Ðề: Nghé ơi mau khỏe con trai nhé! Cả nhà cùng động viên gia đình Nghé
Nói chuyện cầu nguyện, em nhớ mới đọc 1 cuốn sách rất hay của thiền sư Thích nhất Hạnh là “Hiệu lực cầu nguyện”. Em tin bất cứ ng đọc nào cũng tìm thấy ít nhiều lời giải đáp cho những câu hỏi thiết thực trong cuộc đời.
Xin trích lời của 1 bạn
Ai trong chúng ta dù ko có tôn giáo cũng có ít nhất một lần cầu những điều tốt lành đến với em hay người thân. Hồi đi học, thì cầu cho đề thi ra trúng tủ, hoặc cầu cho cô giáo đừng kêu tên em trong buổi "kiểm tra miệng", rồi cầu cho thi đậu trường em yêu thích nà, khi ra trường rồi thì cầu có được việc làm như ý. Giờ đây một lần nữa tôi lại cần đến sức mạnh của cầu nguyện, thật may mắn là lần này tôi có thêm phần "lý thuyết" để thực tập. Hiệu lực cầu nguyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh thực sự đã trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi bấy lâu bị ức chế:
- Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện cái gì? Cầu nguyện ai? Cầu nguyện như thế nào?
- Cầu nguyện có hiệu lực không?
- Nếu không có hiệu lực thì vì thiếu lòng tin hay thiếu tình thương yêu? Cái gì quy định hiệu lực của cầu nguyện?
- Vậy cầu nguyện như thế nào để có hiệu lực?....
Có một điều chú ý khi tôi nghe sư ông nhắc đến nhiều lần vai trò của một dạng "năng lượng tình thương" trong cầu nguyện, điều này tôi thấy rất gần với khái niệm "năng lượng" của Nhân Điện. Điều thứ hai là sư ông còn trích dẩn và giải thích việc cầu nguyện không chỉ của đạo Bụt mà qua tôn giáo khác nữa như Công Giáo và Ki-Tô Giáo. Điều thứ ba lôi cuốn tôi là sư ông cũng có bày cho chúng ta cầu nguyện những người đang sống nữa, nghe thật lạ !?
Và phần gth cuốn sách
Cũng như một loạt các cuốn sách khác đã được xuất bản tại Việt Nam của ông, với Hiệu lực của cầu nguyện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi được vào trái tim người đọc với những câu trả lời cho những câu hỏi thường ngày nhất, nhưng là những câu hỏi khó khăn nhất trong cuộc sống con người. Nếu bạn có chút Tây học, bạn sẽ nhận ra ngay: Thích Nhất Hạnh đã dùng khoa học truyền thông của Tây phương để truyền tải thành công những thông điệp tưởng chừng rất khó của Đạo Phật, rốt cục không phải để bạn thuộc lòng giáo lý, mà để bạn thực hành và tự giúp mình trong cuộc sống. Bạn làm được theo lời ông khuyên vì ông nói bạn hiểu.
Đọc “Trái tim của Bụt” của ông, bạn có thể hiểu rằng thì ra Đạo Phật dạy kỹ năng sống. Với “Hiệu lực của cầu nguyện”, bạn sẽ học thêm được một kỹ năng mới: cầu nguyện, một điều mà nếu không có một chút tâm linh, bạn sẽ bỏ qua mất dễ dàng. Bạn sẽ hiểu thêm một điều: bạn đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình hằng ngày thì hàng ngày bạn cũng cần cầu nguyện. Bạn nói chuyện với bản, với Chúa, với Bụt, với người thân đã mất và cả những người đang sống…những người có thể gửi năng lượng cho bạn. Bạn sẽ hiểu có tha lực và có tự lực, và cả hai đều giúp cho cuộc sống của bạn nếu bạn biết cách cầu nguyện!
Theo thiền sư, việc cầu nguyện thành công hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố nhưng điều quan trọng khi cầu nguyện, bạn hãy để “thân và tâm” hợp nhất.
“Chúng ta biết rằng khi ta có một đường dây điện thoại, muốn cho điện thoại của chúng ta có thể sử dụng được, thì trong đường dây đó phải có điện. Cũng giống như khi em sử dụng máy quạt, tủ lạnh, hay bóng đèn, thì trong dây điện phải có dòng điện chạy qua. Sự cầu nguyện cũng vậy. Trong lúc cầu nguyện phải có một năng lượng. Năng lượng đó là đức tin, là tình thương yêu. Nếu cầu nguyện mà không có năng lượng của đức tin và của tình thương thì cũng giống như một đường dây không có điện, hành động cầu nguyện sẽ không đưa tới một kết quả nào hết.
Trong đạo Bụt, chúng ta có danh từ tụng kinh. Tụng kinh có nghĩa là ôn lại, đọc lại những lời Bụt dạy. Có khi chúng ta tụng một em, có khi chúng ta tụng với tăng thân. Có khi chúng ta tụng thầm, có khi chúng ta tụng thành tiếng. Có lúc trong khi tụng, ta có năng lượng của chánh niệm, của đức tin, của tình thương. Có lúc chúng ta tụng như những con vẹt, chỉ để ý đến âm điệu ngân nga của câu kinh tiếng kệ, mà không để ý gì đến nghĩa lý của lời kinh.
…Yếu tố thứ hai của sự cầu nguyện là phải có năng lượng, tương đương với vấn đề phải có dòng điện trong đường dây điện thoại.
Trong sự cầu nguyện, dòng điện đó là tình thương, là chánh niệm, là chánh định. Phải có niệm, phải có định, phải có tuệ, và phải có tình thương (tức là từ và bi), thì mới có hy vọng thành công trong sự cầu nguyện.
Như vậy tiến trình của việc cầu nguyện là trước hết ta phải thiết lập sự liên hệ, tức là nối cho được đường dây; kế đó ta phải chuyền năng lượng của chánh niệm qua đường dây đó. Dù trong tư thế ngồi, trong tư thế đứng, trong tư thế quỳ, hay trong tư thế nằm, nếu chúng ta có năng lượng của niệm, của định, của từ, và của bi thì chúng ta có thể cầu nguyện được, và hiệu quả của sự cầu nguyện có thể tức thời, xảy ra cùng một lúc với sự cầu nguyện.
Nếu hành trì như vậy mà kết quả của sự cầu nguyện vẫn không thấy, thì chúng ta thường phân vân với câu hỏi thứ tư: Nếu cầu nguyện không có kết quả, đó có phải là do đức tin yếu kém hay không? Đó có phải là do tình thương không có mặt, hoặc còn yếu kém hay không?
Đúng vậy! Nếu cầu nguyện mà không đủ niệm, mà thiếu định, thiếu từ, thiếu bi, thì việc cầu nguyện sẽ không thành công. Các yếu tố đó là những năng lượng cần có để chuyền vào đường dây. Khi trái tim của anh chưa mở ra, làm sao anh thấy khỏe được? Khi trái tim anh đã mở ra rồi thì anh thấy khỏe liền lập tức, anh thấy sự cầu nguyện có hiệu quả liền lập tức, rõ nhất là trong thân và trong tâm của chính anh, anh không cần thì giờ chờ đợi kết quả.
Không những đức tin cần phải có tình thương, mà còn cần phải có niệm. Theo sự thực tập của chúng ta tại Làng Mai thì niệm là sự có mặt đích thực của thân và tâm. Thân và tâm về cùng một mối, trong giờ phút hiện tại. Nếu không có điều đó thì chúng ta không cầu nguyện được, dù chúng ta là người Cơ-đốc giáo hay là người Hồi giáo. Nếu anh không có mặt thì ai là người đang cầu nguyện đây? Cho nên anh phải có mặt đích thực, thân và tâm anh phải an ổn tìm về một mối ngay trong giây phút đó, tức là anh phải có niệm trong lúc anh cầu nguyện. Khi có niệm thì anh có định, tức là có điều kiện để dẫn đến cái thấy sâu sắc (Tuệ).
Cái mà chúng ta nói là nguyên tắc đầu tiên, sự cảm ứng đạo giao, năng lễ sở lễ tánh không tịch, là một cái tuệ. Cái tuệ đó có thể được gọi là Không, là Tương tức, the nature of interbeing. Khi chúng ta chắp tay lại và quán tưởng Năng lễ, sở lễ tánh không tịch là chúng ta đem cái tuệ giác Bát nhã, cái tuệ giác tương tức vào để thiết lập sự liên hệ giữa ta và đấng ta cầu nguyện. Nếu không có cái đó thì cầu nguyện sẽ không thành. Nếu không có cái đó thì sự khấn vái chỉ là một sự mê tín.
Các bạn có thể đọc cuốn sách ở đây, sách viết tương đối giản dị, dễ đọc
http://www.thuvienhoasen.org/hieuluccaunguyen-00.htm
Em biết chắc là thời điểm này năng lượng tình thương đang tràn ngập trong trái tim mọi người và năng lượng ấy đang được gửi đến cho Nghé của chúng ta @};-