TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hà Nội Vàng SJC 37,850 37,990
Giá lúc 8:33am đây ah, :)
 
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hà Nội Vàng SJC 37,900 38,090 Vừa back lại thấy giá đã nhảy tiếp rồi.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Cá nhân mẹ HG nghĩ các mẹ có vàng mua đợt 35,x nên bán đi nhé! Canh giá mua lại. Chúc các mẹ sáng suốt trong quyết định lần này!
 
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Giá lúc 8:43 đây ah Hà Nội Vàng SJC 37,900 38,120
Nghe chị H.G lát về e cũng xả bớt ah :)
 
17
0
0

Nuna2008

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

hehe, em cũng đi chốt lời đây :))
 
17
0
0

mevac

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Cá nhân mẹ HG nghĩ các mẹ có vàng mua đợt 35,x nên bán đi nhé! Canh giá mua lại. Chúc các mẹ sáng suốt trong quyết định lần này!
Em lại bán lúc vàng 35,x chứ. Bây giờ để dành được xíu muốn mua vào thì giá lại tắng. Thui chờ vậy. Đúng là số khó làm chẳng nên giàu mọi người ạ.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chia rẽ nghiêm trọng tại Hội nghị Bộ trưởng G20
19-02-2011 22:32:14 Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại thủ đô Paris, Pháp, trong ngày 18/2 đã không đạt được đồng thuận về cách thức đánh giá sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu.
ây được xem là sự chia rẽ lớn nhất tại hội nghị cấp bộ trưởng lần này nhằm kêu gọi cải cách hệ thống tiền tệ.
Theo một nguồn thạo tin, nhóm G20 hy vọng có thể đạt được thỏa thuận trên năm điểm gồm cán cân vãng lai, tỷ giá thực, dự trữ ngoại tệ, thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước đã không nhất trí được về cách thức đánh giá sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu do hầu hết các nước không muốn công khai chỉ số phản ảnh sự mất cân đối của nền kinh tế.
Trung Quốc và Đức, hai quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới, không muốn bị chê trách là có mức thặng dư mậu dịch quá lớn. Riêng về tỷ giá hối đoái, đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc với nhiều đối tác thương mại về đồng nhân dân tệ, vẫn bị coi là được định giá quá thấp.
Một vấn đề khác gây bất đồng nữa đó là xác định các số liệu đi kèm với các chỉ báo như bao nhiêu phần trăm GDP bị coi là mất cân đối cán cân thanh toán vãng lai. Đối với Liên minh châu Âu (EU), điểm này rất quan trọng để có thể xác định đến mức độ nào, cần phải thi hành các biện pháp điều chỉnh. Tuy nhiên, nhiều nước mới nổi, trong đó có Trung Quốc, không chấp nhận đề nghị đó.
Trước đó, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke đã lên tiếng bảo vệ chính sách tiền tệ nới lỏng của nước này, trong khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Mervyn King kêu gọi các nước tiến hành cải cách tiền tệ.
Ông Bernanke đã phản bác các ý kiến chỉ trích rằng chính sách tiền tệ của Mỹ đã thổi bùng ngọn lửa lạm phát, gây bất ổn ở các nền kinh tế đang phát triển; thừa nhận các luồng “tín dụng nóng,” trong đó có gói kích cầu đợt hai trị giá 600 tỷ USD của FED, đã góp phần tạo ra những hiệu ứng tiêu cực ở nơi khác. Tuy nhiên, thủ phạm của tình trạng này bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có chính sách tỷ giá cứng nhắc ở các nước đang phát triển.
Theo ông Bernanke, các nước có thặng dư thương mại lớn và không ổn định cần cho phép tỷ giá phản ánh sát hơn trước những vận động của thị trường và gia tăng nỗ lực kích cầu trong nước.
Thống đốc Ngân hàng Anh Mervyn King cho rằng thế giới đang đứng trước nguy cơ tái diễn tình trạng bảo hộ thương mại và khủng hoảng tài chính, vì vậy các nước cần hợp tác trong chính sách tiền tệ và tỷ giá, nếu không muốn đối mặt với tình trạng hồi phục yếu kém và có thể sẽ gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới trong tương lai.
Mặc dù chưa bị coi là thất bại, song đúng như dự báo, sự khác biệt giữa tăng trưởng nhanh tại các nước đang phát triển và sự phục hồi chậm chạp cũng như tỷ lệ thất nghiệp cao tại nhiều quốc gia phát triển là những yếu tố gây bất đồng khiến Hội nghị bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G20 khó có thể đạt được thỏa thuận như mong muốn.
Tổng thống Pháp, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên G20, ông Nicolas Sarkozy cảnh báo rằng nếu các nước tiếp tục đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên hết, hội nghị G20 sẽ không thể thành công./.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Em lại bán lúc vàng 35,x chứ. Bây giờ để dành được xíu muốn mua vào thì giá lại tắng. Thui chờ vậy. Đúng là số khó làm chẳng nên giàu mọi người ạ.
Em không đọc tin khi chị phất cờ mua U và G ah ! Hay phải bán vàng trả nợ.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Giá vàng "điên loạn" vì bị làm giá
* USD tự do lên 22.500 đồng/USD
TTO - Sáng 19-2, dù ngân hàng Nhà nước giảm tỉ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng xuống thêm 5 đồng nhưng giá USD tự do bán ra lên mức cao chưa từng có: 22.500 đồng/USD. Giá vàng cũng lập kỷ lục mới: 38,5 triệu đồng/lượng trước khi giảm mạnh xuống 37,85 triệu đồng/lượng
Công ty vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBJ) sáng 19-2 niêm yết giá bán 38,44 triệu đồng/lượng, tăng 900.000 đồng/lượng so với cuối ngày 18-2. Cùng thời điểm này nhiều công ty vàng cũng niêm yết giá bán lên đến 38,5 triệu đồng/lượng.
Do giá vàng và USD tăng quá nóng, các doanh nghiệp đều kéo giãn khoảng cách giữa giá mua - bán lên đến 400.000 đồng/lượng để trừ hao trường hợp giá vàng biến động mạnh. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ thời điểm này nhiều tiệm vàng niêm yết giá mua vào chỉ 37,8-38 triệu đồng/lượng trong khi giá bán ra vượt 38,5 triệu đồng/lượng.
Tương tự, giá USD tiền mặt cũng tăng rất nhanh, từ mức 22.300 đồng/USD lúc mở cửa tăng vọt lên 22.500 đồng/USD (bán ra). Giá mua vào cũng lên đến 22.200 đồng/USD. Tùy theo nguồn cung của mình, mỗi tiệm tự thỏa thuận giá với người mua.
Đóng cửa tuần giao dịch, giá vàng thế giới ở mức 1.389,1 USD/ounce, tăng khoảng 5 USD/ounce so với ngày hôm trước. Dù quy đổi theo giá USD tự do giá vàng thế giới chỉ ở mức 37,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước bị đẩy lên cao theo các công ty vàng là do rơi vào thời điểm cuối tuần, nguồn cung hạn hẹp hơn do các công ty vàng và ngân hàng không giao dịch. Hơn nữa, người có vàng không muốn bán ra đã tạo nên khan hiếm giả tạo, đẩy giá trong nước tăng.
Sau khi lên đỉnh cao giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh do giới đầu cơ xả hàng. Theo niêm yết của Công ty vàng SBJ vào lúc 10g28 phút giá vàng bán ra chỉ còn 37,8 triệu đồng/lượng, tức giảm đến 640.000 đồng/lượng so với một giờ trước đó.
Tương tự, tại Công ty vàng PNJ giá vàng bán ra lúc 12g33 phút cũng chỉ còn 37,83 triệu đồng/lượng. Giá mua vào tại các công ty vàng thấp hơn 200.000-300.000 đồng/lượng so với giá bán ra.
Một tuần qua giá USD tự do liên tục gây sức ép lên giá vàng trong nước với cường độ ngày càng mạnh hơn. Tính chung cả tuần giá vàng trong nước tăng tới 2,1 triệu đồng/lượng, gấp gần 3 lần mức tăng của giá thế giới. Theo các công ty vàng cơn sốt vàng lặp lại trong suốt tuần qua đã tạo kỳ vọng người dân. Nhiều người đã mua vàng ở lúc đỉnh cao đã trở tay không kịp.
A.H.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Cần “liều thuốc” mạnh cho thị trường USD
Hiện nay các cơ quan chức năng đang họp để đưa ra các chính sách đồng bộ chống việc USD hóa như những đầu cơ phải bị kết hối để giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ...

Tăng loạn

Sau thông tin Petrolimex không mua được USD để nhập xăng dầu, giá USD ngày 18.2 tiếp tục được đẩy tăng thêm 200 đồng/USD so với giá ngày 17.2, lên 22.150 đồng/USD. Trong khi đó tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng (NH) do NH Nhà nước công bố tiếp tục giảm 5 đồng/USD so với ngày 17.2, xuống 20.678 đồng/USD - đây là phiên thứ 3 liên tiếp tỷ giá bình quân liên NH điều chỉnh giảm.

Giá bán USD của các NH thương mại cũng giảm 5 đồng/USD, xuống 20.885 đồng/USD. Khoảng cách chênh lệch giá giữa USD trong và ngoài hệ thống NH ngày càng gia tăng (gần 1.300 đồng/USD, tương đương khoảng 6%) đang tạo gánh nặng lên các doanh nghiệp có đơn hàng nhập khẩu hay trả nợ USD hiện nay.

Nguyên nhân là do tâm lý găm giữ ngoại tệ cũng như sự kỳ vọng lạm phát đã đẩy giá USD tự do tăng quá trớn. Minh chứng rõ ràng nhất là trong tháng 1.2011, số ngoại tệ mà các NH huy động được tăng 4,43%, trong khi huy động tiền đồng giảm 4,12%. Điều này chứng tỏ xu hướng chuyển dịch từ gửi tiền đồng sang USD gia tăng.

Giá USD tăng nhanh kéo giá vàng ngày 18.2 tăng thêm 630.000 đồng/lượng so với ngày 17.2, lên 37,58 triệu - 37,60 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới chỉ tăng 8 USD/ounce (tương đương 210.000 đồng/lượng), lên 1.386 USD/ounce.

Theo tổng giám đốc một NH cổ phần, giá vàng trong nước vẫn giữ khoảng cách cao hơn 500.000 đồng/lượng như vài ngày gần đây sẽ tạo điều kiện cho giới buôn lậu nhập vàng kiếm lời. Nhập vàng dẫn đến tiêu hao USD khiến giá USD tăng nhanh hơn.

Từ sau Thông tư 22 do NH Nhà nước ban hành không cho phép các NH bán nguồn vàng huy động, thị trường vàng hiện nay đang chịu sự đầu cơ làm giá của các đơn vị kinh doanh khi nguồn cung vàng từ NH (được đánh giá là lớn nhất trên thị trường - PV) bị tắc nghẽn. Vì vậy, sự tác động qua lại giữa giá vàng và USD là khó tránh khỏi.

Cần nhiều giải pháp đồng bộ

Việc cấp quota nhập vàng từng lần một của NH Nhà nước trong thời gian qua chỉ làm mất đi nguồn ngoại tệ mà không giải quyết được vấn đề liên thông của thị trường. Trên thực tế, ngay khi quota nhập khẩu được cấp, giá vàng trong nước giảm gần sát giá thế giới nhưng nguồn vàng nhập quá ít khiến vài ngày sau là các đơn vị đã nhập hết và tình hình vẫn trở lại như cũ.

Theo phân tích của một tổng giám đốc công ty vàng, thay vì cấp quota nhập 1 tấn vàng mất khoảng 50 triệu USD, NH Nhà nước cho các đơn vị này được phép kinh doanh vàng tài khoản. Vàng tài khoản có khi tiêu hao ngoại tệ nhưng cũng có khi không bởi đơn vị mở tài khoản chỉ cần ký quỹ ngoại tệ từ khoảng 3-5% (khoảng 150.000 USD).

NH Nhà nước chỉ cho phép một số đơn vị được làm, các đơn vị này phải là những đơn vị có nguồn vàng như NH. Coi đây là công cụ để các NH có thể bán vàng can thiệp thị trường kịp thời để vàng không tác động đến giá USD trong những thời điểm nhất định.

Bên cạnh đó, lãi suất huy động USD cao đang làm gia tăng thêm hiện tượng găm giữ ngoại tệ. Trong một công văn của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vafi) gửi NH Nhà nước cuối tháng 12.2010 kiến nghị: “Tháng 2.2011 là thời điểm thuận lợi để NH Nhà nước khống chế lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 3% - 3,5%/năm (hiện nay từ 5% - 6%/năm - PV). Việc áp đặt mức này sẽ góp phần hạ nhanh lãi suất huy động tiền đồng và thu hẹp giá USD trong và ngoài NH”.

PGS-TS Trần Hoàng Ngân - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng một chính sách đưa ra lúc nào cũng có độ trễ và có tác động 2 mặt của nó.

Hiện nay các cơ quan chức năng đang họp để đưa ra các chính sách đồng bộ chống việc USD hóa. Chẳng hạn như mua bán USD phải có nguồn gốc; xem xét hiện tượng đầu cơ ngoại tệ của các công ty và NH, những đầu cơ phải bị kết hối để giảm bớt hiện tượng găm giữ ngoại tệ... => hiện nay chỉ có mua USD , NH sẽ căn cứ nguồn gốc chứng từ để bán còn bán thì lại không cần chứng minh nguồn gốc. Nếu bây giờ chứng minh nguồn gốc đầu bán thì cũng góp phần hạn chế dola hóa!

Cũng có một số ý kiến đưa ra về việc áp dụng 2 tỷ giá nhằm hạn chế nhập siêu, những doanh nghiệp nhập hàng, đặc biệt hàng xa xỉ sẽ cộng thêm biên độ cao. Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng: “Giá USD sẽ giảm nên người dân cần bình tĩnh khi mua USD với giá hiện nay”.

Theo Thanh Xuân
Thanh Niên
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hôm qua e bán giá 37.7 ah, sáng ko kịp về lấy. Rút kinh nghiệm giờ phải luôn có trong người, thấy cao là đẩy được luôn.
Mai e sẽ chuyển quỹ CSTT 300K gọi là tán lộc, lộc bất tận hưởng các mẹ nhỉ :)
Thanks c.HG, lúc nào chị phất cờ e lại theo tiếp ah :)
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hôm qua e bán giá 37.7 ah, sáng ko kịp về lấy. Rút kinh nghiệm giờ phải luôn có trong người, thấy cao là đẩy được luôn.
Mai e sẽ chuyển quỹ CSTT 300K gọi là tán lộc, lộc bất tận hưởng các mẹ nhỉ :)
Thanks c.HG, lúc nào chị phất cờ e lại theo tiếp ah :)
Chuẩn bị tiền đi nhé ! Chị lại sắp phất cờ nữa đấy !:)Tình hình tuần sau sẽ có nhiều chuyển biến. Em nên tạo nick trên skype nữa nhé ! Nhà này hay họp trong chòi đó với những lần chị không chắc chắn lắm nhưng vẫn phất cờ.:) Giúp được các mẹ gì trong khả năng của mẹ HG là mẹ HG sẽ hổ trợ hết lòng. Kiến thức là của nhân loại. Thế hệ trước có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ sau !
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hậu điều chỉnh tỉ giá: Thực hiện ngay nhiều giải pháp bình ổn vĩ mô

TTCT - Trao đổi với TTCT, chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Lê Đức Thúy cho rằng đợt điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng tăng thêm 9,3% vừa qua không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng giá cả, nhưng để hạn chế tiêu cực, Chính phủ sẽ thực hiện nhiều giải pháp để bình ổn vĩ mô. Ông Thúy nói:

- Theo tính toán của tôi, khi tỉ giá tăng 1%, giá cả sẽ tăng tương ứng từ 0,15% đến 0,2%. Với mức tăng 9,3%, giá cả sẽ tăng từ 1,4% đến gần 2%. Thời gian qua chỉ một số ngành được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hỗ trợ ngoại tệ trực tiếp như xăng, dầu... mới được hưởng tỉ giá chính thức 19.500 đồng/USD, các ngành khác đều đã giao dịch và tính toán dựa trên tỉ giá tự do. Điều này có nghĩa là tỉ giá đã tác động đến giá cả lâu nay, đợt điều chỉnh này chỉ là thừa nhận mặt bằng tỉ giá đã có từ trước. Về lâu dài, tỉ giá sẽ tác động thế nào đến giá cả hàng hóa thì còn tùy thuộc vào những chính sách kinh tế liên quan như chính sách tiền tệ gắn liền với việc điều hành lãi suất, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, tổng phương tiện thanh toán, chính sách thương mại, hàng rào kỹ thuật và cả mặt bằng giá quốc tế.

* Nhìn vào những diễn biến trên thị trường sau khi NHNN điều chỉnh tỉ giá, theo ông, cần có những giải pháp gì để hạn chế tác động của tỉ giá đến giá cả?

- Dù là do yếu tố tâm lý hay nhân tố đầu cơ thì việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua ít nhiều tác động đến thị trường USD tự do. Nhìn lại thời gian dài vừa qua sẽ thấy rất ít thời điểm giá USD tự do xuống thấp hơn giá chính thức, còn lại luôn có chênh lệch giữa giá chính thức và tự do. Theo tôi, giá USD tự do cao hơn 1-2% so với giá chính thức là bình thường, trường hợp chênh lệch lớn và kéo dài mới phải xem xét. Do vậy, tỉ giá thị trường tự do hiện nay không phải là mức để đo lường tác động của tỉ giá đến nền kinh tế.

Phải có nhiều giải pháp để hạn chế tác động của tỉ giá đến giá cả. Việc điều chỉnh tỉ giá vừa qua của NHNN theo tôi là chưa đủ. NHNN phải xây dựng và thực hiện hàng loạt giải pháp về điều hành vĩ mô, lãi suất, cung ứng tiền cũng như giải tỏa những ách tắc trên thị trường tiền tệ. Tôi được biết Chính phủ sẽ họp với các bộ ngành hữu quan để bàn tổng thể các phương án ổn định vĩ mô, giữ lạm phát ở mức hợp lý nhằm tạo nền tảng bền vững cho tăng trưởng, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ ngành. Chính phủ sẽ nghe và cho ý kiến để ra quyết định có tính hệ thống vì rõ ràng người dân đang kỳ vọng một cái gì đó đồng bộ hơn. Điều đó là cấp thiết và theo tôi nên làm ngay.

* Nhiều doanh nghiệp vẫn phải mua USD với giá cao hơn giá niêm yết vì lý do NH thương mại không tiếp cận được nguồn USD từ NHNN?

- Báo cáo của NHNN cho thấy trạng thái ngoại tệ của các NH trước tết âm 2,5%, sau tết dương 2%, thậm chí có lúc 2,5%, nghĩa là các NH đã mua được ngoại tệ trong giai đoạn vừa rồi nhưng chưa muốn bán ngay, tâm lý chung là càng bán chậm càng tốt. Người nắm giữ USD, doanh nghiệp xuất khẩu có ngoại tệ cũng chưa vội bán vì chưa tin tỉ giá sẽ ổn định lâu dài. Khi doanh nghiệp và người dân vẫn còn tâm lý trên thì các NH vẫn theo nếp cũ, nghĩa là vẫn tạo những khó khăn nhất định khi bán ngoại tệ cho doanh nghiệp.

Để tạo sự thông thoáng trên thị trường ngoại tệ, theo tôi, phải có vai trò của NHNN nhằm tạo sự ổn định ở mức mong muốn bằng cách bán USD can thiệp. Đừng để thị trường thấy rằng cơ quan quản lý không đủ sức. Trước đây dự trữ ngoại hối của VN ở mức thấp nhưng NHNN vẫn có thể bán ngoại tệ cho một số lĩnh vực để tạo sự bình ổn thị trường.

* Doanh nghiệp VN đang phải chịu lãi suất cao, lên đến 20%/năm. Tuy nhiên nhiều ý kiến không ủng hộ phương án giảm lãi suất vì sẽ tạo ra lạm phát?

- Các NH thương mại không quyết định được lãi suất mà phải dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người mua, người bán, đảm bảo nguyên tắc NH thương mại có lời. Tuy nhiên ngược lại, NHNN không thể nói như vậy vì lạm phát có thể đến do nhiều nguyên nhân, nhưng khi lạm phát xảy ra thì chống lạm phát phải bắt nguồn từ chính sách tiền tệ. Trách nhiệm chính của NHNN là giữ ổn định giá cả, do vậy không thể nói là chờ lạm phát xuống mới giảm lãi suất.

Lãi suất là một công cụ điều hành - tuy không phải là duy nhất nhưng rất quan trọng - của NHNN và NHNN phải vận hành linh hoạt để đạt được mục tiêu điều hành, có thể tác động đến mức lạm phát cũng như tạo ra mặt bằng giá mới. Hiện lãi suất huy động NH cao hơn tất cả các mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra. Nếu lạm phát 10%, lãi suất huy động 14-16% thì chỉ cần gửi tiền NH một năm cũng nhận được lãi ròng 5%/năm.

Theo tôi, lãi suất cao có nguyên nhân do NHNN đặt ra nhiều hạn chế bất bình thường dưới nhãn “an toàn hệ thống” khiến khả năng sử dụng vốn của các NH thương mại ít hơn hẳn. Chẳng hạn trước đây nguồn vốn huy động của NH được tính cả tiền gửi kho bạc, vốn vay liên NH và tiền gửi thanh toán nhưng hiện nay NHNN loại các khoản này ra khỏi nguồn vốn huy động và giới hạn cho vay không quá 80% vốn huy động. Đầu vào bị cắt đi nhiều khoản trong khi đầu ra lại không được cho vay theo thanh khoản của từng NH khiến chi phí đầu vào bị đẩy lên quá cao và lãi suất cho vay bị đẩy lên cao hơn mức được cho là hợp lý trên thị trường.

Ủy ban Giám sát tài chính đang đề xuất cơ quan quản lý phải rà lại các quy định trong thông tư 13 và 19 để loại bỏ những quy định bất hợp lý. Bắt tổ chức tín dụng cho vay 80% vốn huy động với một số quy định như vậy thực chất là đang bắt mỗi NH trở thành một kho dự trữ riêng nhưng không tạo ra các kênh dẫn thông vào nền kinh tế. NHNN có thể chống lạm phát bằng cách tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc, đưa nguồn tiền về NHNN để nơi này có thể điều tiết khi cần thiết. Như vậy các NH vừa có lãi suất, vừa tăng nguồn thu cho ngân sách.

ÁNH HỒNG thực hiện
 
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chuẩn bị tiền đi nhé ! Chị lại sắp phất cờ nữa đấy !:)Tình hình tuần sau sẽ có nhiều chuyển biến. Em nên tạo nick trên skype nữa nhé ! Nhà này hay họp trong chòi đó với những lần chị không chắc chắn lắm nhưng vẫn phất cờ.:) Giúp được các mẹ gì trong khả năng của mẹ HG là mẹ HG sẽ hổ trợ hết lòng. Kiến thức là của nhân loại. Thế hệ trước có trách nhiệm truyền lại cho thế hệ sau !
Hị hị e ko biết tạo skype, để học hỏi món này đã ah.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Vàng bị làm giá?
Các cửa hàng bán lẻ có làm giá hay không khi các công ty bán lẻ không thể tự nâng được lên và đều phải nhìn vào các ông “lớn” để điều chỉnh giá theo?




Giá vàng trong nước sáng nay đã liên tục bị đẩy lên cao, ngay từ lúc mở cửa đã vọt qua mốc 38 triệu đồng/lượng và xác lập kỷ lục 38,44 triệu đồng/lượng chỉ sau 30 phút giao dịch. Câu hỏi được đặt ra là các cửa hàng bán lẻ có làm giá hay không khi các công ty bán lẻ không thể tự nâng được lên và đều phải nhìn vào các ông “lớn” để điều chỉnh giá theo.

Yếu tố tâm lý "đẩy" giá vàng vọt lên gần 38,5 triệu đồng

So với đầu ngày hôm qua, mỗi lượng vàng bán ra đã tăng thêm 900.000 đồng, mức giá cao nhất từ trước đến nay và vượt cả đỉnh cao 38,2 triệu đồng được xác lập hôm 9/11 năm 2010 gần 250.000 đồng.

Cùng với việc nâng giá bán ra thì chênh lệch giữa mua và bán sáng nay cũng được nới rộng từ 150.000-250.000 đồng (tùy từng thương hiệu vàng miếng).

Trao đổi với bà Trần Như My, Trưởng phòng kinh doanh Công ty vàng bạc đá quí Sài gòn, chi nhánh Hà Nội được biết, mấy ngày này địa điểm giao dịch của SJC tại tòa nhà Rubi Plaza phố Lê Ngọc Hân luôn đông ngịt người.

Chỉ riêng sáng nay, số lượng giao dịch qua hệ thống và đại lý đã lên đến gần 3 nghìn lượng, còn trong ngày hôm qua đã đạt khoảng hơn 6 nghìn lượng, cao gấp nhiều lần thời điểm trước Tết Nguyên Đán. "Giá đẩy lên do nhu cầu thị trường, một phần do giá thế giới tăng cao cộng thêm tỷ giá USD trong nước cũng nhiều biến động bất thường," bà My cho biết.

Cũng trong sáng nay, tỷ giá USD trên thị trường tự do dao động trong khoảng 22.250-22.350 đồng đổi một USD, so với sáng qua tăng trên 100 đồng.

Tuy nhiên, theo phân tích diễn biến của giá thế giới trong mười ngày trở lại đây, kể từ ngày 11/2 thì đồng kim loại quý này chỉ tăng thêm gần 30 USD/ounce, lên mức 1.385 USD, tương đương 37,4 triệu đồng/lượng.

So với đầu ngày hôm qua, mỗi lượng vàng bán ra sáng nay đã tăng thêm 900.000 đồng, mức giá cao nhất từ trước đến nay. Ảnh minh họa
Theo nhận định của ông Phạm Hải Âu, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty vàng bạc Phú Quý thì có yếu tố "không bình thường" trên thị trường vàng trong nước những ngày gần đây.

Bởi theo ông Âu, giá vàng trong nước liên tục bị đẩy lên lại xuất phát từ việc đô la tăng giá chứ không phải do lực đẩy của thị trường vàng thế giới.

"Ở ngoài thị trường tự do giá vàng cứ lên ầm ầm kiểu té nước theo mưa trong khi các tổ chức lớn như SJC, SBJ, PNJ... vẫn không giảm giá xuống, mà nguồn vàng vật chất trên thị trường lại đang giao dịch chủ yếu là các thương hiệu này," ông Âu bày tỏ.

Có hay không chuyện làm giá?

Vậy câu hỏi được đặt ra là các cửa hàng bán lẻ có làm giá hay không khi các công ty bán lẻ không thể tự nâng được lên và đều phải nhìn vào các ông "lớn" để điều chỉnh giá theo.

Chỉ trong 8 ngày giao dịch (từ ngày 11/2 đến hôm nay 19/2), giá vàng trong nước đã tăng thêm hơn 2,5 triệu đồng, còn giá thế giới dù đi lên nhưng cũng chỉ tăng trên 30 USD so với thời điểm này.

Cũng trong hơn một tuần qua, dù giá vàng liên tục biến động nhưng công bố của các đại lý vàng miếng tại Hà Nội thì giao dịch vẫn không có nhiều đột biến, thậm chí nhiều đại lý vàng miếng của Sacombank-SBJ còn cho rằng, nhà đầu tư khá bình tĩnh trước diễn biến của giá vàng trong những ngày qua.

"Không thể có sự khan hiếm vàng trong thời điểm hiện nay được," ông Âu tiếp tục khẳng định như vậy. Còn việc lên này chắc chắn nhà đầu tư không rủi ro nhiều vì trong khi giá thế giới lên không nhiều thì nhà đầu tư vẫn chấp nhận và họ đã mua thì tất cả đều đang thắng lớn.

"Chỉ có điều lợi nhuận đang chảy vào túi ai khi giá đang bị đẩy lên cao và thị trường thì không phải khan hiếm vàng nhưng lại vẫn muốn được nhập khẩu?", ông Âu đặt câu hỏi.

Diễn biến về giá vàng những ngày gần đây cũng được ông Nguyễn Thanh Trúc, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam cho rằng, mặc dù USD tự do đã đẩy lên 22.300 và tác động đến giá vàng trong nước, nhưng cũng không thể tăng giá mạnh như vậy được.

Ông Trúc cho biết, các công ty khác đang đẩy giá vàng lên cao nhưng hệ thống bán vàng của Agribank vẫn duy trì ở mức 37,90-38 triệu đồng/lượng, tức là đang thấp hơn giá trên thị trường gần 400.000 đồng/lượng (tính đến thời điểm 10 giờ 15 phút ngày 19/2).

"Kể cả khách hàng nào mua vàng SJC ở mức giá như trên thì Agribank cũng sẽ cung cấp không hạn chế số lượng", ông Trúc khẳng định.

Với tình hình đang diễn ra trên thị trường vàng miếng hiện nay, bà Trần Như My tin rằng, giá vàng sẽ vẫn trong xu thế đi lên.

Theo Vietnamplus
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Giảm cung tiền 100.000 tỷ đồng, giảm nhập siêu 3 - 4 tỷ USD?
Các giải pháp đưa ra sẽ đánh mạnh vào tổng cầu, giảm cung tiền khoảng 100.000 tỷ đồng, giúp giảm nhập siêu 3 - 4 tỷ USD để bớt áp lực lên tỷ giá.

Đây là tính toán của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khi trả lời Sài Gòn Giải Phóng về định hướng chính sách tiền tệ, cũng như những giải pháp ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời gian tới.​

Ông Giàu cho biết, Thủ tướng đã kết luận 4 giải pháp liên quan đến chính sách tài khóa để giảm tổng cầu. Thứ nhất là tăng thu ngân sách. Thứ hai, phấn đấu đạt mục tiêu bội chi ngân sách không quá 5%, thấp hơn chỉ tiêu Quốc hội đưa ra. Thứ ba, sẽ xem xét, sắp xếp lại danh mục đầu tư của năm 2011, những dự án công trình nào thủ tục chưa xong sẽ chuyển sang năm sau, công trình nào hiệu quả không cao sẽ dừng lại. Thứ tư, sẽ tiết kiệm chi thường xuyên 10%.

Với Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết đã đề xuất và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép kiểm soát tín dụng trong năm 2011 tăng dưới 20%, thậm chí ở mức 18% - 19% để tác động giảm tổng cầu, thay vì định hướng 23% đưa ra trước đó.

Tính toán mà ông Giàu đưa ra, với việc giảm tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20% (so với kế hoạch là 23%) thì sẽ giảm khoảng 50.000 tỷ đồng. Cùng với 4 giải pháp về chính sách tài khóa sẽ giảm được trên 60.000 tỷ đồng nữa, cung tiền sẽ giảm khoảng trên 100.000 tỷ đồng.​

“Khi những giải pháp này được công bố, các doanh nghiệp sẽ tính toán để không mở rộng quy mô. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu những hàng hóa, nguyên liệu đầu vào sẽ cân đối lại để nhập vừa phải. Tôi nghĩ, nếu đồng lòng, quyết tâm thực hiện các giải pháp này thì sẽ có hiệu quả rất nhanh. Nếu giảm tổng cầu khoảng trên 100.000 tỷ đồng, trong đó khoảng 30% - 40% là nhập khẩu thì tự khắc sẽ giảm nhập siêu 3 - 4 tỷ USD, tạo được tác động tốt cho thị trường ngoại hối và chính sách tỷ giá”, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu dự tính.

Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong tuần này, các giải pháp ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát sẽ được đưa ra cụ thể và triển khai.
Theo Minh Đức
Vneconomy
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
243
0
0

me-songhye

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hi cả nhà, cuối tuần vừa qua có nhiều tin tốt hỗ trợ cho U hy vọng em ý sẽ nhanh chóng hạ nhiệt.
 
243
0
0

me-songhye

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hị hị e ko biết tạo skype, để học hỏi món này đã ah.
CHị vào skype.com rồi down load chương trình về chạy là OK
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

3 nguyên nhân khiến giá vàng trong nước tăng cao
Trong khi giá cả thế giới và trong nước đều tăng, VND mất giá là điều chắc chắn trước mắt, người dân phải tìm đến vàng và USD như một giải pháp bảo toàn tài sản.






Thứ nhất, do giá vàng thế giới tăng. Giá vàng thế giới tăng do tình hình chính trị ở Trung Đông bất ổn. Các nhà đầu tư trên thế giới có xu hướng cắt giảm đầu tư vào khu vực này.

Trong khi những thứ khác không chắc chắn, họ đem vốn định đầu tư vào đó mua vàng. Vàng là kênh giữ trạng thái tiền tệ. Nhất là các tổ chức đầu tư theo danh mục, họ phải làm phép tính cân đối giữa cổ phiếu, trái phiếu, vàng… Thứ nữa, giá tăng là do người dân ở các nước tăng cường mua vàng như một giải pháp ứng phó với làn sóng lạm phát toàn cầu, đặc biệt là người dân Trung Quốc. Nhu cầu vàng của người dân Trung Quốc tăng nhanh hơn dự đoán của chuyên gia kinh tế, do CPI nước này đang tăng cao. Khi giá vàng vượt ngưỡng kháng cự 1.373 USD/ounce, có nhu cầu thật hỗ trợ, giới đầu cơ nhảy vào, đẩy giá tiếp.


Thứ hai, nếu VND không bị phá giá tới hơn 9%, chênh lệch tỷ giá VND/USD giữa thị trường chính thức và thị trường chợ đen không quá lớn như hiện nay, thì dù giá vàng thế giới có tăng, giá trong nước cũng không bị khuếch đại đến mức như vậy. Biến động giá vàng trong nước tương quan với biến động tỷ giá trên thị trường chợ đen.


Thứ ba, là do tâm lý người dân. Trong khi giá cả thế giới và trong nước đều tăng, VND mất giá là điều chắc chắn trước mắt (nhiều người còn dự đoán sẽ còn mất giá tiếp), người dân phải tìm đến vàng và USD như một giải pháp bảo toàn tài sản, trong đó đối với USD, thường chỉ dân thành thị hướng tới. Dễ thấy là trong cơn sốt giá hiện nay, bóng dáng tham gia thị trường chủ yếu là người dân với nhu cầu nhỏ lẻ. Thực ra là giới đầu cơ, với ưu thế về thông tin và khả năng phân tích, đã gom vàng, USD từ trước, khi kỳ vọng về chuyện phá giá VND chưa thành hiện thực. Giờ là lúc họ tuỳ tình hình mà “xả” ra dần để thu lợi.


Giới điều hành chính sách nói rằng diễn biến thị trường hiện nay là do tâm lý của người dân nhưng ai, điều gì tạo ra tâm lý này? Quyết định điều chỉnh tỷ giá ra từ 11.2, đáng lẽ phải đi kèm với các giải pháp đồng bộ khác của Chính phủ mới phát huy tác dụng, giảm thiểu hệ quả và quan trọng là củng cố niềm tin. Những gì mà một số thành viên Chính phủ phát biểu trên báo chí, ví dụ sẽ cắt giảm đầu tư công, có thể giải quyết tạm thời phần nào tình hình lạm phát, còn căn cơ hơn thì phải thực hiện tái cơ cấu theo hướng, ví dụ như cải cách triệt để doanh nghiệp nhà nước.


Cần sớm có một nghị quyết về kế hoạch hành động của Chính phủ đối với tình hình bất ổn hiện nay, nhằm tạo được niềm tin, thì giới đầu cơ sẽ xả hàng ra nhanh hơn, giá sẽ xuống nhanh hơn. Điều này còn tuỳ thuộc giá thế giới nhưng ít nhất, yếu tố tâm lý được loại trừ hoặc giảm thiểu.

Theo Đinh Tuấn Minh
SGTT
 
Top