Me Minh "meo"
Active Member
(Kienthuc.net.vn) - Người dân vứt đi từ những cành đào rừng trước Tết mua cả triệu bạc, chưa nở hết, lá non còn đang lên, những cây quất còn đầy quả nhưng chả ai dám ăn vì sợ bị phun hoá chất...
Ảnh minh họa.
Rồi những cái bánh chưng bị mốc, cả nguyên những cây giò bị hỏng, mứt chảy nước, canh măng bị chua, cam quýt, rau chất đống trong tủ lạnh bị héo, cả những nải chuối xanh trước Tết mua hơn trăm nghìn đồng, nay để mãi không chín được cũng bỏ ra thùng rác... Tất tần tật những thứ tích cóp, thu vén cho một cái Tết đủ đầy, không ăn hết, để hỏng giờ chỉ còn nước vứt đi.
Đọc thông tin, mỗi năm thế giới lãng phí tới 2 tỷ tấn lương thực, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, 1/2 số lương thực thực phẩm được mua bị ném bỏ, cứ nghĩ chỉ ở các nước giàu người ta mới lãng phí thế. Nhưng qua những đợt Tết như vừa rồi mới thấy người Việt Nam mình, chưa giàu có gì vậy mà cũng lãng phí kinh khủng.
Cũng vì cái tâm lý, đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết, nên muốn gì thì mấy ngày Tết cũng cứ cố phải lo cho thật đầy đủ. Đầu năm, cái sự đủ đầy quan trọng lắm vì đó là mong muốn của mọi người cho cả một năm sắp tới. Nên cứ phải mua sắm thật nhiều, thừa còn hơn thiếu.
Ai cũng bảo chả mua sắm gì đâu vì quanh năm vẫn ăn ngon mặc đẹp như thế rồi, hơn nữa mùng 3, mùng 4 đã có chợ nên chả cần phải tích trữ thực phẩm... vậy mà đến Tết vẫn đua nhau sắm. Trong các siêu thị hàng tết chất đống, bánh mứt, kẹo, giò chả, măng miến... chất cao như núi... vậy mà người ta vẫn mua sạch mới tài. Đi chợ sáng 30, thấy rau củ quả nõn nà, ngồn ngộn, dưa hấu, bưởi... vẫn chất đống thế kia... vậy mà chỉ đến non trưa hàng họ đã sạch trơn, chợ đã chả còn bóng người. Ai cũng túi lớn túi bé, đua nhau khuân...
Cái không khí mua sắm những ngày cuối năm cứ như sôi lên. Điều đó là đáng mừng chứ, vì đời sống có khá giả người ta mới mua sắm rầm rộ thế. Nhưng cứ nhìn những cái xe rác chở đi những thứ bị vứt bỏ sau Tết lại xót ruột. Giá những thứ đó được chia đều cho những người còn thiếu thì sẽ tốt đẹp biết bao.
Minh Anh
http://kienthuc.net.vn/cong-dong-mang/201302/Su-lang-phi-cua-Tet-896312/
Ảnh minh họa.
Rồi những cái bánh chưng bị mốc, cả nguyên những cây giò bị hỏng, mứt chảy nước, canh măng bị chua, cam quýt, rau chất đống trong tủ lạnh bị héo, cả những nải chuối xanh trước Tết mua hơn trăm nghìn đồng, nay để mãi không chín được cũng bỏ ra thùng rác... Tất tần tật những thứ tích cóp, thu vén cho một cái Tết đủ đầy, không ăn hết, để hỏng giờ chỉ còn nước vứt đi.
Đọc thông tin, mỗi năm thế giới lãng phí tới 2 tỷ tấn lương thực, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, 1/2 số lương thực thực phẩm được mua bị ném bỏ, cứ nghĩ chỉ ở các nước giàu người ta mới lãng phí thế. Nhưng qua những đợt Tết như vừa rồi mới thấy người Việt Nam mình, chưa giàu có gì vậy mà cũng lãng phí kinh khủng.
Cũng vì cái tâm lý, đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết, nên muốn gì thì mấy ngày Tết cũng cứ cố phải lo cho thật đầy đủ. Đầu năm, cái sự đủ đầy quan trọng lắm vì đó là mong muốn của mọi người cho cả một năm sắp tới. Nên cứ phải mua sắm thật nhiều, thừa còn hơn thiếu.
Ai cũng bảo chả mua sắm gì đâu vì quanh năm vẫn ăn ngon mặc đẹp như thế rồi, hơn nữa mùng 3, mùng 4 đã có chợ nên chả cần phải tích trữ thực phẩm... vậy mà đến Tết vẫn đua nhau sắm. Trong các siêu thị hàng tết chất đống, bánh mứt, kẹo, giò chả, măng miến... chất cao như núi... vậy mà người ta vẫn mua sạch mới tài. Đi chợ sáng 30, thấy rau củ quả nõn nà, ngồn ngộn, dưa hấu, bưởi... vẫn chất đống thế kia... vậy mà chỉ đến non trưa hàng họ đã sạch trơn, chợ đã chả còn bóng người. Ai cũng túi lớn túi bé, đua nhau khuân...
Cái không khí mua sắm những ngày cuối năm cứ như sôi lên. Điều đó là đáng mừng chứ, vì đời sống có khá giả người ta mới mua sắm rầm rộ thế. Nhưng cứ nhìn những cái xe rác chở đi những thứ bị vứt bỏ sau Tết lại xót ruột. Giá những thứ đó được chia đều cho những người còn thiếu thì sẽ tốt đẹp biết bao.
Minh Anh
http://kienthuc.net.vn/cong-dong-mang/201302/Su-lang-phi-cua-Tet-896312/