòng rồi, bụng nghĩ thầm “không có mấy cái bánh này chắc là mình bị mắng tơi bời rồi… Quả đúng các cụ nói không sai - Phụ nữ nhẫn nhục được mọi thứ, trừ những món ngon lạ miệng”.


Xe chuyển bánh thì cũng là lúc thành phố bắt đầu bình minh.


Thanh minh thanh nga vào câu tôi vội vàng đưa ngay món bánh cuốn vào thực đơn buổi sang, nhìn côn này thì biết là trọng bụng cô đang cơ rong trống mở rồi.


Thảo Gấu: - Em bị đau mắt định không đi vì sợ lây mọi người, nhưng nghe tin có món bánh nên em cố đi, ăn xong em nhảy xuống quay vè em cũng cam…




Toi được ngồi ngay hang ghế đối diện, 2 cô ca sỹ Em Bé Ngoan và Trang Đồ Rê Mồn


“Em là Trang đồ rê mồn…. anh đang bị hớp bởi hồn của em”. Ôi câu nói của ai mà nhân văn quá… tôi quay lại thì ra nhạc sỹ “ Bảo lão gia”. Anh kể chuyện với mọi người về chuyến đi Trung Quốc vừa rồi và anh đã học được món Vịt quay Quang Đông… Giờ anh đã trở thành Bảo lão gia nổi tiếng, anh có tài ngửi phao câu mà biết vịt quaycủa vùng nào… chậc chậc.


Chợt có 1 giọng nữ thỏ thẻ “em xa quê và bị thất lạc từ bé.. không còn nhớ quê hương bản quán ở đâu… em nhờ Bảo lão gia “ngửi giùm”
- Nhà cô ở phố hàng mắm.
- Dạ, quá đúng thầy ạ.


Thấy Bảo lão gia có tài xuất chúng… các cô trên xe đua nhau xin “ngửi”.


Những câu chuyện hài của Bảo lão gia khiên cho không khí trên xe vô cùng vui vẻ..


Thế là chả mấy chốc chúng tôi đã đến địa phận Tuyên Quang.


Đi vào sâu địa phận tỉnh Tuyên Quang chừng 20Km, đoàn dừng chân nghỉ tại 1 ngã ba để đợi mấy thành viên bên otofun (ra dẫn đường). Anh chủ quán bún chó hồ hởi ra mời …. chị em đi Tè miễn phí..


Thế rồi cái mùi bún chó, lòng lợn đã núi kéo mất nửa đoàn ngồi lại.




Và cuối cùng lệ phí “Tè” do Mường Tè đảm nhiệm.:D


Do quá sốt ruột nên ALM đã đi xe máy vào trước. Phân trần với cô hiệu trưởng về “lũ học sinh khó bảo”


Ngóng….Nhìn bụng thế kia là biết ruột đang sốt sừng sực rồi


...Và rồi cuối cùng đoàn cũng đã tới được trường Chân Sơn…


(Còn dài.... hẹn trưa nay post tiếp... giờ đi làm muộn mất 15phút rồi. Chcú cả nhà ngày mới vui vẻ và tràn ngập niềm vui)
 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Eo, lại thấy nhớ một cơ số người rồi. Anh Bừa post bài nhanh đê để em còn mở tóp mỡ dụ dỗ cả nhà đi du lịch với nhau 1 ngày nữa nào (để lại được nghe tam ca Nhợn Mon Ngoan hát nữa nào.):D:D
 
237
0
0

Phan Hoàng

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Thế lào mà cái bản mẹt của hai vợ chồng nhà iem lại lọt vào ống kính rồi lên VOV thế nhẩy :D
 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Thế lào mà cái bản mẹt của hai vợ chồng nhà iem lại lọt vào ống kính rồi lên VOV thế nhẩy :D
Nghi lắm, chắc đi cửa sau rồi....;)
 
237
0
0

Phan Hoàng

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Nghi lắm, chắc đi cửa sau rồi....;)
Suỵt, hiii :D
 
1,850
0
0

Mẹ Cáo

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Đọc đoạn này mà thương quá, ai có tên, lớp của em bé này không?

"...Một em khác, bố mất sớm, mẹ bỏ nhà đi làm ăn xa, vài tháng mới về. Mới 10 tuổi em đã phải sống 1 mình trong căn nhà, tự nấu ăn, tự học, tự chăm sóc bản thân; quần áo không có để mặc, mỗi bạn trong lớp góp nhau 2.000 đồng mua áo cho em, các thầy cô thì góp tiền mua sách, bút. Khi chúng tôi hỏi, ở một mình có sợ không, em trả lời, “con tự nuôi được 2 con gà mẹ, 2 con gà bố và 13 con gà con. Đi học về là con lo cho gà ăn, rồi cho chúng uống nước, tối lùa chúng vào chuồng. Có gà là con có trứng ăn, gà lớn con bán lấy tiền mua gạo. Con không buồn đâu con quen rồi, chỉ mong sao mẹ chóng về với con…” Nghe lời nói chầm chậm, nhìn đôi mắt ngân ngấn đỏ hoe của em mà chúng tôi không cầm được nước mắt..."

:(
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Tiếp....


Ngôi trường đơn sơ nằm ngay chân đồi, trong sân trường các con đã tập hợp đông đủ trong trang phục chỉnh tề.


Mọi người khẩn trương bốc dỡ hàng hoá


Trông trưởng bản ALM dáng điệu nguây nguẩy, nhìn cái mông tưởng dỗi, nhưng cái mẹt lại mừng không giấu đi đâu được.


K.O.M




Đồ dùng học tập và quà tặng được chuyển vào 1 lớp học vừa bị bão làm tốc mái.



Nhìn Mận cầm 2 quả dưa trong thật hình tượng










Có tý bún chó lót dạ nên công việc cứ lướt nhanh như cẩu chạy.
Không khí ngoài sân cũng khẩn trương không kém, người chăng dây người căng phông bạt khiến cho không khí trên sân vui như ngày hội.








Loa, đài máy phát điện… tất tần tật là nhà trường đi thuê. Thấy TRường nói với tôi rằng “Biết tin có đoàn chia sẻ tình thương lên thăm và tặng quà là cả trường vui lắm, thầy cô phấn khởi, các con rất vui nên nhà trường cũng làm hết sức có thể


Dưới sự chỉ đạo của quản ca mít nhợn, đội văn nghệ bắt nhịp ngay cùng các con.




Sau màn chào hỏi, khiến các con phải trố mắt bởi nhưng cái ten nick mà nghe mà bật cười, là bài hát nụ cười do tam tứ ca thể hiện.




Các con vui mừng cổ vũ hát theo. Ngoài sân không khí vui nhộn hò reo, bên trong lớp học công tác phân chia túi quà cũng diễn ra nhộp nhịp không kém.




Người cắt bánh mỳ...


Người trưng thịt bụng….


(Còn nữa.....)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
33
0
0

bodua

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Hichic, cám ơn bức ảnh "trưng thịt bụng" của anh Bừa. Nội dung bức ảnh tuy giản dị nhưng có ý nghĩa tinh thần thật "nớn nao" với bổ dưa trong quyết tâm tăng nạc, giảm mỡ. Mong rằng, tiếp sau bức "trưng thịt bụng" của bodua, anh đừng post bức "giơ xương sườn" của các cháu nhé! ;)
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Nghe bodua nói tăng nạc, giảm mỡ mình liên tưởng đến "siêu nạc" :p
@Bừa: bác post ảnh cô hiệu phó lên cho em xem người hớp hồn cái lào...
 
295
0
0

MeMilo_Ca Cao

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

Thật sự ngưỡng mộ các bố các mẹ nhà mình.
Muốn :-* và ôm mọi người thật chặt nhưng để thực hiện được với 43 ông bố bà mẹ thì chắc em không đủ sức:(
Gửi tới cả nhà mình :-*>:D<
Em Iu :cstt09:
 
0
0
0
B

Bừa

Guest
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.


Không khí càng trở nên nhộn nhịp khẩn trương.


Nhưng phải công nhận mỗi chuyến đi là một lần ghi thêm nhiều kỷ lục. không ai bảo ai nhưng mọi việc đều được các mẹ thao tác nhanh thoăn thoắt.












Các thấy ô còn phải tấm tắc khen – đúng là nhưng người vợ đảm.



Ngoài sân : sau màn giao lưu, tình thầy trò và các cô các chú như xịch lại gần nhau hơn làm cho không khí càng trở lên sôi động








Các con xung phong lên hát








Nhìn nụ cười tươi vui ánh mắt hồn nhiên của các con chắc hẳn không riêng gì chúng tôi, mà các thầy các cô cùng bà con tới xem cũng sẽ thấy rất vui và HP.


Hoà cùng những ánh mắt những nụ cười ấy.. chúng tôi như được sống lại thời tuổi thơ trong trẻo.



Em bé ngoan, Mẹ mít nhợn


Rồi Trang đôremon..các cô thay nhau hát…. hát say mê như chưa bao giờ được hát vậy.






Các con cũng nhiệt tình không kém.. Thèo lời cô Oanh hiệu phó.
- Hôm nay được như thế này là các con vui lắm, có loa đài thế này lại có cả các cô các chú dẫn chương trình ca hát cùng thế này… thì đúng là các con chưa bao giờ có”






Đội văn nghệ của trường với tiết mục Aerobic sôi động.


Tôi cũng cuống cẳng giậm giựt…. thế là vào nhảy cùng các con.


Nghĩ cũng thấy tài… hôm nay ngồi viết cái chữ Aerobic còn phải hỏi Khai Tâm tận bên Nhật.. thế mà nhìn các con nhảy vài đường cơ bản là bắt chước được ngay. Mình phục mình quá.


Như sợ chú Bừa ngượng, các con phía dưới vỗ tay động viên .. rồi cười nghiêng ngả






Cô hiệu phó chống nạnh suy tư (Nát chú ý: không được no bụng đói con mắt nhhé .... chân cô cỡ 36 đấy nếu có l iêu mến xin mời nhấn vào đây



Phía ngoài bà con đứng xem miền phí






Phía sau hậu trường các thành viên bắt đầu vào công việc phân chia sách vở và dồ cùng học tập.








Những chồng sách, chồng vở ôly được các co các chú bóc ra và phân chia vào từng cặp cho các con


Càng về trưa không khí càng thêm oi bức mà mọi việc lại đang cần khẩn trươgn hơn


.... một hình ảnh đẹp của CSTT

(Còn nữa..)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

@ Bừa: Cô bé này hình như tên Hương, bạn của Gà. Lúc ngồi chia đồ, mồ hôi đầm đìa, Cam chạy ra chụp, nghĩ ngay là ảnh sẽ rất đẹp. Cái này mà đi dự thi ảnh của Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN có khi đoạt giải với tên ảnh "Niềm vui người thợ", khà khà!
Mà bác vẫn up ảnh lên photobucket, sau đó copy sang CSTT à. Bác làm 1 đống ảnh thế này thì mất công lắm, em làm có mấy cái mà mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Tks bác...
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: 08.05.2010 Tường thuật trực tiếp chuyến đi của Chia sẻ tình thương đến với các bé dân tộc Dao trường tiểu học Chân Sơn miền núi Chân Sơn huyện Yên Sơn, Tuyên Quang.

@ Bừa: Cô bé này hình như tên Hương, bạn của Gà. Lúc ngồi chia đồ, mồ hôi đầm đìa, Cam chạy ra chụp, nghĩ ngay là ảnh sẽ rất đẹp. Cái này mà đi dự thi ảnh của Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN có khi đoạt giải với tên ảnh "Niềm vui người thợ", khà khà!
Mà bác vẫn up ảnh lên photobucket, sau đó copy sang CSTT à. Bác làm 1 đống ảnh thế này thì mất công lắm, em làm có mấy cái mà mất hơn nửa tiếng đồng hồ. Tks bác...
Giá có cái áo chuối là cho lên trang nhứt ngay nhỉ :D
 
Top