Những cuốn sách yêu thích

507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Chưa viết được về Peony in love tặng mẹ susu, post tạm về cuốn sách này :).




Con Mồi
Michael Crichton


Chắc hẳn nhiều người từng yêu thích Jurassic park, The lost world. Michael Crichton lần này đến với lãnh địa của Trí Tuệ Nhân Tạo.

Jack Forman bỗng trở thành househusband, chỉ vì dại dột không lọai trừ hộp thư của sếp ra khỏi chương trình monitoring. Là một kỹ sư đầy tài năng nhưng giờ lý lịch của anh đã có vết, anh đã nổi tiếng về đức tính thẳng thắn dám làm này :). Cuộc sống của Jack bây giờ xoay quanh ba đứa con, chờ ngày người ta quên đi chuyện đó và một công ty nào đó sẽ nhận anh. Vợ của Jack, Julia, là phụ trách kỹ thuật ở một công ty hi-tech. Càng ngày chị càng đi làm về muộn, tính tình bất thường. Mỗi lần anh gọi đến cơ quan thường nhận được câu trả lời là chị đã bay đi Nevada cho một thử nghiệm mới. Anh đã nghĩ chị có người đàn ông khác, anh đã nghĩ đến chuyện chia tay... Chưa kịp nói chuyện với vợ thì ông chủ công ty cũ liên lạc muốn anh quay lại. Họ muốn anh giúp tìm lỗi trong phần mềm dựa trên thuật toán multi-agent mà anh là tác giả. Phần mềm này công ty của Julia đang sử dụng cho các thử nghiệm ở Nevada.

Làm thế nào để chụp ảnh trận địa của đối phương trong một cuộc chiến. Các phương tiện chở máy ảnh đều có thể bị đối phương bắn rơi. Công ty của Julia, dưới sự đặt hàng của Quân đội, đã đề xuất một lọai camera đặc biệt, dưới dạng vô vàn các particles. Mỗi particle đóng vai trò như một cell rất nhỏ của đôi mắt, và hình ảnh sẽ được khôi phục từ thông tin mỗi cell mang lại. Các particles này di chuyển theo nhóm (swarms), được điều khiển bởi phương pháp mô phỏng cách chim và thú di chuyển theo đàn. Jack chính là chuyên gia về vấn đề này, và hơn thế nữa anh còn là người phát minh ra cách ứng dụng bản năng săn mồi vào các thuật toán này. Những particles được "huấn luyện", "học" cách phối hợp với nhau để cùng thực hiện một mục đích. Các particles này được sản xuất như thế nào ? Điều gì đã xảy ra ở sa mạc Nevada, mời các bạn xem tiếp truyện Con mồi :)

Câu chuyện không cực kỳ đặc sắc nhưng cũng khá thú vị, không bằng Jurassic park, The lost world, nhưng cũng khá hồi hộp ...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,501
0
0

Haidang02

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Mọi người đã đọc quyển này chưa :



• Tên sách: BA ƠI, MÌNH ĐI ĐÂU
• Tác giả: Jean-Louis Fournier
• Dịch giả: Phùng Hồng Minh
• Nhà xuất bản: Nhã Nam và Hội Nhà Văn
• Năm xuất bản: 2009
• Số trang: 175
• Giá tiền: 32.000 VND
• Khổ: 12x20 cm


“Ba ơi mình đi đâu?” đã mở ra một thế giới nơi bóng tối ngự trị: thế giới của tật nguyền, của nỗi đau, của day dứt, của thất vọng… Nhưng lối dẫn dắt của Jean-Louis Fournier, một bậc thầy trào phúng đen, lại khiến ta phải cười, phải khóc, phải suy ngẫm và khi gấp sách cũng chính là lúc ta thôi bi lụy. Bởi chính ông, người cha có tới “hai ngày tận thế”, bằng cuốn sách mỏng nhưng lay động tâm can này, đã thắp lên niềm vui sống căn bản, dù mong manh nhưng không bao giờ lụi tắt.
“Một cuốn sách nhỏ để đến với điều cốt tủy.” Tác giả của nó đã muốn như thế khi lần đầu tiên đối diện nỗi đau tật nguyền của các con trai bằng văn chương. Sự dung dị, cảm động và độc đáo tràn đầy ở đó đã khiến “Ba ơi, mình đi đâu?” trở thành một kiệt tác nhỏ, đoạt giải Fémina, là tâm điểm của mùa sách văn học Pháp 2008.

Có thể lấy xem tại đây : Ba ơi, mình đi đâu
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Em đã đọc cuốn sách và không thích. Có lẽ do đề tài quá nhạy cảm. Cá nhân em thấy câu "hai ngày tận thế" không như hình ảnh về người tàn tật trong xã hội hiện nay. Trào phúng ở lĩnh vực này, không biết nói thế nào nữa, nhiều khi ko hề thấy là black humour mà thấy là sarcasm. Cuốn sách gây rất nhiều bất đồng trong các phụ huynh, đặc biệt những người có con tàn tật.

Tuy nhiên Nhã Nam rất hay xuất bản sách hay. Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến cá nhân của em. Chắc chắn cuốn sách được giải như vậy thì phải được nhiều người đánh giá cao.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
1,557
0
0

Camellia

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

@Zoe: em gửi mail cho chị rồi, chị có nhận được chưa ạ?
 
354
0
16

Mr_Ech

Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Trở lại với truyện thiếu nhi nhé !

Oliver Twist...
PS: Đang tự hỏi sẽ có tiếp bài nào về cuốn này không đây :smiling:. Đây cũng là một cuốn sách zoe thích (gần nhất).
Cái này lại hy vọng ... Ếch thôi :eyelash:.
Nói thật là khi bác Zoe bày tỏ nguyện vọng như ở trên thì em vẫn còn chưa đọc Oliver Twist, chưa biết Oliver Twist là ai. Hôm nay mới đọc xong cuốn truyện này trên mạng. Cop nhặt suy nghĩ và bài viết của nhiều người, tổng hợp thành bài viết dưới đây tặng chị Zoe và chị Haidang02 :rose:.

Oliver Twist - câu chuyện về cậu bé lang thang cô độc

Tôi có thói quen đọc truyện in trên bản giấy; còn truyện trên mạng đọc cách nào cũng không thể có được cảm xúc như khi đọc sách truyện. Đó có lẽ cũng là một hạn chế. Bởi vậy nên tôi đọc Oliver Twist trên mạng khá là khó khăn. Và chắc hẳn nó cũng giảm bớt cái sự hay đi rất nhiều…





Oliver Twist (1838) là tiểu thuyết thứ 2 của Charles Dickens. Cuốn sách ban đầu được xuất bản ở Bentley's Miscellany làm một loại sách ra từng kỳ vào mỗi tháng, bắt đầu từ tháng 2 năm 1837 và đã tiếp tục cho đến tháng 4 năm 1839.

Tiểu thuyết “Oliver Twist” viết về những cuộc phiêu lưu của nhân vật trung tâm Oliver Twist trong hành trình đi từ bất hạnh, khổ đau đến hạnh phúc, yên vui. Câu chuyện được mở dần ra theo bước chân của cậu bé mồ côitrong những cuộc phiêu lưu và tuổi thơ đầy cực nhọc của một cậu bé móc túi trên những đường phố London ở thế kỷ thứ 19 sau khi bỏ trốn khỏi nhà tế bần

Trong một nhà tế bần trên mảnh đất của Nữ hoàng Anh, Oliver Twist sống giữa những đứa trẻ đồng cảnh ngộ. Còn đáng sợ hơn cả một trại giam dành cho những tù nhân phạm tội, những đứa trẻ bị đối xử một cách tồi tệ, thậm chí bị bóc lột. Rồi Oliver bị đưa tới một xưởng làm nghề kinh doanh đám ma. Tại đó, cậu chỉ biết tới sự thiếu thốn và ngược đãi. Cậu bé chịu đựng tất cả, cho tới ngày một sự kích động đã thúc đẩy cậu bỏ trốn đến London .

Tưởng đã thoát khỏi địa ngục, nào ngờ, Oliver lại rơi vào hoàn cảnh khốn khổ không kém. Kiệt sức, đói khát, cậu "được" một băng ăn trộm kiêm móc túi thu nhận. Oliver sống dưới sự kiểm soát và điều khiển của tên thủ lĩnh lạnh lùng Fagin cùng những Dodger, Bill, Nancy ranh ma và từng trải. Cậu bé bị bọn chúng lôi kéo và ép buộc làm những việc mà cậu không muốn. Oliver tội nghiệp đã khám phá ra một thế giới tàn nhẫn, nơi chỉ có thể dựa vào mưu mẹo và sức mạnh để tồn tại qua ngày.

Rồi Oliver bị bắt trong một lần mưu toan ăn trộm, nhưng cậu không phản bội đồng bọn và đã khiến cho ngài Brownlow, một người đàn ông nhân từ động lòng trắc ẩn. Nhưng Fagin và Bill không dễ dàng buông tha cho nạn nhân yếu ớt của chúng khi buộc Oliver tiếp tục tham gia vào vụ ăn trộm tại chính nơi ở của ân nhân...

Oliver Twist thu hút độc giả ở nhiều trình độ khác nhau. Đó cũng là một cuộc hành trình khai tâm, học hỏi kinh nghiệm từ cuộc sống, một câu chuyện dân gian rất hấp dẫn xảy ra vào giữa một thời kỳ thú vị, nơi những điều tồi tệ luôn cận kề với cái tốt. Cũng như tất cả những tiểu thuyết khác của mình, Dickens đã hòa trộn trong đó sự hài hước và nỗi buồn. Tôi đặc biệt cảm nhận được ý nghĩa của sự mỉa mai mà ông muốn bộc lộ, một phong cách rất Anh. Trẻ em cũng rất thích điều đó. Đối với tôi, những điều xấu trong Oliver Twist không bao giờ là vấn đề đối với thanh thiếu niên. Đó là một phần cố hữu trong mọi câu chuyện, ngay cả trong những chuyện cổ Grim cũng có, và trẻ em sẽ biết cách tiếp thu câu chuyện theo cách của chúng.

Không có một chi tiết hay tính cách cá nhân nào trong Oliver Twist mà những người hâm mộ nhà văn tài ba Charles Dickens mong muốn nó sẽ phong phú hơn, tối tăm hơn hoặc tàn bạo hơn. Bởi câu chuyện về cậu bé mồ côi thực sự là bức chân dung buồn về xã hội nước Anh nghèo nàn và bảo thủ. Theo bước chân của cậu bé tội nghiệp, độc giả không khỏi xót xa và nuối tiếc mỗi khi Oliver đã đến được rất gần với những điều tốt đẹp, tránh khỏi vũng bùn nhơ nhuốc mà cậu bị mắc vào, nhưng rồi lại bị xô đẩy trở lại cuộcsống khốn cùng đầy đau khổ. Trong mỗi trang, nhất là với những cảnh bi thương, tác giả đều bộc lộ vẻ xót xa đối với những tầng lớp người cùng khổ và yếu đuối, đồng thời mang tới cho họ một niềm hy vọng mong manh, một lối thoát hạnh phúc đầy ngẫu nhiên

Và Oliver Twist không còn là câu chuyện về nỗi bất hạnh nhờ vào lòng nhân đạo sâu sắc mà một số ít nhân vật thuộc tầng lớp tư sản đã thể hiện. Đến cuối tác phẩm, độc giả hoàn toàn bất ngờ trước xuất thân thực sự của Oliver, trước một bí mật lớn được khám phá. Tình tiết đó có lẽ là một trong những tình tiết không thể tưởng tượng sẽ xảy ra nhất của cuốn tiểu thuyết. Hạnh phúc đến với Oliver gần như hoàn hảo. Dickens đã mang lại sự ngạc nhiên sửng sốt cho hầu hết tất cả các nhân vật trong tác phẩm và cho cả người đọc - những người mà thông thường biết rõ mọi chuyện trong tác phẩm hơn bất kì nhân vật nào của tác phẩm.

Với bản chất yêu thích những cái kết thúc có hậu, điều đó làm tôi thấy thích thú hơn cả… Và chắc chắn, tôi sẽ tìm và đọc Oliver Twist bản sách truyện để một nữa để cảm nhận được sâu sắc hơn những buồn tủi, đớn đau và cô độc trong mỗi đoạn đời của cậu bé Oliver Twist…

Theo : Mr_Ech's Blog
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Cám ơn Mr_Ech @};-.

PS: Hihi, ngoài Dickens, đạo diễn trong bộ phim trên ảnh chị cũng thích lắm.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Hứa với me susu đã lâu :"> ...

Peony in love
Lisa See​

Viết tặng mẹ susu :rose:

Peony in love kể về một nàng thiếu nữ trẻ tuổi, dĩ nhiên là đẹp, nhân một buổi trình diễn tuồng do cha mình tổ chức, gặp một nhà thơ trẻ đẹp và bị cú sét đánh của tình yêu. Nàng đau khổ bởi vì nàng đã bị bố mẹ hứa hôn với người khác. Nàng quyết định nhịn ăn để tự tử. Và chỉ đến lúc trước khi chết nàng mới biết người mà bố mẹ định gả cho không ai khác chính là anh chàng nhà thơ .

Và nàng biến thành một bóng ma đi theo chàng nhà thơ ... đi cả vào cuộc đời riêng tư của chàng...

Trước hết, câu chuyện hẳn rất thú vị cho những người thích chuyện ma :). Sau nữa, câu chuyện có tính lịch sử. Đó là vào thế kỷ thừ 17, khi người Mãn lật đổ nhà Minh để lập ra nhà Thanh. Trong giai đoạn này có rất nhiều nhà văn nữ, điều hiếm có ngay cả ở phương Tây lúc đó.

Vở tuồng mà cô gái trong truyện xem có tên Mẫu đơn đình của Thang Hiển Tổ (người được mệnh danh Shakespeare của phương Đông, hai người sống cùng thời). Đó là một vở kịch nổi tiếng về đề tài phụ nữ và tình yêu. Một cô gái tương tư người chỉ gặp trong mộng mà lâm bệnh chết. Rồi người trong mộng lại là người có thật và nàng lại biến thành "ma" để ở bên người mình yêu, và rồi tình yêu đã làm nàng sống lại. Mô tả hơi đơn sơ :), nhưng đó thực sự là một tuyệt tác. Vở tuồng được nhiều người yêu thích, nhất là phụ nữ thời đó, mà truyền thuyết cho rằng từ đó xuất hiện rất nhiều nhà thơ nữ, những người không cam chịu số phận, thà chết nếu không được sống để yêu, và trước khi chết để lại cho nhân loại rất nhiều thơ ca :).

Một điển hình trong những nhà thơ nữ như thế là nàng Tiểu Thanh, người mà đã làm Nguyễn Du cảm hứng viết Độc Tiểu Thanh Ký.

Những bài thơ nổi tiếng mà được nói do Tiểu Thanh sáng tác có phải do nàng sáng tác không, có thật sự do một người phụ nữ sáng tác không, tất cả vẫn là những câu hỏi chưa ai trả lời chắc chắn (??). Tuy nhiên, ba người vợ của nhà thơ trong truyện Peony in love là những nhân vật có thật, cũng như chính nhà thơ, vì ông là người xuất bản lại những ghi chép của ba người vợ mình.

Câu chuyện trong Peony in love sẽ cuốn hút nhiều người phương Tây muốn biết về những tục lệ văn hóa liên quan đến phụ nữ như bó chân, gả bán. Và còn đặc biệt nữa là về Nu Shu, chữ viết bí mật mà phụ nữ Trung quốc sáng tạo ra để trao đổi với nhau mà nam giới không phát hiện được. Loại chữ này tồn tại từ thời gian đó mãi đến những năm 60 mới được chính thức "khám phá" ra. Cuốn Tuyết Hoa và Cây Quạt Bí Mật cũng của tác giả Lisa See nói về chuyện này nhiều hơn.

Lisa See viết rất cuốn hút, nếu là người châu Á gần với văn hóa Trung quốc, đọc những truyện như Peony in love, điều bạn tìm kiếm và muốn cảm nhận về văn hóa châu Á thường không sâu. Những điều mà làm phương Tây sửng sốt lại không làm bạn ngạc nhiên và thậm chí còn thấy không quan trọng.

Vậy với một bạn đọc châu Á, đây là cuốn sách rất thú vị nếu muốn tìm hiểu về phương Tây, cụ thể là cách phương Tây nhìn phương Đông. Nếu là bạn đọc phương Tây, thì đây là cuốn sách rất nên đọc, tuy nhiên không nên "triết học hóa" quá những tục lệ như bó chân và vị trí người phụ nữ :).
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Kéo topic này lên nào :)

Quà Giáng Sinh (hơi muộn) cho các bạn ở CSTT :) :rose:

Tuyết Hoa và cây quạt bí mật
Lisa See


Nguồn ảnh : http://z.about.com/d/bestsellers/1/0/J/9/-/-/snow_flower.jpg


Laotong (old same) là mối kết giao giữa những người phụ nữ có cùng ngày, tháng, năm sinh, hẹn thề với nhau từ khi còn nhỏ cho đến hết cuộc đời.

Tuyết Hoa và Bách Huệ là laotong của nhau.

Tuyết Hoa sinh ra trong một gia đình khá giả rồi sa sút. Cô lấy chồng làm nghề bán thịt, một địa vị thấp kém trong xã hội.

Bách Huệ sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng đôi bàn chân bó đã giúp cô lấy được người chông trong gia đình khá giả. Đôi bàn chân bó thường được coi là biểu tượng của sự phục tùng, nhưng có lẽ còn hơn thế, đó là biểu tượng của sự hy sinh bản thân cho một kỳ vọng.
Bách Huệ và Tuyết Hoa gắn bó với nhau bằng một tình cảm còn sâu đậm hơn tình bạn. Laotong có lẽ là cách xã hội Trung quốc tạo ra để giải tỏa nỗi bức bách cho phụ nữ phải chịu nhiều lề phép xã hội, nhất là khi hôn nhân không phải do họ lựa chọn.

Tuyết Hoa và Bách Huệ viết thư cho nhau trên chiếc quạt lụa và những chiếc khăn thêu. Bách Huệ cảm phục Tuyết Hoa về kiến thức xã hội. Những lá thư của Tuyết Hoa giúp Bách Huệ hiểu rằng ngôn ngữ có thể dùng để bộc lộ cảm xúc, chứ không chỉ đơn thuần là những dòng tin hỏi thăm giữa phụ nữ. Bách Huệ dạy lại Tuyết Hoa nhiều điều về nữ công gia chánh. Họ viết cho nhau về cuộc sống gia đình và về con cái.

(Thời đó, phụ nữ bí mật trao đổi với nhau bằng một ngôn ngữ gọi là Nu shu, mang nhiều tính phonetic).

Tuyết Hoa và Bách Huệ là laotong của nhau, nhưng họ lại rất khác nhau.

Bách Huệ là biểu tượng của người phụ nữ biết tìm cách hòa nhập với khuôn khổ xã hội. Cô lựa chọn sự ổn định cuộc sống bằng cách tạo cho mình những giá trị quan trọng để có thể lấy một người chồng khá giả.

Tuyết Hoa có lẽ cũng muốn điều đó, nhưng không may mắn như Bách Huệ. Sống với gia đình chồng kém về địa vị, vất vả với công việc chân tay lạ lẫm, cô lại có được mọi sự tự do về tâm hồn và tư tưởng mà Bách Huệ không có, bới tự Bách Huệ đã đổi sự tự do đó để thu nhận những luật lệ giáo điều mà xã hội coi là hiển nhiên. Bách Huệ tin rằng có con trai mang lại chỗ đứng cho người phụ nữ. Có con gái là điều không cần thiết, etc.

Bách Huệ sống trong một gia đình có chức sắc và danh thế, nhưng cả đời cô chỉ sống trên căn gác. Sau khi ba mẹ chồng chết, cô trở thành phu nhân của người kế thừa một danh vị trong xã hội.

Trong một lá thư Tuyết Hoa hỏi : Bạn có hạnh phúc không ?

Bách Huệ nhìn lại cuộc đời khá thanh bình của mình, không còn điều gì mong muốn hơn nữa. Chỉ có điều cô không biết trả lời câu hỏi của Tuyết Hoa, bởi vì hạnh phúc của cô từ năm 7 tuổi đến giờ chính là Tuyết Hoa.

Tuyết Hoa có từng viết cho Bách Huệ rằng cuộc đời cô sẽ khác nếu gia đình cô không rơi vào họan nạn, nếu thế này ... và nếu thế kia ...

Tuyết Hoa và Bách Huệ khác nhau trong cách suy nghĩ và ứng xử, nhưng họ vẫn thực sự là laotong của nhau. Nếu số phận đổi chỗ, Tuyết Hoa sẽ trở thành một Bách Huệ và ngược lại. Bởi vì trước khi chịu những ràng buộc của tư tưởng và luật lệ xã hội bên ngoài, họ đều có cùng một tâm hồn nhạy cảm phong phú (và một trí thông minh tuyệt vời vì ở thời đó không được học hành mà có những suy nghĩ cao xa như vậy thì quả là đáng ngưỡng mộ, dĩ nhiên đây là Lisa See nghĩ :)).

Trong Bách Huệ (nhân vật kể lại câu chuyện) dường như có hai luồng suy nghĩ độc lập. Một luồng bị chi phối bởi những giáo điều của xã hội, một luồng hoàn toàn bằng cảm xúc tự nhiên.

Bách Huệ thường so sánh bản thân với Tuyết Hoa, để thấy con đường cô chọn là đúng -- chồng cô có địa vị hơn, con trai cô mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, gia đình chồng có danh giá hơn, đối xử với cô tốt hơn (cô cho rằng đó là do cô tuân thủ mọi luật lệ, cho dù cô cũng chứng kiến xung quanh những cảnh nàng dâu mẹ chồng, người trên kẻ dưới trong chính gia đình chồng).

Những so sánh đó cô không viết ra trong những lá thư, nhưng cô không ngờ rằng Tuyết Hoa cũng có những suy nghĩ thầm kín riêng. Đến ngày bí mật đó lộ ra thì tình bạn của họ bỗng chuyển sang một cung bậc khác.

Dù lý trí cho rằng mình thành công hơn, bằng tình cảm cô nhận thấy rằng người bạn, mà cô cho là "thiếu may mắn" và không hẳn luôn tuân thủ mọi luật lệ đúng đắn, vẫn là tất cả đối với cô. Tâm hồn và tình cảm của người mà cô "nhìn từ trên xuống" đó quan trọng, quý giá và là điều cô ngưỡng mộ hơn mọi thứ "thành công" khác cô có trong đời. Lý do thật đơn giản -- họ gắn với nhau bởi laotong, sợi dây tình cảm mà không luật lệ xã hội nào chạm tới được.

Lisa See trong cuốn sách này cũng khá công bằng với nam giới. Cách tác giả viết không làm người đọc có cảm giác thương xót phụ nữ TQ, vì đó không chỉ là sự lựa chọn của họ mà còn là của cả xã hội.


Tại thời điểm đó, người phụ nữ thường chỉ sống đến khoảng trên 40 tuổi, nhiều đứa trẻ sinh ra không sống nổi đến tuổi trưởng thành. Tất cả những điều đó tạo nên cách tổ chức gia đình mà người phụ nữ có nhiệm vụ bảo tồn dòng giống.

Lisa See cũng tả cả nỗi khổ nhọc của những người đàn ông trong vai trò trụ cột. Rất nhiều tác giả phương Tây trích dẫn câu Tam Tòng để mô tả vị trí thấp kém của người phụ nữ và gắn đó với Khổng Tử. Thực ra cụ Khổng bị oan rất nhiều. Một người đề cao chữ "Nhân" thì không thể hạ thấp bất kỳ ai. Chữ "Tòng" của Cụ có lẽ không phải là sự phục tùng tuyệt đối. Sự hiểu kiểu này cùng những luật lệ hà khắc với người phụ nữ là do những người kế tiếp Cụ đề ra.

Dù laotong là điều vượt lên mọi rào cản xã hội, nó không hẳn nằm ngoài sự ảnh hưởng của những rào cản đó. Thế giới của những "điều chính đáng" làm Bách Huệ và Tuyết Hoa không còn đồng cảm về nhiều điều. Bách Huệ không chia sẻ được nỗi đau mất con gái của Tuyết Hoa cũng như không hiểu sự cảm thông của Tuyết Hoa với chồng khi đánh vợ cũng vì ẩn chứa bên trong một nỗi đau không kém.

Sự rạn nứt trong quan hệ của họ là điều không tránh khỏi, dù về tình cảm họ vẫn yêu quý nhau vô cùng.

Cho đến những trang cuối, khi Tuyết Hoa đã đi sang thế giới bên kia, khi Bách Huệ giờ đã qua 3 giai đọan "phục tòng" để đến giai đọan làm một bà chủ và một bà mẹ chồng "muốn làm gì cũng được", Bách Huệ vẫn là con người của những điều "đúng đắn". Bà vẫn nói: Người phụ nữ có kiến thức sẽ bất hạnh hơn những người phụ nữ khác (câu này được nói ra với đầy mâu thuẫn hài hước, vì chỉ người có kiến thức mới hiểu, mà hiểu thì tức là họ đã bất hạnh rồi :)). Bà đã lựa chọn tránh thế giới bên ngoài và chỉ khép mình trong thế giới của phụ nữ. Sự lựa chọn đó vẫn là đúng đắn và an toàn mà bà sẽ truyền lại cho con cháu của người bạn laotong.

Dù bà khẳng định những điều này cho đến dòng cuối cùng của cuốn sách, người đọc ai cũng biết rằng, một khi sang thế giới bên kia, bà sẽ để tâm hồn mình bay ngay đến với Tuyết Hoa ... Phải chăng riêng điều đó đã đủ chứng tỏ tài năng của nhà văn !!!

Một cuốn sách, không hấp dẫn khi đọc lần đầu, nhưng rất hay khi thử đọc lại !!!! Vote 5 sao !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
357
0
0

vitbaucaccac

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Có chị nào cũng yêu thích truyện TOTOCHAN CÔ BÉ NGỒI BÊN CỬA SỔ như em ko ạ. Truyện trong sáng, thơ ngây, đầy tình cảm, em đọc đi đọc lại rồi vẫn thấy thích, lần đầu tiên đọc em đã tự hứa nhất định sau này quyển truyện đầu tiên em tặng baby của em sẽ là truyện này. , hi
 
243
0
0

me-songhye

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Topic hay như thế này mà ít mẹ tham gia thế. Dạo này mình đọc tiểu thuyết TQ thấy nhiều tác giả trẻ viết hay lắm.
 
507
0
0

zoe

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Dạo này chẳng đọc được cuốn nào cả... nhưng sáng nay nhận được thư của "bạn"... một cảm xúc thân thương dâng lên :) như từng được tả trong một cuốn sách nổi tiếng mang tựa đề "Đi tìm thời gian đã mất". Vào điểm danh để báo cáo là vẫn đang đi tìm thời gian :)

Bánh "madeleine" của Proust
Proust không có tài làm bánh lắm (nếu không bác đã chẳng thất nghiệp j/k), nhưng bánh "madeleine của Proust" lại nổi tiếng hơn mọi loại bánh mua trong các hiệu bánh sang nhất ở Ba lê.

Bánh của Proust nổi tiếng bởi vì trong tập đầu tiên của "Đi tìm thời gian đã mất", ông mô tả lại sự trở về của hồi ức xa xăm nhờ loại bánh này :) ...

Khi mẹ ông cho ông uống trà và ăn bánh madeleine, gu của miếng bánh nhúng trong trà làm dâng lên trong ông một cảm xúc mạnh mẽ và những kỉ niệm tuổi thơ bỗng trở về... Cảm giác ấy thế nào?????

"Tôi thấy mình không còn tầm thường, phụ thuộc, và tẻ nhạt đến chết người nữa"... Gia' co' vai` mieng banh cua Proust nhi? :) :)

Dĩ nhiên loại bánh này cũng đi vào dân gian và trở thành một thành ngữ như là Phở của Nguyễn Tuân vậy :)

Bánh madeleine xuất xứ từ một hiệu làm bánh vùng Commercy ở Pháp. Đến thế kỷ 19, loại bánh này nổi tiếng lên nhờ tuyến đướng sắt Paris – Strasbourg và Ga Commercy, nơi một thời những người bán bánh madeleine được phép vào rao bán qua cửa sổ các toa tàu...


Và đây là bánh madeleine của các mẹ đảm đang ở CSTT (lấy từ mục Gia chánh)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
327
0
0

Mẹ Đan Hà

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Thấy chị zoe ở đâu là thấy không khí văn chương tràn ngập ở đó nhỉ :) Lâu không thấy mọi người về nhà nên em kéo topic này lên nhé!
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Những người muôn năm cũ, giờ đã đi đâu rồi :) muathu đang đọc Kafka bên bờ biển đương nhiên không đủ khả năng để review nhưng hôm nào rảnh rổi cố xem sao. Nhà mình đã chuẩn bị sách ăn tết chưa.
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Lâu lắm chả có thói quen đọc sách nữa, mặc dù thỉnh thoảng vẫn mua 1-2 quyển về để đấy. Rảnh buối tối 1 lúc thì toàn chui vào mạng đọc báo nọ, tin kia. Thế mà có lúc hứng lên thấy người ta mua Kindle Fire để đọc sách online cũng định gửi mua, may là k làm. Chả bù những ngày sinh viên hoặc dạo mới đi làm, còn bon chen lên thư viện trường với thư viện Quốc gia mượn sách đọc. Ôi ngày xưa...
Giờ thấy bác Mùa Thu bảo mua sách về ăn tết, bái phục quá, hihi!
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Cậu Tè có vẻ lười quá, vận động tý đê. Mình ngày nào cũng đọc truyện trên Facebook, đủ mọi thứ hỉ nộ ái ố... cũng thú vị lắm. Cậu thử đọc trong FB của Thảo Gấu sẽ thấy có cả Tân Kim Bình Mai nhé :))
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Nát vừa sửa bài hay sao ế nhể, thấy thêm đoạn FB Thảo Gấu và Tân Kim Bình Mai. Hôm qua đọc báo nào í cũng thấy chụp ảnh nữ diễn viên đóng Tân Kim Bình Mai, hehe!

Ở cơ quan đọc văn bản, tài liệu cả ngày, về mỏi mắt, lười óc k muốn đọc nữa. Nói chung nhịp sống đúng là đơn điệu và lười thật, đủ thứ, k chỉ có chuyện đọc sách. Cơ mà để thoát đc sự trì trệ không dễ, hô quyết tâm n lần rồi mà đâu vẫn đấy. Có thể do bản tính "kiên định và trung thành" với lý tưởng được áp dụng triệt đế quá nên ngại đổi thay, hi hi!
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Muathu đọc sách chắc cũng do bản tính "kiên định và trung thành" chỉ đọc sách in không đọc sách mạng, từ bé đi đâu cũng ôm quyển sách, đôi khi còn mơ ước làm nhà văn nữa :D vậy mà học kỹ thuật thế nên đâm ra rất dở hơi không đủ giỏi để làm kỹ thuật, không đủ lãng mạn nhạy cảm để cảm nhận tác phẩm văn học, tóm lại chẳng đâu vào đâu.

Về chữ ký của Mường Tè muathu nghĩ thế này:

"Biết tiêu mà không có tiền thì cũng vô dụng nốt" :p muathu cũng ở hoàn cảnh này

Lâu lắm chả có thói quen đọc sách nữa, mặc dù thỉnh thoảng vẫn mua 1-2 quyển về để đấy. Rảnh buối tối 1 lúc thì toàn chui vào mạng đọc báo nọ, tin kia. Thế mà có lúc hứng lên thấy người ta mua Kindle Fire để đọc sách online cũng định gửi mua, may là k làm. Chả bù những ngày sinh viên hoặc dạo mới đi làm, còn bon chen lên thư viện trường với thư viện Quốc gia mượn sách đọc. Ôi ngày xưa...
Giờ thấy bác Mùa Thu bảo mua sách về ăn tết, bái phục quá, hihi!
Ở cơ quan đọc văn bản, tài liệu cả ngày, về mỏi mắt, lười óc k muốn đọc nữa. Nói chung nhịp sống đúng là đơn điệu và lười thật, đủ thứ, k chỉ có chuyện đọc sách. Cơ mà để thoát đc sự trì trệ không dễ, hô quyết tâm n lần rồi mà đâu vẫn đấy. Có thể do bản tính "kiên định và trung thành" với lý tưởng được áp dụng triệt đế quá nên ngại đổi thay, hi hi!
 
2,801
0
0

muathu

New Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Đồng nát đọc cả tác phẩm cấm người lớn thế kia ư :)

Cậu Tè có vẻ lười quá, vận động tý đê. Mình ngày nào cũng đọc truyện trên Facebook, đủ mọi thứ hỉ nộ ái ố... cũng thú vị lắm. Cậu thử đọc trong FB của Thảo Gấu sẽ thấy có cả Tân Kim Bình Mai nhé :))
 
7,828
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Những người muôn năm cũ, giờ đã đi đâu rồi :) muathu đang đọc Kafka bên bờ biển đương nhiên không đủ khả năng để review nhưng hôm nào rảnh rổi cố xem sao. Nhà mình đã chuẩn bị sách ăn tết chưa.
Mùng 5 Tết em cũng mò Kafka đọc lại, lần nào cũng đọc 1 mạch gần 1 đêm 1 ngày, lần nào cũng thấy thêm nhiều đoạn thú vị, nhưng bảo viết review thì khoai, viết review các tác phẩm của Murakami phải nói cực khoai. Hồi em còn tre trẻ, có lúc định tập tọng viết lách, dưng càng đọc Murakami thì ý định ấy của em càng tịt :)) , vì em thấy em "muỗi" quá đi. Giờ lúc nào em ... ghét đời thì em lại trốn vào siêu thực của Murakami, nhưng em ko thik Kafka bằng 1 số tp khác, thik nhất là Rừng Nauy.
 
3,314
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích

Mùng 5 Tết em cũng mò Kafka đọc lại, lần nào cũng đọc 1 mạch gần 1 đêm 1 ngày, lần nào cũng thấy thêm nhiều đoạn thú vị, nhưng bảo viết review thì khoai, viết review các tác phẩm của Murakami phải nói cực khoai. Hồi em còn tre trẻ, có lúc định tập tọng viết lách, dưng càng đọc Murakami thì ý định ấy của em càng tịt :)) , vì em thấy em "muỗi" quá đi. Giờ lúc nào em ... ghét đời thì em lại trốn vào siêu thực của Murakami, nhưng em ko thik Kafka bằng 1 số tp khác, thik nhất là Rừng Nauy.
Ôi thế mà Rừng Nauy là cuốn duy nhất em không thể đọc 1 mạch hết đêm...
Có thể lúc bắt đầu cuốn đó là lúc tâm trạng không được tốt lắm, tối nay về đọc lại xem có ngấm thêm không :'>
 
Top