Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Đề tài này ngày càng thú vị @};-.

Cái "ác" của Tấm là để thế hiện "công lý" trong con mắt dân gian thôi, một hình thức của "pháp luật". Có tội thì bị trừng phạt. Ai trừng phạt ??? Trong mỗi câu chuyện có một nhân vật đóng vai trò người bảo vệ pháp luật. Ở đây là cô Tấm, chứ không phải nhà vua, và cũng không phải Bụt, khá đặc sắc.
 
15
0
0

Mẹ BB

New Member
Ðề: Người Mỹ dạy bài học 'Cô bé lọ lem' như thế nào?

Mình thấy vấn đề này rất thú vị. Trong các câu chuyện hay ca dao dân gian, các vấn đề tốt xấu - trắng đen được phân biệt đơn giản rõ ràng chứ không đan xen như trong cuộc sống thực, và điều đó theo mình phù hợp với tầm tiếp thu của trẻ con. Các câu chuyện cổ tích dân gian đủ sức tồn tại với thời gian thì dù Bộ Giáo dục có không đưa vào chương trình giảng dạy, nó cũng vẫn tồn tại. Quan trọng là cách tiếp thu nó. Chẳng có vấn đề gì nếu từ bé các cháu được nghe Tấm Cám, biết phân biệt thiện ác, rồi sau đó lớn lên biết phân biệt cái thiện cái ác của cô Tấm và cô Cám như một bạn nào đó đã phản biện trước hội đồng thi. Cái vấn đề theo mình không phải ở bản thân các truyện cổ tích hay ca dao, chúng là hình ảnh phản ánh ý nghĩ chân thực đơn sơ nhất của số đông (khác với truyện cổ Andersen), mà vấn đề lại là cách giáo dục, một hồi nâng tâm Cô Tấm lên quá mức, rồi sau đó thấy dư luận chê cổ kinh quá, sợ hại đến con trẻ nên lại bỏ đi. Có điều, mẹ kể con nghe chuyện cô Tấm, khen cổ hiền thì cũng phải là khen thật lòng. Giờ mình thấy cổ thế là dã man quá, mình không kể chi tiết làm mắm kinh dị ấy nữa, biết đâu mấy trăm năm sau, cô Tấm sẽ hiền đi :D.
 
Top