TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Ở nhà em cũng dùng 3G của Vietel, lò dò không khác gì bà lão 90! Mỗi lần dùng em phải tự nhủ đây là 1 cách thử lòng kiên nhẫn!!!
Hóa ra ko chỉ riêng mình, Đúng là thử lòng kiên nhẫn thật. Vì ở nhà nên kiểu gì cũng phải chiều và chờ đợi em í. Hic... trót chét đtư em này rồi nên tự nhủ ... cố gắng lên !
Giá Vàng và đô bắt đầu nguội hơn chút rồi, đợt rồi nhà mình có ai xả đc đỉnh ko ?
 
275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Vì sao giá USD không hạ?


PGS.TS Ngô Trí Long: Năm 2010, chúng ta còn 16 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ còn khoảng 10 tỷ USD.



p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá VND/USD vừa qua đã tạo nên nhiều phản hồi trái chiều, đặc biệt là sau diễn biến của giá vàng và giá USD trên thị trường tự do vẫn cao và chênh lệch khá lớn với thị trường liên ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu việc điều chỉnh mạnh về tỷ giá cách đây hơn 1 tuần của Ngân hàng Nhà nước có đạt được mục tiêu như kỳ vọng? Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả về câu chuyện sau khi điều chỉnh tỷ giá.
Thưa ông, lý do tại sao USD không hạ sau hơn 1 tuần Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá?
PGS.TS Ngô Trí Long: Theo tôi, thứ nhất là thực lực của nền kinh tế Việt Nam còn yếu. Đó là cái gốc. Các cân đối vĩ mô của chúng ta không ổn định như bội chi ngân sách lớn, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ mỏng. Lượng cung ứng tiền vẫn vậy, dự trữ ngoại tệ rất thấp, chỉ khoảng 10 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá với kỳ vọng thu hẹp khoảng cách giữa đồng USD ở thị trường tự do và thị trường chính thức. Thị trường cũng chờ đợi sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước với việc tung USD ra bán để hạ nhiệt. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đưa ra tuyên bố chứ chưa thực ra bơm tiền ra thị trường. Đó là gốc của vấn đề chứ không phải chỉ là câu chuyện tâm lý. Trong cơ chế hiện nay, việc điều hành phải dựa vào thực lực kinh tế chứ không thể nói suông.
Nếu quan sát thị trường có thể thấy, không chỉ giá USD mà giá vàng cũng tăng khá mạnh?
Giá vàng hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Một là giá vàng thế giới, hai là giá của đồng USD. Khi giá vàng thế giới tăng, đồng tiền Việt mất giá với đồng USD gần 10% thì rõ giá vàng sẽ phải tăng lên một cách hiển nhiên. Lâu nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn giá vàng thế giới khoảng 1.000.000 đồng/lượng.

Vậy giá USD đang phụ thuộc vào những yếu tố nào thưa ông?
Giá USD phụ thuộc vào các yếu tố của kinh tế vĩ mô. Một là chính sách tài chính. Hai là bội chi ngân sách phải ít đi, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, cung ứng tiền... Thứ ba là nhập siêu ở Việt Nam đang rất lớn. Đấy là những lý do chính khiến cho chúng ta khó kìm được giá USD. Đó là chưa kể những yếu tố khác khiến giá của nhiều loại hàng hóa của Việt Nam tăng lên cũng có tác động đến giá USD. Điều này dẫn đến việc sẽ vẫn còn tình trạng 2 giá trên thị trường.

Vậy chúng ta đang trông chờ vào những nguồn thu ngoại tệ nào? Việc nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu có khả năng bù đắp cho sự thiếu hụt ngoại tệ như thế nào?
Các ngân hàng đang chờ các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ sẽ bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không bán. Hiện nay nguồn ngoại tệ ngân hàng có thể đáp ứng cho doanh nghiệp và các nhu cầu chính đáng khác về ngoại tệ là không đủ. Năm 2010, chúng ta còn 16 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ còn khoảng 10 tỷ USD.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ngưỡng an toàn nhất là có đủ khả năng nhập khẩu khoảng 4 tuần, tuy nhiên, dự trữ của chúng ta chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu trong 2 tuần. Nhập siêu lớn, bội chi ngân sách lớn, lạm phát còn tiếp diễn… chắc chắn tình hình tỷ giá sẽ tiếp tục diễn biến như hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, những người có tiền với tâm lý cho rằng, đang có sự mất giá của đồng Việt Nam nên họ sẽ tìm cách trú ẩn vào ngoại tệ, vàng và các loại tài sản khác. Trong khi bất động sản đang có xu hướng đóng băng, việc người ta tìm kiếm USD và vàng là điều dễ hiểu để đảm bảo giá trị tài sản của họ.

Trong tình thế khó khăn như ông vừa phân tích, điều chúng ta cần làm hiện nay là gì?
Cần giải quyết cái gốc của vấn đề. Nói như thống đốc Nguyễn Văn Giàu, chúng ta không thể chạy theo để điều chỉnh mãi tỷ giá. Khi các mặt cân đối vĩ mô tôi đã đề cập ở trên không được giải quyết được, không ổn định, thì chúng ta sẽ phải điều chỉnh mãi.
Có một điều trớ trêu và nghịch lý là: thị trường USD tự do chỉ chiếm 10% thị trường ngoại hối, nhưng nó lại đang làm chao đảo thị trường hối đoái hiện nay. Điều này là do thực lực của nền kinh tế Việt Nam còn quá yếu và quá mỏng.
Theo ông, “cầu” thực sự về USD hiện nay xuất phát từ đâu?
Cầu thực sự về USD để đi du học, chữa bệnh, nhập khẩu hàng hóa vật liệu về sản xuất thì có thể giải quyết được. Tuy nhiên, bên cạnh đó là tâm lý e ngại những yếu tố tiềm ẩn về lạm phát, nên người dân tích trữ vàng, USD và bất động sản.

Trong khi thị trường bất động sản đang đóng băng ở giá rất cao, giá vàng cũng ở mức cao và có độ rủi ro lớn, nên việc người dân chọn USD là điều dễ hiểu. Ngay trước Tết Nguyên đán, người ta đã tiên đoán được sẽ điều chỉnh tỷ giá nên tìm mua USD. Chúng tôi đã thấy rất nhiều người dân rút tiền mua USD, chính vì thế cầu về USD lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, điều cần làm sau điều chỉnh tỷ giá là gì?
Phải tìm mọi biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là giảm bội chi ngân sách. Xem xét lại chi tiêu công, nợ công đầu tư công có đúng hướng không? Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xem xét lại chính sách tiền tệ hiện nay, kiên quyết hạn chế nhập siêu.
Có thể hạn chế nhập siêu bằng nhiều biện pháp như: dùng chính sách thuế, chính sách tài chính để đánh thuế mạnh đối với những mặt hàng không thiết yếu nhằm hạn chế những người có tiền tiêu dùng, hoặc những người có ý định cũng không dám tiêu dùng.
Hiện nay cũng là thời điểm thích hợp để tái cơ cấu nền kinh tế, phải đầu tư đúng hướng, đầu tư những ngành có hiệu quả. Coi trọng vấn đề năng suất hiệu quả của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã bàn, Chính phủ cũng đã thấy, chỉ có điều chúng ta sẽ thực hiện vấn đề này như thế nào.

Như ông nói, điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động đến lạm phát. Liệu chúng ta có giữ được mục tiêu là lạm phát sẽ là 7% trong năm nay như Quốc hội đã đề ra?
Nghị quyết Quốc hội đề ra là giữ lạm phát năm 2011 ở mức 7%, theo tôi mục tiêu này khó có khả năng thành hiện thực. Theo cảnh báo, tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số rất có thể xảy ra nếu như Chính phủ không quyết liệt kiềm chế.
Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã từng nói, theo mô hình chạy cũ, tỷ giá tăng 10%, lạm phát sẽ tăng 1-2 %. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết, trong từng giai đoạn, từng điều kiện khác nhau thì tác động sẽ khác nhau, nhất là khi có yếu tố tâm lý. Tóm lại, nếu không quyết liệt khó có thể đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát như mong muốn.
Hiện nay, doanh nghiệp đang đứng trước 2 cái khó về tỷ giá và lãi suất. Trong khi tỷ giá diễn biến như đã phân tích, còn lãi suất khó có thể hạ xuống trong thời gian tới, ông bình luận thế nào?
Theo quy luật, người ta gửi tiết kiệm khi lãi suất phải là thực dương. Trong bối cảnh lạm phát leo cao, muốn thu hút tiền về chỉ có cách là nâng lãi suất. Có người nói cần cố gắng phấn đấu hạ lãi suất, theo tôi với các cân đối vĩ mô cộng với thực tế điều hành hiện nay, việc hạ lãi suất là không khả thi.
Vậy cụ thể thì lãi suất chỉ ổn định và giảm xuống trong điều kiện nào?
Lãi suất chỉ hạ xuống và ổn định trong bối cảnh lạm phát hạ. Cho nên lạm phát phải là ưu tiên số 1. Trong trường hợp này chúng ta phải đánh đổi lạm phát và tăng trưởng. Có lẽ chúng ta phải chấp nhận hạ bớt đà tăng trưởng để kiềm chế lạm phát, vì nếu lạm phát tăng cao, mọi thành quả của tăng trưởng kinh tế đều không có ý nghĩa.
Xin cảm ơn ông./.
Theo Đức Thành
VOV



Các mẹ xem bài phát biểu này nhé. Lỗi vẫn là ở ông quản lý Nhà nc. hic hic ... chết dân thôi ...


 
37
0
0

Bingo yeu

New Member
Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hóa ra ko chỉ riêng mình, Đúng là thử lòng kiên nhẫn thật. Vì ở nhà nên kiểu gì cũng phải chiều và chờ đợi em í. Hic... trót chét đtư em này rồi nên tự nhủ ... cố gắng lên !
Giá Vàng và đô bắt đầu nguội hơn chút rồi, đợt rồi nhà mình có ai xả đc đỉnh ko ?
Em ko xả được đỉnh (vì chưa có mà xả) nhưng cũng "xui" được mấy chị trong phòng em xả được đỉnh, như thế cũng vui rồi ạ.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Vì sao giá USD không hạ?


PGS.TS Ngô Trí Long: Năm 2010, chúng ta còn 16 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ còn khoảng 10 tỷ USD.


p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá VND/USD vừa qua đã tạo nên nhiều phản hồi trái chiều, đặc biệt là sau diễn biến của giá vàng và giá USD trên thị trường tự do vẫn cao và chênh lệch khá lớn với thị trường liên ngân hàng.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu việc điều chỉnh mạnh về tỷ giá cách đây hơn 1 tuần của Ngân hàng Nhà nước có đạt được mục tiêu như kỳ vọng? Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Ngô Trí Long, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường Giá cả về câu chuyện sau khi điều chỉnh tỷ giá.
Thưa ông, lý do tại sao USD không hạ sau hơn 1 tuần Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá?
PGS.TS Ngô Trí Long: Theo tôi, thứ nhất là thực lực của nền kinh tế Việt Nam còn yếu. Đó là cái gốc. Các cân đối vĩ mô của chúng ta không ổn định như bội chi ngân sách lớn, nhập siêu lớn, dự trữ ngoại tệ mỏng. Lượng cung ứng tiền vẫn vậy, dự trữ ngoại tệ rất thấp, chỉ khoảng 10 tỷ USD.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mạnh tỷ giá với kỳ vọng thu hẹp khoảng cách giữa đồng USD ở thị trường tự do và thị trường chính thức. Thị trường cũng chờ đợi sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước với việc tung USD ra bán để hạ nhiệt. Tuy nhiên, trên thực tế, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đưa ra tuyên bố chứ chưa thực ra bơm tiền ra thị trường. Đó là gốc của vấn đề chứ không phải chỉ là câu chuyện tâm lý. Trong cơ chế hiện nay, việc điều hành phải dựa vào thực lực kinh tế chứ không thể nói suông.
Nếu quan sát thị trường có thể thấy, không chỉ giá USD mà giá vàng cũng tăng khá mạnh?
Giá vàng hiện nay ở Việt Nam phụ thuộc vào 2 yếu tố chính. Một là giá vàng thế giới, hai là giá của đồng USD. Khi giá vàng thế giới tăng, đồng tiền Việt mất giá với đồng USD gần 10% thì rõ giá vàng sẽ phải tăng lên một cách hiển nhiên. Lâu nay, giá vàng trong nước đã tăng hơn giá vàng thế giới khoảng 1.000.000 đồng/lượng.

Vậy giá USD đang phụ thuộc vào những yếu tố nào thưa ông?
Giá USD phụ thuộc vào các yếu tố của kinh tế vĩ mô. Một là chính sách tài chính. Hai là bội chi ngân sách phải ít đi, chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, dự trữ ngoại hối, cung ứng tiền... Thứ ba là nhập siêu ở Việt Nam đang rất lớn. Đấy là những lý do chính khiến cho chúng ta khó kìm được giá USD. Đó là chưa kể những yếu tố khác khiến giá của nhiều loại hàng hóa của Việt Nam tăng lên cũng có tác động đến giá USD. Điều này dẫn đến việc sẽ vẫn còn tình trạng 2 giá trên thị trường.

Vậy chúng ta đang trông chờ vào những nguồn thu ngoại tệ nào? Việc nguồn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu có khả năng bù đắp cho sự thiếu hụt ngoại tệ như thế nào?
Các ngân hàng đang chờ các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ sẽ bán lại cho ngân hàng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không bán. Hiện nay nguồn ngoại tệ ngân hàng có thể đáp ứng cho doanh nghiệp và các nhu cầu chính đáng khác về ngoại tệ là không đủ. Năm 2010, chúng ta còn 16 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tính đến thời điểm hiện nay, chỉ còn khoảng 10 tỷ USD.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), ngưỡng an toàn nhất là có đủ khả năng nhập khẩu khoảng 4 tuần, tuy nhiên, dự trữ của chúng ta chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu trong 2 tuần. Nhập siêu lớn, bội chi ngân sách lớn, lạm phát còn tiếp diễn… chắc chắn tình hình tỷ giá sẽ tiếp tục diễn biến như hiện nay.
Trong bối cảnh hiện nay, những người có tiền với tâm lý cho rằng, đang có sự mất giá của đồng Việt Nam nên họ sẽ tìm cách trú ẩn vào ngoại tệ, vàng và các loại tài sản khác. Trong khi bất động sản đang có xu hướng đóng băng, việc người ta tìm kiếm USD và vàng là điều dễ hiểu để đảm bảo giá trị tài sản của họ.

Trong tình thế khó khăn như ông vừa phân tích, điều chúng ta cần làm hiện nay là gì?
Cần giải quyết cái gốc của vấn đề. Nói như thống đốc Nguyễn Văn Giàu, chúng ta không thể chạy theo để điều chỉnh mãi tỷ giá. Khi các mặt cân đối vĩ mô tôi đã đề cập ở trên không được giải quyết được, không ổn định, thì chúng ta sẽ phải điều chỉnh mãi.
Có một điều trớ trêu và nghịch lý là: thị trường USD tự do chỉ chiếm 10% thị trường ngoại hối, nhưng nó lại đang làm chao đảo thị trường hối đoái hiện nay. Điều này là do thực lực của nền kinh tế Việt Nam còn quá yếu và quá mỏng.
Theo ông, “cầu” thực sự về USD hiện nay xuất phát từ đâu?
Cầu thực sự về USD để đi du học, chữa bệnh, nhập khẩu hàng hóa vật liệu về sản xuất thì có thể giải quyết được. Tuy nhiên, bên cạnh đó là tâm lý e ngại những yếu tố tiềm ẩn về lạm phát, nên người dân tích trữ vàng, USD và bất động sản.

Trong khi thị trường bất động sản đang đóng băng ở giá rất cao, giá vàng cũng ở mức cao và có độ rủi ro lớn, nên việc người dân chọn USD là điều dễ hiểu. Ngay trước Tết Nguyên đán, người ta đã tiên đoán được sẽ điều chỉnh tỷ giá nên tìm mua USD. Chúng tôi đã thấy rất nhiều người dân rút tiền mua USD, chính vì thế cầu về USD lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, điều cần làm sau điều chỉnh tỷ giá là gì?
Phải tìm mọi biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể là giảm bội chi ngân sách. Xem xét lại chi tiêu công, nợ công đầu tư công có đúng hướng không? Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải xem xét lại chính sách tiền tệ hiện nay, kiên quyết hạn chế nhập siêu.
Có thể hạn chế nhập siêu bằng nhiều biện pháp như: dùng chính sách thuế, chính sách tài chính để đánh thuế mạnh đối với những mặt hàng không thiết yếu nhằm hạn chế những người có tiền tiêu dùng, hoặc những người có ý định cũng không dám tiêu dùng.
Hiện nay cũng là thời điểm thích hợp để tái cơ cấu nền kinh tế, phải đầu tư đúng hướng, đầu tư những ngành có hiệu quả. Coi trọng vấn đề năng suất hiệu quả của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề mà nhiều chuyên gia kinh tế cũng đã bàn, Chính phủ cũng đã thấy, chỉ có điều chúng ta sẽ thực hiện vấn đề này như thế nào.

Như ông nói, điều chỉnh tỷ giá sẽ có tác động đến lạm phát. Liệu chúng ta có giữ được mục tiêu là lạm phát sẽ là 7% trong năm nay như Quốc hội đã đề ra?
Nghị quyết Quốc hội đề ra là giữ lạm phát năm 2011 ở mức 7%, theo tôi mục tiêu này khó có khả năng thành hiện thực. Theo cảnh báo, tỷ lệ lạm phát ở mức 2 con số rất có thể xảy ra nếu như Chính phủ không quyết liệt kiềm chế.
Ông Lê Đức Thúy, Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đã từng nói, theo mô hình chạy cũ, tỷ giá tăng 10%, lạm phát sẽ tăng 1-2 %. Tuy nhiên, đó chỉ là lý thuyết, trong từng giai đoạn, từng điều kiện khác nhau thì tác động sẽ khác nhau, nhất là khi có yếu tố tâm lý. Tóm lại, nếu không quyết liệt khó có thể đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát như mong muốn.
Hiện nay, doanh nghiệp đang đứng trước 2 cái khó về tỷ giá và lãi suất. Trong khi tỷ giá diễn biến như đã phân tích, còn lãi suất khó có thể hạ xuống trong thời gian tới, ông bình luận thế nào?
Theo quy luật, người ta gửi tiết kiệm khi lãi suất phải là thực dương. Trong bối cảnh lạm phát leo cao, muốn thu hút tiền về chỉ có cách là nâng lãi suất. Có người nói cần cố gắng phấn đấu hạ lãi suất, theo tôi với các cân đối vĩ mô cộng với thực tế điều hành hiện nay, việc hạ lãi suất là không khả thi.
Vậy cụ thể thì lãi suất chỉ ổn định và giảm xuống trong điều kiện nào?
Lãi suất chỉ hạ xuống và ổn định trong bối cảnh lạm phát hạ. Cho nên lạm phát phải là ưu tiên số 1. Trong trường hợp này chúng ta phải đánh đổi lạm phát và tăng trưởng. Có lẽ chúng ta phải chấp nhận hạ bớt đà tăng trưởng để kiềm chế lạm phát, vì nếu lạm phát tăng cao, mọi thành quả của tăng trưởng kinh tế đều không có ý nghĩa.
Xin cảm ơn ông./.
Theo Đức Thành
VOV



Các mẹ xem bài phát biểu này nhé. Lỗi vẫn là ở ông quản lý Nhà nc. hic hic ... chết dân thôi ...


Vấn đề là NHNN không thể in USD như Mỹ nhé ! Các mẹ bớt chuộng U và G , tâm lý ổn định thì đâu đến nỗi ! Tự mình ăn dần vào đuôi của chinh mình !
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Em ko xả được đỉnh (vì chưa có mà xả) nhưng cũng "xui" được mấy chị trong phòng em xả được đỉnh, như thế cũng vui rồi ạ.
Thế là đi chém gió thành công rồi phải không em?
 
37
0
0

Bingo yeu

New Member
Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Thế là đi chém gió thành công rồi phải không em?
Dạ, cũng được mọi người gọi vui là "sư phụ" chị ạ.
 
17
0
0

mevac

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Ở nhà em cũng dùng 3G của Vietel, lò dò không khác gì bà lão 90! Mỗi lần dùng em phải tự nhủ đây là 1 cách thử lòng kiên nhẫn!!!
Ơ! em cũng dùng 3G của Viettel đây, thấy cũng ổn mà. Hay tại em bán nên nó sợ em nhỉ?
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G thế giới : 1414.54, hôm nay mẹ HG dự đoán vàng trong nước sẽ lên nhẹ đây !
 
235
0
0

metholau

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G thế giới : 1414.54, hôm nay mẹ HG dự đoán vàng trong nước sẽ lên nhẹ đây !
Các đỉnh mới lại tiếp tục được lập chị nhỉ, hihi...hôm nay là ngày em có ít tiền đấy chị nhưng theo tình hình này chắc lại gửi em Bank cho nó lành coi như hết tiền rồi dành thời gian làm việc khác. Chừng nào nguội tí thì cho em V+ ra chiến trường =))
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Thông báo : Bắt đầu từ hôm nay mẹ HG phải tập trung cho kế hoạch kinh doanh của công ty, nên thời gian dành cho các mẹ sẽ bị hạn chế bớt ( nếu không sẽ bị mất việc:( ). Vì thế mẹ HG sẽ online trên skype , YM hoặc giải đáp thắc mắc của các mẹ vào giờ nghĩ trưa hoặc từ 9pm-10pm. Trong trường hợp gấp các mẹ có thể liên hệ theo đường dây nóng hoặc nhắn tin vào máy của mẹ HG nhé!:) Rất mong các mẹ thông cảm!:)
 
104
0
0

capucino_2612

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G lại lên rùi thì nhập thế nào đc đây hu hu hu hu mà chị lại k online thường xuyên. Bùn quá đi mất
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Giá vàng TG : 1415USD
Nếu :
U : 22.000 đ/ usd thì G trong nước sẽ là : 37,6tr/ lượng
U : 21.500 đ/ usd thì G trong nước sẽ là : 36,7tr/ lượng
Các mẹ tham khảo để chọn thời điểm mua phù hợp nhất nhé!
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Thống đốc: “Doanh nghiệp bắt đầu bán ngoại tệ ra thị trường”
Mấy ngày qua, diễn biến kinh tế vĩ mô, trong đó có thị trường tiền tệ diễn biến khá phức tạp, nhất là sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh chính sách tỷ giá.

"Mặc dù còn phải tiếp tục theo dõi thêm, nhưng tôi cho rằng, sự quay đầu giảm giá của USD và vàng trong mấy ngày qua cho thấy, chính sách điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước đã đúng hướng, còn những diễn biến phức tạp của mấy ngày trước đó là phản ứng tự nhiên của thị trường", Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói trong cuộc trao đổi chiều nay (23/2), xung quanh vấn đề này.​

Dự trữ ngoại tệ không bị tổn thương

Thưa Thống đốc, sau lần điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2, giá USD thị trường tự do vẫn tăng vượt giá trần của Ngân hàng Nhà nước công bố và chỉ giảm mạnh vào hai ngày qua, ông đánh giá gì về tình trạng này?

Bối cảnh đợt điều chỉnh tỷ giá lần này diễn ra trong thời điểm rất nhạy cảm. Thứ nhất, chúng ta biết trước một số vấn đề sẽ tác động bất lợi đến kết quả điều chỉnh tỷ giá.​

Một là, điều hành giá cả, trong đó có giá xăng dầu theo thị trường đã được nói rất rõ trong Nghị định 84. Hai là, tăng giá bán điện bình quân năm 2011 lên 15,28% so với năm 2010. Ba là, yếu tố tâm lý kỳ vọng tăng giá hàng hóa của thị trường. Bốn là, khi điều chỉnh tỷ giá, bao giờ cũng xuất hiện tâm lý đầu cơ và thổi giá.

Thứ hai, có những vấn đề từ khách quan đưa đến rất khó dự đoán, chẳng hạn, giá dầu thế giới tăng mạnh lên 90 USD/thùng sau thời gian dài nằm dưới mốc này, giá vàng từ 1.350 - 1.360 USD/oz tăng nhanh và lập mốc 1.410 USD/oz vào ngày 22/2/2011.

Những bất lợi nói trên đã làm cho thị trường diễn biến thị trường khá phức tạp, giá USD thị trường tăng nhanh và có biểu hiện vượt giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định trong mấy ngày.​

Mặc dù còn phải tiếp tục theo dõi thêm nhưng tôi cho rằng, sự quay đầu giảm giá của USD và vàng trong mấy ngày qua cho thấy, chính sách điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước đã đúng hướng, còn những diễn biến phức tạp của mấy ngày trước đó là phản ứng tự nhiên của thị trường.​

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp gọi điện cho tôi nói rằng, họ bắt đầu bán ngoại tệ ra thị trường.

Một vấn đề khác vô cùng quan trọng là khác với các lần điều chỉnh trước, Ngân hàng Nhà nước phải bán ngoại tệ can thiệp, thì lần này, quỹ dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước không bị tổn thương, vì không phải bán ra.

Nhân đây, tôi muốn nhấn mạnh thêm câu chuyện phát ngôn của những người có trách nhiệm để ổn định niềm tin cho thị trường.​

Có dư luận rằng đợt “sốt USD” vừa qua còn do các ngân hàng găm giữ dù trạng thái ngoại tệ của họ “dương” quá 30%, tại sao Ngân hàng Nhà nước không chỉ đạo họ bán ra?

Nói thế cũng chưa hoàn toàn chính xác vì ai găm, ai “dương” 30% mà vẫn găm thì phải nêu từng trường hợp cụ thể. Thực tế, họ có những nguồn mua vào nhưng đã cam kết sau 3 - 5 ngày tới phải phục vụ khách hàng thì họ phải để lại chứ.​

Vì thế, khi chưa xem xét thận trọng thì đừng vội vàng đánh giá.​

Tại sao quy mô ngoại tệ của thị trường tự do theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước là không lớn, nhưng vẫn “gây nhiễu” chính sách điều hành?

Muốn giải quyết vấn đề này phải đi từ hai vấn đề. Thứ nhất, hoạt động kiểm tra, kiểm soát phải “thượng tôn pháp luật”, sẵn sàng rút giấy phép hoặc xử phạt nặng những cơ sở kinh doanh ngoại tệ hoạt động trái với quy định hiện hành.​

Thứ hai, thông qua luật pháp, hệ thống quản lý thuế, yêu cầu các đối tượng kinh doanh ngoại tệ phải khai báo chi tiết doanh số kinh doanh và bắt buộc họ đóng thuế đầy đủ.​

Ngoài ra, những cơ sở buôn bán, kinh doanh ngoại tệ trái phép, chui lủi thì chính quyền phải xử lý mạnh tay.​

Ngày 24/2, tôi có cuộc họp với lãnh đạo các địa phương và sẽ nhấn mạnh vấn đề này. Tôi sẽ đề nghị lãnh đạo tỉnh chủ trì các cuộc họp giao ban và yêu cầu các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước điều hành hoạt động ngân hàng ở đó đúng quan điểm của Ngân hàng Nhà nước. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo hệ thống tín dụng phải đưa vốn đúng địa chỉ thì tất cả các ngân hàng phải tuân thủ.​

Cùng đó, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương phải ra tay quyết liệt quản lý buôn bán ngoại tệ theo đúng Pháp lệnh Ngoại hối, nơi nào được phép đổi tiền, nơi nào không… Tôi nghĩ, nếu lãnh đạo các địa phương cùng chung sức với chúng tôi, sẽ góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Giảm tổng cầu: Một công đôi việc

Thống đốc có đề cập đến vấn đề “giảm tổng cầu” để ổn định thị trường tiền tệ, ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Giảm tổng cầu là biện pháp rất quan trọng và có tác dụng tốt để ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ trong thời điểm hiện nay.​

Thứ nhất, khi giảm tổng cầu, buộc phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Theo đó, giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng không quá 20% trong năm nay so với kế hoạch khoảng 23%. Cùng đó, Bộ Tài chính công bố chỉ tiêu bội chi ngân sách không quá 5% GDP, tiết kiệm chi tiêu thường xuyên khoảng 10%, sắp xếp lại danh mục đầu tư của nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước.​

Những yếu tố này sẽ khiến cho các nhà nhập khẩu sẽ cân nhắc quyết định của mình để tránh tổn thất, nhờ đó, nhập khẩu giảm và nhập siêu giảm theol; đồng thời, áp lực lạm phát cũng giảm theo.​

Nếu giảm 3% mức tăng trưởng tín dụng thì lượng tiền đưa ra nền kinh tế giảm được bao nhiêu, thưa Thống đốc?

Xét riêng trong hệ thống ngân hàng, nếu tăng trưởng tín dụng thêm 3%, đồng nghĩa tăng thêm 70 nghìn tỷ đồng, nếu tăng thêm 4% sẽ tăng 92 nghìn tỷ đồng; ngược lại, nếu giảm chừng đó tỷ lệ, sẽ giảm đi một lượng tiền tương đương. Ngoài ra, nếu chính sách tài khóa cùng “đồng lòng” với tiền tệ thì mức giảm tổng cộng có thể tới khoảng 120 nghìn tỷ đồng.​

Khi đó, “miếng bánh” tín dụng sẽ bị nhỏ lại, và lĩnh vực nào cần được ưu tiên, lĩnh vực nào phải hạn chế?

Tất nhiên là phải đưa tín dụng đi đúng mục tiêu, tập trung cho sản xuất, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, chế biến…​

Đối với tín dụng của khu vực bất động sản phải rà soát, xem xét kỹ. Về bản chất, bản động sản cũng là một thị trường quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu nhà cửa, công trình xây dựng, đất ở phục vụ đúng nhu cầu ở của người dân thì quá tốt vì người muốn có nhà ở được giải quyết nhu cầu, đồng vốn tín dụng được quay vòng và sinh lời.​

Ngược lại, nếu phần lớn thị trường bất động sản nằm trong giới đầu cơ sẽ vô cùng tác hại. Một lượng lớn tín dụng bị “tĩnh” chứ không “động”. Cứ nhìn vào những biệt thự triệu USD bỏ hoang là thấy ngay.​

Chưa kể, khi thị trường bất động sản phát triển quá nóng và không đi vào nhu cầu thực còn gián tiếp tác động xấu đến tỷ giá, bởi xây nhiều nhà thì phải nhập khẩu nhiều sắt thép, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, thậm chí, đến viên gạch lát nhà cũng phải nhập.​

Hay, trong nước đã sản xuất được ôtô nhưng vẫn muốn ôtô nhập khẩu vì thói xài sang. Nhập siêu một phần là từ đó cả.

Tất nhiên, bây giờ đã hội nhập, không phải cứ muốn “ngăn sông cấm chợ” là được, họ kiện ngay. Vì thế, tôi rất tán thành phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” mà những thứ này thì phải đi từ lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc từ mỗi người dân.​

Còn đối với hoạt động của các ngân hàng, họ cũng phải hiểu giải ngân vào đâu thì ích nước, lợi nhà và lợi cho mình, tránh được rủi ro, chứ đừng nên đợi đến lúc Ngân hàng Nhà nước phải ra tay soát xét từng khoản vay.​

Khi giảm mức tăng trưởng tín dụng, sẽ rất khó giảm lãi suất như mong muốn của Chính phủ, ông nghĩ sao?

Muốn thấu đáo vấn đề này thì phải hiểu rằng, hiện tổng dư nợ toàn bộ hệ thống ngân hàng đã lớn hơn GDP tới 1,2 lần, trong khi ở các nước, tỷ lệ này chỉ 0,6 lần GDP. So với sức hấp thụ của nền kinh tế thì đó là con số quá lớn.​

Đành rằng, Việt Nam là quốc gia đang phát triển thì tín dụng phải cao nhưng không thể cao đến mức như trên.​
Theo Nguyễn Hoài

Vneconomy
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

SPDR GoldTrust hạ mạnh lượng vàng nắm giữ



Quỹ đầu tư vàng tín thác lớn nhất thế giới SPDR GoldTrust công bố lượng sở hữu của quỹ tính đến 22/02/2011 giảm xuống 1.218,243 tấn, mức thấp nhất trong 9 tháng.

Phiên ngày thứ Tư, giá vàng không thay đổi nhiều khi làn sóng “săn hàng giá rẻ” dịu bớt, thị trường chứng khoán mất điểm và lượng nắm giữ của các quỹ ETF rơi xuống thấp nhất trong 9 tháng, thế nhưng khả năng nhà đầu tư đẩy mạnh mua vàng do căng thẳng tại Trung Đông và Bắc Phi có thể mang lại yếu tố hỗ trợ quan trọng.

Lãnh đạo Libya thề đàn áp được các cuộc biểu tình cho đến nay nhắm mục tiêu vào chấm dứt chế độ cầm quyền kéo dài 41 năm của chính phủ ông và khiến không ít người thiệt mạng.

Lãnh đạo Lybia tuyên bố ông sẽ không đời nào mất chức bởi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ của ông hiện nay.

Giá vàng giao ngay phiên hôm qua không có nhiều thay đổi quanh mức 1.399,54USD/ounce sau khi giảm xuống mức khoảng 1.395,20USD/ounce và lên mức 1.401,09USD/ounce.

Phiên ngày thứ Ba, giá vàng lên mức cao nhất trong 7 tuần là 1.410USD/ounce và sau đó giảm xuống bởi thị trường chứng khoán giảm điểm, nhà đầu tư bán vàng.

Một chuyên gia tại Singapore dự báo: “Để giá vàng tiếp tục tăng, tôi nghĩ giá cần vượt qua mức 1.410USD/ounce. Nếu mức đó bị phá vỡ, giá vàng sẽ lên đỉnh cao mới.”

Ông khẳng định thêm: “Thế nhưng đối với tôi, nỗi lo hiện nay liên quan đến các quỹ ETF. Khối lượng sở hữu của họ không tăng. Xét trên phương diện kỹ thuật, thị trường đã vào tình trạng quá mua. Có một số yếu tố có thể đẩy giá vàng lên cao hơn, quan trọng nhất chính là căng thẳng tại Trung Đông.”

Quỹ đầu tư vàng tín thác lớn nhất thế giới SPDR GoldTrust công bố lượng sở hữu của quỹ tính đến 22/02/2011 giảm xuống 1.218,243 tấn, mức thấp nhất trong 9 tháng từ mức 1.223,098 tấn vào ngày 20/02/2011.

Tại Trung Quốc, thị trường tiêu thụ vàng lớn thứ 2 trên thế giới sau Ấn Độ, Quốc hội Trung Quốc dự kiến họp vào đầu tháng 3/2011 và mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ được đưa lên hàng đầu.

BlackRock nhận định: “Rủi ro lớn nhất đối với thị trường vàng chính là sự điều chỉnh của lãi suất thực. Khi lãi suất thực bắt đầu tăng, chi phí cơ hội của việc sở hữu vàng sẽ khiến nhà đầu tư bán kim loại này.”

Ngọc Diệp
Theo Reuters
 
99
0
0

mebutbong

New Member
Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chào cả nhà ,

Mấy hôm nay mưa gió thế mà G lại cứ dập dìu cả nhà nhỉ .

Chúc 1 ngày tốt lành và may mắn đến với mọi người canh U canh G
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G : 37,58-37,72
USD TPHCM : 21950-22050
cập nhật lúc 9.00am
 
99
0
0

mebutbong

New Member
Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G : 37,58-37,72
USD TPHCM : 21950-22050
cập nhật lúc 9.00am
Lại hạ rồi chị nhỉ .........................................
 
37
0
0

Bingo yeu

New Member
Trả lời: Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Ơ! em cũng dùng 3G của Viettel đây, thấy cũng ổn mà. Hay tại em bán nên nó sợ em nhỉ?
Hay là do em kết hợp em 3G với chú notebook mini nên nó mới chậm như thế nhỉ? Nhưng em lại cứ thích dùng notebook vì nhìn nó xinh xinh, đi ra ngoài lại nhét được vào cốp xe nên ko sợ cướp giật.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G thế giới đang xuống ! 1412
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

G : 37,55-37,63
USD TPHCM : 21950-22000
cập nhật ngày 10.00am
 
Top