mẹ K.O.M
New Member
Ðề: Ngày của Mẹ: 10-5-2009!
Canh tập tàng của mẹ
Bố tôi mất sớm để mẹ lại một mình nuôi ba đứa con thơ dại và bố mẹ chồng già yếu, ốm đau liên miên.
Cái nắng mùa hè dội lửa xuống mảnh đất miền Trung quê tôi, nhưng bữa cơm gia đình vẫn ngon lành, mát mẻ nhờ món canh tập tàng thơm hương đồng quê mộc mạc của mẹ.
Bố tôi mất sớm để mẹ lại một mình nuôi ba đứa con thơ dại và bố mẹ chồng già yếu, ốm đau liên miên. Sáu con người ôm ấp nhau trong ba gian nhà gỗ mà năm tháng thời gian đã bào nhẵn từng bậc cửa.
Nhà nghèo đông con, cái túng, cái khổ cứ bám riết lấy đôi vai còm cõi của mẹ tôi. Thỉnh thoảng, con gà mái nhảy ổ, mẹ để lại một ít trứng cho gà mẹ ấp, còn lại để chưng lên cho ông bà ăn. Có khi gà đẻ nhiều, mẹ mang ra chợ bán lấy tiền mua lạng thịt thăn cũng để nấu cháo cho ông bà. Mảnh vườn sau nhà, mẹ cần mẫn cuốc xới để trồng rau, mùa nào thức ấy, vậy nên chưa bao giờ mẹ phải ra chợ mua rau cả. Tuổi thơ khốn khó của chị em tôi lớn lên từ những nồi canh tập tàng mẹ nấu.
Rau để nấu canh tập tàng thường là loại rau hỗn hợp: rau dền, rau đay, rau lang, rau mồng tơi, rau bù đất...mẹ trồng ngoài vườn và cả những lá rau má, rau sam, rau tàu bay mọc cạnh bờ rào. Mẹ hái mỗi thứ một ít, rửa sạch rồi vò nhàu đặt lên thớt thái nhỏ thành sợi. Khi nước sôi mới cho muối rồi cho rau vào. Nấu canh bao giờ cũng phải to lửa thì rau mới xanh nên giữa trưa hè, bên bếp lửa bùng bùng, trán mẹ mướt mát mồ hôi. Canh tập tàng nấu suông vì ngay cả những con moi (con tép khô) để nấu canh với một gia đình đông người như gia đình tôi hồi ấy quả là xa xỉ. Giữa mâm cơm ngày hè, có bát canh tập tàng ăn kèm với cà pháo muối vại đằm đặm, đôm đốp ngon hết ý.
Ngày bà nội ốm nặng, mẹ hỏi bà thích ăn gì để mẹ nấu, bà bảo: Bà thèm bát canh tập tàng, thế là dù đang giữa mùa đông nhưng mẹ vẫn cố đi tìm cho được nắm rau sam, rau ngót, rau dền...nấu cho bà một bát canh. Mẹ ngồi đầu giường bón cho bà từng thìa canh cho đến khi hết sạch. Bà ăn rất ngon miệng và nhìn mẹ rất lâu. Chắc bà muốn nói điều gì đó với mẹ nhưng có lẽ bà không còn đủ sức. Ngày hôm sau, bà mất.
Mỗi lần bưng cơm đặt lên bàn thờ của bà, mẹ thường đặt cạnh đó một bát canh tập tàng. Ngước nhìn di ảnh của bà, mắt mẹ đỏ hoe, nghẹn giọng: Mẹ ơi, ở dưới đó, có ai nấu canh tập tàng cho mẹ ăn không?
Dân gian có câu: “Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn”, không biết có đúng không nhưng chị em tôi đã khôn lớn từ những bát canh tập tàng của mẹ. Tôi lên thành phố học đại học, vẫn nhớ đau đáu món canh quê nhà. Và vào những buổi chiều muộn cuối tuần, tôi lại vội vã ra đón chuyến xe khách cuối cùng về với mẹ, về với những bữa canh tập tàng mẹ nấu với muôn vàn tình yêu thương.
Canh tập tàng của mẹ
Bố tôi mất sớm để mẹ lại một mình nuôi ba đứa con thơ dại và bố mẹ chồng già yếu, ốm đau liên miên.
Cái nắng mùa hè dội lửa xuống mảnh đất miền Trung quê tôi, nhưng bữa cơm gia đình vẫn ngon lành, mát mẻ nhờ món canh tập tàng thơm hương đồng quê mộc mạc của mẹ.
Bố tôi mất sớm để mẹ lại một mình nuôi ba đứa con thơ dại và bố mẹ chồng già yếu, ốm đau liên miên. Sáu con người ôm ấp nhau trong ba gian nhà gỗ mà năm tháng thời gian đã bào nhẵn từng bậc cửa.
Nhà nghèo đông con, cái túng, cái khổ cứ bám riết lấy đôi vai còm cõi của mẹ tôi. Thỉnh thoảng, con gà mái nhảy ổ, mẹ để lại một ít trứng cho gà mẹ ấp, còn lại để chưng lên cho ông bà ăn. Có khi gà đẻ nhiều, mẹ mang ra chợ bán lấy tiền mua lạng thịt thăn cũng để nấu cháo cho ông bà. Mảnh vườn sau nhà, mẹ cần mẫn cuốc xới để trồng rau, mùa nào thức ấy, vậy nên chưa bao giờ mẹ phải ra chợ mua rau cả. Tuổi thơ khốn khó của chị em tôi lớn lên từ những nồi canh tập tàng mẹ nấu.
Rau để nấu canh tập tàng thường là loại rau hỗn hợp: rau dền, rau đay, rau lang, rau mồng tơi, rau bù đất...mẹ trồng ngoài vườn và cả những lá rau má, rau sam, rau tàu bay mọc cạnh bờ rào. Mẹ hái mỗi thứ một ít, rửa sạch rồi vò nhàu đặt lên thớt thái nhỏ thành sợi. Khi nước sôi mới cho muối rồi cho rau vào. Nấu canh bao giờ cũng phải to lửa thì rau mới xanh nên giữa trưa hè, bên bếp lửa bùng bùng, trán mẹ mướt mát mồ hôi. Canh tập tàng nấu suông vì ngay cả những con moi (con tép khô) để nấu canh với một gia đình đông người như gia đình tôi hồi ấy quả là xa xỉ. Giữa mâm cơm ngày hè, có bát canh tập tàng ăn kèm với cà pháo muối vại đằm đặm, đôm đốp ngon hết ý.
Ngày bà nội ốm nặng, mẹ hỏi bà thích ăn gì để mẹ nấu, bà bảo: Bà thèm bát canh tập tàng, thế là dù đang giữa mùa đông nhưng mẹ vẫn cố đi tìm cho được nắm rau sam, rau ngót, rau dền...nấu cho bà một bát canh. Mẹ ngồi đầu giường bón cho bà từng thìa canh cho đến khi hết sạch. Bà ăn rất ngon miệng và nhìn mẹ rất lâu. Chắc bà muốn nói điều gì đó với mẹ nhưng có lẽ bà không còn đủ sức. Ngày hôm sau, bà mất.
Mỗi lần bưng cơm đặt lên bàn thờ của bà, mẹ thường đặt cạnh đó một bát canh tập tàng. Ngước nhìn di ảnh của bà, mắt mẹ đỏ hoe, nghẹn giọng: Mẹ ơi, ở dưới đó, có ai nấu canh tập tàng cho mẹ ăn không?
Dân gian có câu: “Canh tập tàng thì ngon, con tập tàng thì khôn”, không biết có đúng không nhưng chị em tôi đã khôn lớn từ những bát canh tập tàng của mẹ. Tôi lên thành phố học đại học, vẫn nhớ đau đáu món canh quê nhà. Và vào những buổi chiều muộn cuối tuần, tôi lại vội vã ra đón chuyến xe khách cuối cùng về với mẹ, về với những bữa canh tập tàng mẹ nấu với muôn vàn tình yêu thương.