Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Em xin ít đất để mở topic này để viết những thứ chả có đầu đuôi, nhặt ở đâu, gặp ở đâu thì cho vào đây nhé...
1. Chuyện 1: Từ quả thanh long, nghĩ về cái thế của người nông dân

Ngày tháng 7, qua chợ mua mấy quả thanh long về để ăn. Giá: 35.000 đồng/kg loại ruột trắng. Mua 3 quả 2,1kg hết 73.000 đồng (được khuyến mại 500 đồng). 24.000 đồng/quả thanh long, chả biết đắt hay rẻ so với chi phí sản xuất và phân phối của sản phẩm. Chợt nhớ cách đấy 2 tuần, đi nghỉ mát ở Mũi Né, qua dọc đất Bình Thuận, rất nhiều cửa hàng, vựa thanh long ở Hàm Thuận Nam, Phan Thiết treo biển mua thanh long loại 1 giá 9000 đồng/kg. Ngay tại khu vực Phú Hải gần Mũi Né, cô bán hàng bảo anh mua thanh long đi, 20.000 đồng/3kg thanh long. Lúc đó lại nghĩ sao rẻ thế nhỉ, bao công trồng chăm sóc, thắp cả điện ban đêm để thanh long nở hoa trái vụ thế mà ra đến cửa hàng có 20.000 đồng/3kg. Bây giờ ở HN, lại mua thanh long với giá như thế, đắt hơn khoảng 4 lần. Cái giá 35000 đồng/kg ấy thực ra người nông dân chả được hưởng. Các khâu trung gian từ đầu mối thu mua đến container, xe tải vận chuyển ra Hà Nội, vào chợ đầu mối rồi tỏa về các sạp bán hoa quả trong chợ và ngõ ngách của Hà Nội sẽ thu về khoản phí 26.000 đồng/kg, gấp 3 lần số tiền mà người nông dân một nắng hai sương với cả tỷ thứ chi phí đầu vào, nhân công được nhận. Đấy là chưa kể đến cả họ phải gánh chịu những rủi ro do thiên tai, bệnh dịch... Các mặt hàng khác cũng ở trình trạng tương tự: Một mớ rau muống ở Thanh Trì có giá 2000 đồng, về đến chợ trung tâm và đến tay người tiêu dùng có khi là 5000-7000 đồng; Vải thiều loại ngon bán cho Trung Quốc 28-30.000 đồng/kg tại Lục Ngạn, còn dân Hà Nội ăn vải loại 2, loại 3 cũng trên 20.000 đồng.Ai cũng biết là khâu lưu thông, phân phối hàng hóa, mà cụ thể nhất là nông sản, thực phẩm đang có vấn đề nhưng rồi chả thấy có giải pháp can thiệp.

Đi qua đường Láng thấy có cửa hàng bán bưởi năm roi, da xanh quanh năm (mặc dù giá cả cũng không rẻ) nhưng nguồn hàng nhiều và chất lượng đảm bảo. Tự nghĩ, tại sao các địa phương có nguồn nông sản, thực phẩm dồi dào, ổn định không tổ chức các cửa hàng, đại lý bán hàng tại Hà Nội và thành phố lớn để người dân có thể ra đó trực tiếp mua nhỉ. Ví thử giá gốc là 9.000 đồng thì người mua có phải trả 35000 đồng thì cũng vui vì số tiền đó phần nhiều đến tay người nông dân và chất lượng sản phẩm cũng đảm bảo. Cơ mà tư duy sản xuất manh mún, mạnh ai lấy làm, thiếu liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau và giữa sản xuất với phân phối, tiêu thụ đang hiện hữu hay nói như kinh tế học là "Quan hệ sản xuất đang không phù hợp với lực lượng sản xuất" thì không dễ để thay đổi.

Trong lời bài hát nghe từ hồi còn mẫu giáo,, có đoạn:

"Miền Nam em dừa nhiều,
Miền Nam em dứa nhiều,
Mền Nam em xoài thơm,
Miền Nam em khoai bùi.
Chú ơi chú, bao giờ, bao giờ,
Cho em hái dứa, hái dừa, hái xoài đào khoai,
Gửi sang Đông Đức, tặng bạn của em"


Thấy lời bài hát trong hoàn cảnh này có lẽ nên đổi là
"Cho hỏi bao giờ, bao giờ.
Cho người nông dân được hưởng vị ngọt từ trái dứa, củ khoai..."
.

Và quan trọng là cái vị ngọt ấy không phải gửi sang đâu cho ai cả mà sẽ được mang về nhà người nông dân, bù đắp cho những giọt mồ hồi, công sức mà họ đã bỏ ra trên cánh đồng và hơn thế nữa để nâng cao mức sống, quay lại tái đầu tư cho chu kỳ sản xuất mới... Có như thế, nông dân mới có mức sống ổn định, gắn bó lâu dài với đồng đất quê mình, để không phải "ly nông, ly hương" và để đất nước có một nền nông nghiệp phát triển bền vững...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

bài này hay quá anh Tè ạh, cám ơn anh luôn trăn trở cùng cái khổ cái cực hic... biết bao giờ mới thay đổi được
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Cái vấn đề bác title nó là "vặt" ấy, em chắc nó cũng là trăn trở của rất nhiều người từ các cốp có lòng có ruột với dân đến bà con nông dân thân phận con sâu con kiến.

Nhớ vài năm trước đây có tin đưa bà con vùng trồng thanh long mang thanh long cho lợn ăn, vì giá thu mua của thương lái chỉ 2.000đ/kg, ko đủ công thuê người hái; Cứ mỗi lần nhìn thấy thanh long là em lại nhớ đến cái tin này :( .

Tự nghĩ, tại sao các địa phương có nguồn nông sản, thực phẩm dồi dào, ổn định không tổ chức các cửa hàng, đại lý bán hàng tại Hà Nội và thành phố lớn để người dân có thể ra đó trực tiếp mua nhỉ.
Với kiểu của VN ta thì việc này tư nhân, thương lái, hay doanh nghiệp địa phương đứng ra làm chắc chắn có hiệu quả hơn, năng động hơn là 1 ban ngành nào đó của địa phương đó. Hapro đã và đang hợp đồng với 1 số nguồn hàng kiểu thế này để đưa vào bán trong hệ thống của họ, nhưng 1 số sản phẩm đứng được, 1 số sp thì thậm chí phải bù lỗ.

Nguyên nhân thì có không ít, nhưng em nghĩ có thể kể đến thói quen mua hàng "1 bước ra đến chợ" của dân ta; Ví thử em muốn ăn thanh long, muốn ăn vải thiều, nhiều lắm 1 lần mua cũng chỉ 1-3kg, thì em ra quách chợ gần nhà khuân cho rồi, 1 công đi còn mua đủ dầu ăn mắm muối thịt thà nữa. Nếu em ko tiện đường đi làm về qua đường Láng, hay ko phải dịp Tết cần dự trữ chục quả bưởi ăn dần, thì em cũng ko ra đó mua. Hoặc giả thử có các CH, đại lí như bác nói, thì dân ta vốn đang trong giai đoạn mất niềm vào tất cả, chả biết nếu mình đến chỗ đó mua ủng hộ bà con nông dân, thì thực sự bà con có được hưởng lợi ko, giá thu mua ai chứng minh được, ...

Hôm qua đi mua nhãn, em cũng có chuyện vặt, nhưng thôi em về đã, để lúc nào rảnh vào hầu bác với mọi ng sau.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Bác Tè nhắc đến cái Thế của Nông dân, làm em nghĩ đến chuyện em đi mua nhãn; ở 1 khía cạnh nào đó, Nông dân ta vẫn ở Thế thượng phong khi đối trọng nông sản với bạn Tàu, nhưng - lại nhưng, có tiếng mà ko có miếng, có Thế mà ko có Tiền :( .

Đầu chợ 1 hàng ngọt ngào: nhãn em nhãn quê chính hiệu, mới có giá 30K chứ bác, nhãn Tàu phải 40-50K cơ; giữa chợ 1 chị đưa đẩy: 30K vẫn là nhãn Tàu, nhưng là nhãn loại 2, loại 3, nhãn quê em thô xấu hơn 1 tí nhưng đảm bảo. Đấy thế là có Thế hơn 1 tí rồi, nhưng giá thì vẫn dưới 30K thôi, quả bé mà, xấu mã mà, quả to ngon đẹp thương lái gom hết rồi còn đâu. Mà lại gom theo kiểu mua vo cả vườn, mua từ đầu vụ cơ, giá chỉ 15-17K thôi; Ban Vật giá còn mải vật nhau với giá vàng giá $, ai ngó đến giá nhãn, bà con đầu mùa tâm lí sợ giá rớt ko phanh, thôi thì cứ qua thương lái chốt 1 giá nhận 1 cục tiền ngay đầu vụ cho nhanh, tiền tươi thóc thật.
Bà hàng thịt bên cạnh thì bảo với em thế này, dân chính hiệu Hưng Yên đấy nhưng vườn nhãn bán buôn hết rồi, hàng ngày ra chợ Quảng Châu (Hưng Yên), lấy hàng từ thương lái chở nhãn Thanh Hóa, Sơn La, Trung Quốc, Thái về đó mượn danh nhãn Hưng Yên đổ đi các nơi, để chở lên HN bán.
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

2. Từ chuyện ở một quán ăn tại Paris nghĩ đến năng suất lao động và khả năng quản lý của người mình:

Khúc dưới của Đại lộ Champ Elysee của Thủ đô Paris tráng lệ có một nhà hàng của Bỉ (vì thấy có chữ Bruxelles). Nhà hàng ấy hay chuỗi nhà hàng hoạt động từ những năm 1950 của thế kỷ trước với một biển hiểu toàn màu xanh nổi bật trên đường phố. Sau một hồi đi thăm quan, mua sắm trên đại lộ Champ Elysee, hơn 1h chiều, cả đoàn 5 người rẽ vào ăn trưa. Lúc này, khách đi thăm quan, mua sắm trên đại lộ đông nghịt, 2 phía nhà hàng đều có 1 hàng khá dài xếp hàng. Nhìn cảnh xếp hàng đi ăn đã thấy ngại nhưng người hướng dẫn viên nói ở dây ăn ngon vả lại chỗ này trung tâm, ít nhà hàng nên chúng tôi kiên nhẫn đứng vào xếp hàng.
10 phút, 20 phút rồi 30 phút trôi qua, vẫn chưa đến lượt chúng tôi vào xếp hàng. Bụng đã đói nhưng vẫn phải cố chờ. Phía chúng tôi xếp hàng là khu nhà hàng phía ngoài đường phố với khoảng hơn chục bàn ăn. Tôi đếm thấy có 3 người phục vụ ở khu này đảm nhiệm việc dọn bàn cũ, thay khăn, chuẩn bị dao dĩa chén bát, xếp bàn cho khách, đưa menu, nhận order, bưng thức ăn, đồ uống và đương nhiên - cả tính tiền. Khách đông, ra vào liên tục không có bàn trống nhưng thấy họ phục vụ thong thả, điềm tĩnh. Khoảng 40 phút, chúng tôi được xếp vào bàn. Do đứng lâu nên chúng tôi đã kịp xem thực đơn và nhìn món bưng ra cho khách trước. Người hướng dẫn viên bảo ở đây ngon và thông dụng thì có món thịt bò bít tết, khoai tây rán và món moules (kiểu như con vẹm xanh ở nhà mình). Ngồi chưa ấm chỗ, khi người phục vụ bàn đi ra đưa menu, anh ta chưa kịp quay đi, chúng tôi đã order ngay mấy món ấy. Lạ thay, người phục vụ như không nghe thấy chúng tôi nói mà quay đi sang bàn khác phục vụ. 3 phút sau, chúng tôi lại "Excuse me" (ở nhà tiếng Việt dịch là Em ơi hay đơn giản là Ê hoặc 1 cái vẫy tay) để gọi anh ta đến, anh ta vẫn vờ như không nghe thấy trong lúc luôn tay phục vụ bàn khác. Vừa đói vừa bị phục vụ lâu (so với ở nhà), mọi người có vẻ bực và bảo phục vụ kém VN nhà tao, khách chưa vào đã có thằng nó bế vào rồi. Chừng hơn 5 phút, người bồi bàn quay lại, nhã nhặn hỏi "May I take your order" như chưa hề nghe khách gọi hoặc chứng kiến thái độ bực của khách. Mọi người gọi món xong, anh ta quay đi và chúng tôi chờ tiếp đến hơn 10 phút sau mới bắt đầu được ăn. Trong khoảng thời gian chờ 10 phút đó, có 1 người phục vụ đồ uống hỏi uống đồ uống gì rồi lại đi lấy và bưng ra. Sao không order luôn 1 lúc cho nhanh nhỉ? Sao và sao... Mấy người Việt chúng tôi luôn mồm hỏi và tự trả lời...
5 người chúng tôi ngồi ăn trong khi các bàn khác vẫn luôn luôn kín chỗ và hàng dài người vẫn xếp hàng. 3 người phục vụ trong quán vẫn cứ điềm tĩnh, từ từ làm công việc của mình, như 1 cái máy lập trình, không ồn ào, không vội vã, không quýnh cả lên...

Ăn xong, lúc gọi thanh toán cũng phải mất chừng 10 phút từ lúc gọi đến lúc trả tiền xong và đứng dậy. Bữa ăn chỉ có 1 đĩa salad, 1 miếng thịt bò bít tết (rất ngon) và 1 đĩa khoai tây rán cho mỗi người mà cả thời gian xếp hàng và thời gian ăn đến gần 2h đồng hồ... Quá lâu đối với những người du lịch như chúng tôi vì chỉ lưu lại Paris có 2 ngày. Nhưng, đó là thông lệ mà bạn phải chấp nhận khi vào ăn ở đây. Người hướng dẫn viên bảo ở đây người ta như thế, tất cả đều đã thành quy trình và cứ thế mà thực hiện. Ví dụ, cho dù ban xếp hàng bao lâu, khi bạn ngồi vào và nhận thực đơn, phải dăm phút sau người phục vụ mới quay lại vì thời gian đó họ còn lo phục vụ bàn khác và chờ cho khâu bếp kịp phục vụ. Bạn kêu món ăn xong, cũng phải chờ tầm 10 phút để còn nấu món ăn không chỉ cho bàn của bạn mà còn cho bàn khác. Có một ý mà người hướng dẫn viên nói mình thấy rất hay đó là: Ở nhà hàng bên này, khách phải tuân theo sự phục vụ của nhà hàng (tất nhiên là trong khuôn khổ) chứ không phải nhà hàng chạy theo mọi yêu cầu của khách...

Đến đây lại thấy chạnh lòng nghĩ về khách khi vào nhà hàng hay đơn giản chỉ là 1 quán cà phê ở xứ mình. Chưa vào đến nơi đã có 2-3 chú lao ra chặn xe khách mời vào (không tin bạn đi qua các quán cà phê phố Tạ Quang Bửu hay khu Đền Lừ), nhà hàng hay quán cà phê có 5-10 ông khách thì có khi cũng đến 5-10 nhân viên. Khách vào như 1 ông chủ chính hiệu, ngoắc tay hoặc gọi Em ơi hay Ê, ra anh bảo. Gọi món này hay món khác trong thực đơn có khi lại thêm các yêu cầu riêng như cà phê ít sữa, phở ít béo, không mì chính, không hành hoặc bò trần kỹ cho anh, cho chị nhé. Nhân viên có phục vụ chậm hoặc nhỡ mắc lỗi cái gì đấy là dọa hoặc làm tướng lên "Gọi chủ của mày ra đây", hic...

Gần 2 tiếng ở nhà hàng ấy cũng cho thấy sự làm việc chuyên cần và năng suất lao động cao của nhân viên phục vụ. 3 nhân viên phục vụ bàn mà đảm nhiệm một lúc 30-40 khách liên tục với sự hiệu quả và chơn chu (ngoài sự khó chịu do thói quen của mấy người Châu Á như mình). Họ phải làm như thế để xứng đáng với mức lương (chủ yếu qua tiền service charge), xứng đáng với tiền bảo hiểm mà người chủ lao động phải trả. Họ phải làm như thế để hết giờ làm việc, người phục vụ bàn cũng có quyền và có đủ tiền đi shopping, đi nghỉ hè, đi du lịch ở nước ngoài như bao người lao động ở các ngành nghề khác. Năng suất lao động và hiệu quả công việc cao đương nhiên gắn với thu nhập cao và phúc lợi tốt. Mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng mới thấy những người lao động giản đơn hay cụ thể là những người phục vụ trong các nhà hàng của mình được trả thấp quá. Lương 2,3 hay 4 triệu đồng/ tháng chỉ đủ hoặc không đủ cho những sinh hoạt tối thiểu, nói gì đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đến du lịch nghỉ mát nọ kia. Nguyên nhân này từ đâu? Nguyên nhân từ chính năng suất lao động kém, quản lý sử dụng nhân sự của người chủ cũng kém, rồi do cạnh tranh quá mức giữa các nhà hàng (phố nào ở Hà Nội hay thành phố lớn mà chả có đủ hàng chục quán cà phê, quán ăn, quán chém gió...) nên phải tranh khách, chiều khách... Giá như năng suất lao động cao và sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của người lao động, một nhà hàng hay quán cà phê đáng 10 nhân viên có khi chỉ còn 5 nhân viên và 5 người khác sẽ đi làm việc khác để tạo ra GDP thực cho cái đất nước này chứ không phải chực chờ cả ngày để mời khách, để dắt xe, để phục vụ vài người khách như bây giờ. Nếu chỉ 5 người dư thừa kia ở một nhà hàng nào đấy thì có vẻ ít nhưng nếu cả trăm, cả ngàn, cả vạn người 9-10h sáng vẫn ngồi đầy ắp các quán cà phê, quán nước, quán ăn ở các đô thị kia đi vào nhà máy, công xưởng, văn phòng để làm việc,sáng tạo một cách hết mình thì có ích cho bản thân, gia đình họ và cho đất nước này biết bao...

P/S: Viết xong bài này, ngồi đọc lại tự nhiên nghĩ biết đâu có khi ai đó đọc xong bài này sẽ bảo "Cái thằng nó ngồi nó viết mấy thứ linh tinh này sao nó không dùng thời gian ấy để làm việc hết mình thì tốt biết bao"...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,617
0
0

Me Chip Tom Bi

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Cái gì Tè (viết) ra chị cũng thích :))
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Chú T mà làm lờ đờ hay lên BT thì a e được nhờ :)
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

@ Bác CTB: K có cái dấu mở ngoặc ấy thì chết, bác nhỉ, hi hi!
@ Nát: Bác support đi, em nàm, đảm bảo k phải sân sau mà dành sân trước cho bác nuôn.
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

3. Từ chuyện hai mẹ con đi thi Đại học lạc nhau nghĩ về cách dạy và học của chúng ta hôm nay:

Kỳ thì Đại học tháng 7 vừa rồi, dân mạng xôn xao về chuyện hai mẹ con thí sinh quê Thái Nguyên lạc nhau ở Hà Nội. Tóm tắt câu chuyện thế này: Hai mẹ con đi xe khách xuống từ Hà Nội, xuống xe thì phát hiện mất điện thoại. Hai mẹ con đi về nhà trọ khu vực Khương Đình, Thanh Xuân để thuê trọ. Đến nhà trọ xong, mẹ đi mua cơm quên đường về nên bị lạc, con ở nhà trọ chờ mẹ mãi không thấy về. Nghĩ mẹ bị lạc, trong lúc bấn loạn, cô gái bắt taxi về quê để bảo bố lên tìm mẹ. Được nhiều người giúp đỡ và lần tìm manh mối, cuối cùng hau mẹ con cũng gặp lại nhau...

Chuyện qua đi đã 1 tháng rưỡi và điểm thi ĐH cũng đã có rồi nhưng không hiểu sao câu chuyện này cứ phảng phất trong đầu. Vì sao 1 cô gái 18 tuổi, học hết 12 rồi mà khi ở nhà trọ lạc mẹ như thế mà lại dám ra đường bắt taxi chở về Thái Nguyên? Cô gái không sợ bị kẻ xấu lừa chở đi đâu hãm hại hoặc bán ra nước ngoài hay sao? Vì sao không nghĩ đến chuyện gọi điện cho họ hàng hay hàng xóm (khi nhà cô gái không có điện thoại), vì sao không làm thế này hay thế kia... Theo lối suy nghĩ thông thường thì sẽ lý giải là do sống ở vùng xâu vùng xa, không biết, không hiểu, không có kinh nghiệm nên mới xử lý như thế...
Ví thử cô bé kia là một người không được học hành đã đành, đằng này vừa là cô cử tốt nghiệp 12 xong mà lại xử lý thiếu kinh nghiệm như thế. Trường học (cấp 3) đều có đoàn thanh niên, có hội liên hiệp thanh niên, địa phương nơi cư trú thì cũng có những tổ chức như thế. Chả hiểu sinh hoạt đoàn, sinh hoạt ngoại khóa (hay ở nhiều trường học đô thị còn có chuyên đề giáo dục kỹ năng sống) làm cái gì mà những kiến thức đơn giản, thiết thực không đưa vào làm nội dung giảng dạy, sinh hoạt. Chẳng hạn, đối với các em cuối cấp 3, chỉ cần bỏ ra 1-2 buổi sinh hoạt đoàn thể để đưa nội dung hướng dẫn cho đoàn viên, học sinh về cách thức đi lại tàu xe, thuê nhà trọ, làm bài thi, đối phó, xử lý những tình huống phát sinh khi đi thi Đại học... Như thế, khi gặp những tình huống xảy ra, các em và người nhà sẽ có những xử trí cho phù hợp. Năm nào cũng vậy, cứ đến mùa thi là cả xã hội cuống lên, Nhà trường và đoàn thanh niên lo lập các đội sinh viên tình nguyện để hỗ trợ thí sinh từ bến xe và tại điểm thi. Công việc của các sinh viên tình nguyện sẽ bớt đi rất nhiều nếu những kỹ năng, thông tin cơ bản được truyền đạt, hướng dẫn cho thí sinh và người nhà ngay khi họ còn ở nhà... Suy nghĩ khi viết bài này không phải để trách cứ cô bé kia hay bất cứ ai. Đơn giản chỉ nghĩ rằng nếu những hoạt động của các đoàn thể tại nhà trường và địa phương cư trú chú ý đến những vấn đề sát sườn mà đoàn viên, học sinh của mình đang cần và đang thiếu thì hoạt động sinh hoạt, giáo dục của họ sẽ thiết thực và có ý nghĩa hơn rất nhiều…

Xen lẫn thông tin về chuyện hai mẹ con tìm được nhau, có thông tin về bố cô bé phải trả cho anh tài xế taxi số tiền 1,5 triệu đồng kèm theo lời cảm ơn anh taxi tốt bụng đã thương tình bớt cho 1 triệu tiền taxi (tức là đúng ra phải là 2,5 triệu). Khoảng cách giữa huyện Phú Lương và Hà Nội khoảng 100km, cả đi cả vê 2 chiều khoảng trên 200km cái giá 1,5 triệu có đúng không? Mình nghĩ thế là phù hợp (vì đã từng đi taxi hai chiều Hà Nội - Thái Bình cả đi về 220km hết 1 triệu đồng) chứ chuyện 2,5 triệu quá là vô lý cho số km taxi 2 chiều 200km. Lòng tốt nên đặt đúng chỗ, đừng cường điệu hóa…

Đang viết bài này, đọc sang Vietnamnet có bài: Cấm quần ống bó: 'Trường học không phải sân khấu'

Việc Trường THPT Hà Huy Giáp(TP. Cần Thơ) yêu cầu học sinh về nhà thay quần ống bó bằng quần ống rộng được nhiều độc giả ủng hộ. Thậm chí có đề nghị lãnh đạo các trường khác nên làm theo.

Đọc lại nhớ đến cái thời phong kiến của Vua Minh Mạng nên có thơ rằng:

"Tháng 8 có chiếu Trường ra
Cấm quần ống bó học sinh khóc ròng
Không đi thì trường không đông
Đi thì phải mượn quần bà sao đang..."


Bao nhiêu vấn đề của giáo dục đang bức xúc như lời lãnh đạo Bộ trình bày trước UB Thường vụ QH: “Giáo dục phổ thông không đảm bảo chất lượng tối thiểu” thì không lo giải quyết mà lại mất công đi bắt học sinh về thay quần.Hài thay…
 
2,398
0
36

Mexecuazin

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

cứ ...cảm ơn tức là cứ like nhưng chuyện của anh Tè dài như...nên chả đọc hết được hihi
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

cứ ...cảm ơn tức là cứ like nhưng chuyện của anh Tè dài như...nên chả đọc hết được hihi
Ơ cái con bé này chạ vị nghệ thuật cũng chạ vị nhân sinh j cả bác Tè nhỉ :p .

Chuyện bác Tè nói về Dạy và Học ở ta thì nhiều thứ để lạm bàn lắm, bao thế hệ nay môn Sử cứ cầm sách học vẹt thôi, thấy thằng Mèo vật vã để nhớ các ngày tháng năm của sự kiện (mà sự kiện bé tí, cơ hồ là sau 1 năm đến tên sự kiện nó cũng chả nhớ nữa là ngày tháng), em bảo nó mai thi con chép béng mấy con số đó vào lòng bàn tay í, ko phải học, dành thời gian cho môn khác, hoặc ngủ cho khỏe. Ở nn thày cô chỉ nêu chủ đề và định hướng thôi, còn mày tự vào thư viện mà đọc - đọc - đọc, rồi tóm tắt, viết luận. Thế nên khả năng đọc và tư duy của chúng mới tốt, khi rơi vào những tình huống khó trong cs mới đưa ra được cách xử lý tốt.

Còn cái vụ quần bó dưới bn cm ấy, thày HT Bò Ống Quấn hiện được nhiều người hô hào đồng tình thôi (kiểu auto like như Xề :D ), nhưng cuối năm đọng lại trong báo cáo chỉ còn là những con số như tỉ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ đỗ ĐH bn %, chứ chả nhẽ lại 100% hs nữ đã được đo ống quần và đáp ứng quy định :-w . Nói đến cái sự auto thì nhiều lắm, 1 đôi nam nữ xông vào giả vờ đánh ghen 1 quý cô, dân tình xúm vào auto chửi uh đánh bỏ mịa nó đi, quý cô kia ngơ ngác ôm mặt chịu đòn chưa kịp nói nửa lời, quay đi quay lại mất béng cái xe máy. Cách đây 2 năm trên đường đi làm về ở Phạm Hùng, thấy bên vệ đường có cậu thanh niên cõng mẹ trên lưng, cứ ngồi khóc, em với vài ng dừng lại hỏi, thì bảo từ Nam đưa mẹ ra chữa bệnh mà hết tiền, bệnh ko chữa đc, tiền ăn tiền ngủ cũng ko có, 1 số ng auto từ thiện rút ví ra, 100-200 thậm chí 500, rồi sung sướng vù xe đi vì vừa làm đc việc tốt. Đấy phải chăng là hệ lụy của kiểu học vẹt mà ko có khả năng đọc tình huống và tư duy tình huống. (Còn đọc ntn thì thôi em ko nói nữa, các bác cstters nhà mình vụ này đọc tốt :) ). Rồi chả nói đâu xa, bác Tè đi máy bay nhiều chắc quen cảnh, cứ VN Delay thánh thót xin lỗi quý khách chuyến bay VN ... do sự cố kĩ thuật sẽ khởi hành chậm ... phút là ít nhất 3/4 hành khách auto rút đt ra vẻ mặt rất quan trọng bấm bấm rồi anh ơi em ơi blah blah, dù chuyến bay chỉ th báo chậm có 10-15 phút, mà em đồ rằng chỉ 1/10 trong số này bị con số 10-15 phút kia làm ảnh hưởng thực sự đến kế hoạch.

E viết thế thôi, ko biết đủ ngắn để con Xề nó đọc không :)) .
 
3,455
2
38

mecunlinh

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Hôm vừa rồi đưa con đến trường tập trung xong, vài mẹ còn đứng lại buôn dưa với chủ đề lớp 6 cho con vào trường nào, học thêm ở đâu thì bị phóng viên của VTV túm lấy đề nghị phát biểu về việc dạy môn đạo đức trong nhà trường. Nói đến chuyện dạy và học thì nhiều vấn đề lắm nhưng chỉ riêng với môn đạo đức thôi thì có lẽ bao năm rồi sgk vẫn vậy, h/s vẫn nhai nhải học thuộc các mẩu truyện. Sao không thay những tiết lý thuyết suông đó bằng các tiết kỹ năng sống thực tế hơn. Ai cũng biết nhưng vấn đề là ai làm. 1 cô CN dạy gần 60 h/s , hết giờ còn chạy sô các lớp dạy thêm hỏi còn đâu tâm sức mà thay đổi cách dạy. Thà cứ để chúng nó học thuộc, như bao năm nay cô còn nhàn.
Theo phóng viên của VTV, sắp tới sẽ cải cách SGK nên đang lấy ý kiến của dân. Haiz, lại cải cách ...
 
567
0
0

Ciao

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Chị Mèo viết vẫn dài Xề nhờ^^
Em sinh viên lạc mẹ bắt taxi về quê là ví dụ tiêu biểu cho việc đào tạo kỹ năng sống ở VN quá kém. Con nhà bạn em học trường quốc tế, vào lớp 1, hai tuần đầu tiên ko dạy học gì hết, chỉ dạy các con khi có cháy sẽ làm thế nào, bỏ hết sách vở giày dép cặp sách hết mà chạy. Học thì chả có ngồi bò ra tập viết như nhà mình, cô giáo tây tuyên bố, sau này các con dùng máy tính là chính nên cứ viết cỡ chữ nào cũng được, chả cần viết đẹp với viết đúng mấy ly mấy ly. Con nhà em đi học tập viết chai hết cả tay, mực giây bẩn trông cứ như con mèo nhìn mà thương. Học toán tây dậy kĩ năng kiểu mẹo, ví dụ 2x3=6 nghĩa là 2+2+2 ra như thế chứ ko có trò học bảng cửu chương làu làu mà ko hiểu ý nghĩa của phép nhân. Môn Toán nhiều giáo viên đại học cũng nói rằng biết là nhiều ngành nghề học ra chỉ dùng đến toán lớp 9 thế mà đến tận đại học dù ngành nào vẫn dậy toán cao cấp làm cái giề.

Tây toàn bắt hs mỗi tuần đọc 1 cuốn sách nhỏ, sau đó về tự ghi ý chính, phân tích, lên lớp sẽ trình bày cho cả lớp biết về truyện mình đọc, sau đó các bạn sẽ đặt câu hỏi và trả lời. Cách dạy đó em thấy luyện tư duy rất tốt và trẻ em sau có thêm kỹ năng thuyết trình, tự tin và không sợ hãi khi nói trước mọi người. Nhà m toàn học như vẹt nhưng rất ít cơ hội cho trẻ thể hiện mình cũng như quan điểm của mình từ bé nên đa phần là hs rất thụ động và ngại nói trên lớp. Càng lớn lại càng xấu hổ chứ nên kỹ năng nói trước đám đông càng kém. Chỉ múa bàn phím là giỏi thôi hehe.

Thôi em viết ngắn thế thôi cho Xề nó tiêu hóa, lần sau hâm lên em lại viết tiếp:)
 
3,314
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Học toán tây dậy kĩ năng kiểu mẹo, ví dụ 2x3=6 nghĩa là 2+2+2 ra như thế chứ ko có trò học bảng cửu chương làu làu mà ko hiểu ý nghĩa của phép nhân.

Cái này không phải là mẹo mà đúng là ý nghĩa của phép nhân, chị thấy cô giáo có dạy cho Tin nhà chị trước khi học bảng cửu chương đấy chứ :)
 
567
0
0

Ciao

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Cái này không phải là mẹo mà đúng là ý nghĩa của phép nhân, chị thấy cô giáo có dạy cho Tin nhà chị trước khi học bảng cửu chương đấy chứ :)
Chắc con em ko chú ý cô giảng hay sao nhờ mà em hỏi nó ko hiểu, cứ học vẹt thôi:)
 
3,314
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Chắc bạn ý quên đấy, ngay khi bắt đầu học phép nhân chị đã hỏi để kiểm tra xem con có hiểu bản chất không thì thấy con trả lời được và nói cô giáo dạy thế mà
 
438
0
0

Bánh qui AFC

New Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Con em chưa vào học lớp 1 nhưng mà em cũng lo lắm ấy, không biết phải làm sao :( vì thấy tình hình mấy bạn bé đi học về đều tả bố em là bộ đội, mẹ em là giáo viên mà thấy rồ cả người. Giáo dục VN mình toàn giết chết khả năng tư duy và sáng tạo thôi, chưa kể đến việc dạy kỹ năng sống = 0.
 
2,080
0
0
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Con em sang năm mới vào lớp 1 , đợt này đang đi học chữ , 1 tuần học 2 buổi cho vui vậy thôi, 1 buổi chừng 2 tiếng . Buổi đi học đầu tiên tập viết nét sổ thẳng cô cho 3 điểm.
Vấn đề ở chỗ là cháu mới cầm bút lần đầu tiên và cũng là lần đầu tiên viết chữ như thế . Em nghĩ là nếu có cho điểm thì cô cũng phải đợi cho cháu học ít nhất 1 tháng sau khi đã học xong các nét mới cho điểm chứ , đằng này cháu chưa biết gì , mới viết theo cô thôi chứ cũng kg phải cô cầm tay cháu viết mà cháu tự viết . 3 điểm to chành bành trong vở .
 
3,314
5
38

thuyvuong

Active Member
Ðề: Vặt...(nơi để viết những chuyện không đầu không cuối)

Con em sang năm mới vào lớp 1 , đợt này đang đi học chữ , 1 tuần học 2 buổi cho vui vậy thôi, 1 buổi chừng 2 tiếng . Buổi đi học đầu tiên tập viết nét sổ thẳng cô cho 3 điểm.
Vấn đề ở chỗ là cháu mới cầm bút lần đầu tiên và cũng là lần đầu tiên viết chữ như thế . Em nghĩ là nếu có cho điểm thì cô cũng phải đợi cho cháu học ít nhất 1 tháng sau khi đã học xong các nét mới cho điểm chứ , đằng này cháu chưa biết gì , mới viết theo cô thôi chứ cũng kg phải cô cầm tay cháu viết mà cháu tự viết . 3 điểm to chành bành trong vở .
Hic sang năm mới đi học mà em cho con học sớm thế, nếu có học trước thì chị thấy sau Tết ÂL là được rồi mà.

2 nhóc nhà chị học trường tư nên không đi học viết trước, chỉ biết mặt chữ do ở mẫu giáo cô dạy thôi. May là cô cho điểm rộng toàn 7,8 nên các bạn ý rất hào hứng.
 
Top