Ðề: Nghệ Tĩnh Mình Thương
Cho mình đăng ký với nhé, người Hà tịnh nhé.
Tặng mọi người bài này, lần nào đọc cũng nhớ đến cụ thân sinh của mình, nhất là cụ "lấy phải" một cô Hà nội 36 phố phường
. Hơn bốn mươi năm, cụ đã sống "rất Nghệ" trên đất Hà thành, thế nhưng lúc nào cũng cho mình thanh lịch hơn vợ :laughing:.
Về ăn uống thì người Hà tĩnh thích ăn cá kho :laughing:, ăn được cả canh cá nguội :laughing:. Quê toàn sỏi đá, chẳng có gì để chơi nên suốt ngày học :laughing::angle:. Thành ra nhiều hào kiệt :angle:
BẢN SẮC VIỆT NAM: NGƯỜI XỨ NGHỆ
Tôi đang viết về chính mình: một đứa con xứ Nghệ ngày xưa nghèo khổ
và quật cường, thẳng thắn đến bộc trực, tin yêu đến dại khờ và vụng về
đến đáng thương đã làm máu trong người tôi.
Lấy vợ Bắc, bốn mươi năm sống trên đất Bắc, hít thở văn hoá Bắc, tôi
càng hiểu đầy đủ cái chất Nghệ trong mình. Không thể từ một giọt nước
thấy cả đại dương nhưng những gì có trong giọt nước ấy thì đại dương
đều có.
Xưa nay người ta thường cho xứ Nghệ là nơi "địa linh nhân kiệt". Đất
thiêng sinh người tài. Tôi không biết nhiều về thuyết phong thuỷ nhưng
vẫn tin vào sự hun đúc của khí thiêng sông núi để xứ Nghệ có những anh
hùng hào kiệt, những danh nhân chính trị văn hoá đời đời...
Lọt lòng mẹ ra, tôi đã sống trong gió nắng và nghèo đói. Nắng nóng đến
nỗi những cây nứa, cây tre trong vườn tự nổ. Nắng hun đen cả da người.
Tháng 6, tháng 7 gió Lào thổi, phờ phạc cây cỏ. Máu trong người tôi như
cạn đi. Muốn thoát đói nghèo chỉ có một con đường duy nhất là: học.
Thời xưa những thầy đồ Nghệ hay chữ mang tay nải đi nếm cơm thiên hạ
khắp nơi, cuối năm, tết nhất cũng có mấy quan tiền đưa cho vợ. Bà đồ ở
nhà cũng sống túng nghèo như mọi người nhưng cánh hương lý chức dịch
không nể thì cũng phải e vợ thằng có chữ, có hiểu biết!
Tóc để chỏm, tôi đã nghe hai tiếng "học gạo" nghĩa là có học thật
thuộc, thật kỹ như giã gạo hay học để ... ra gạo, học để sau này kiếm
gạo. Sắc thái biểu cảm của từ có lẽ ở cả hai.
Dân Nghệ cần cù, chịu khổ thì khỏi nói rồi. Dân Nghệ nóng nảy, bổc
trực, cực đoan thì rất rõ. Nóng nảy một phần có lẽ cũng do thời tiết
khí hậu. Nóng đến 38, 39 độ, lại thêm gió Lào quạt lửa đầu hè, máu
trong người như cùng sôi lên, (con người sống ở vùng ôn đới lúc nào
cũng thoải mái, tươi tỉnh còn ở xứ nhiệt đới dễ sinh cáu gắt, to
tiếng). Đã nói, nói thật to. Đã quát, quát như sấm. Con bắt chước cha,
trẻ con bắt chước người lớn. Nóng cả họ. Nóng cả làng, cả huyện, cả
tỉnh. Người nóng thích nói thẳng, nói thẳng mặt, nhìn thẳng mà nói.
Người Nghệ thích chính diện. Có yêu thì bảo rằng yêu/ không yêu thì bảo
một điều cho xong!. Dân Bắc tức lên thì nói: "Tao đánh vào mặt bây giờ"
còn người Nghệ thì bảo: "Tau đập trửa mặt!" (trửa tức là giữa).
Nói thẳng, nghĩ sao nói vậy, thẳng như ruột ngựa... đó cũng là tính cách
của dân Nghệ. Dân Nghệ không rào đón, ve vuốt, xoa dịu.
"Trung ngôn nghịch nhĩ", cổ nhân dậy: lời nói thẳng khó lọt tai, bốn
mươi năm sống ở Bắc, trong rất nhiều tội của tôi, có tội nói thẳng! Ông
này ông nọ làm bậy, bị bắt quả tang không chối được nhưng cán bộ tổ
chức lại bảo:"Đúng như thế nhưng không nên nói ra, nói ra không có lợi!
Thế là ông Nghệ vặn: - Thế cái gì lợi thì làm chứ không phải cái gì
đúng thì làm?
Dân Nghệ nhiều người cực đoan. Biên độ tình cảm rất dài: đã tin không
phải tin "sái cổ" mà nhảy vào lửa cũng không từ. Nhưng khi đã không tin
thì trời bảo cũng không nghe nữa. Đã sống khổ hạnh thì sư trên chùa
cũng phải thán phục mà đã chơi bời, phá phách thì kẻ cướp cũng tôn
là... sư phụ! Người cực đoan nên xứ ấy lắm nhà thơ!
Ở Bắc có một câu tục ngữ thật khôn: "Làm trai cứ nước hai mà nói". Thời
buổi này, có người còn có cả "nước bá, "nước bốn". Nhưng dân Nghệ bầy
tui là cứ "nước một" mà đi, đinh ninh như "đinh đóng cột".
Mời bạn nghe hai đồ Nghệ bàn về nhân sự đại hội. Một ông bảo: Ông X.
nhất định kỳ này còn "bíu" một khoá nữa. Tôi nói sai ông cứ đặt kiềng
lên lưng tôi mà đun! Ông kia cãi: nhất định ông Y. lên. Sai cứ đem đầu
tôi ra mà chặt. Thế là cãi nhau, to tiếng. Sau đại hội, cả hai thằng cùng
sai bét, gặp nhau lại cười hề hề! --
Người Nghệ thường bị người nơi khác cho là 'ki bo" nghĩa là keo kiệt,
bủn xỉn. Điều đó không đúng. Người Nghệ sống tiết kiệm, không hoang
phí. Tiết kiệm nghĩa là một xu không đáng tiêu, không tiêu, mà một
triệu đáng tiêu cũng không tiếc. Người ta chê dân Nghệ vụng thì đúng
rồi. Bạn đến chơi, tôi hỏi:
- Mi có ăn cơm chưa, tao bảo vợ nấu!
Nó lắc đầu. Bạn về rồi, vợ tôi cho một trận:
- Anh hỏi như thế thì ai người ta ăn. Mời lên, mời xuống, người ta còn chưa ăn nữa là...
Tôi cãi:
- Dân Nghệ là thế. Ăn thì nấu, không ăn thì thôi. Nấu ra không ăn, thừa cơm thiếu gạo.
Vợ tôi lườm, giảng cho một bài.
Ngày 8/3, về bình thơ cho chị em trong quê, tôi đọc câu ca dao dân gian
này, người nghe vừa cười, vừa tức:
Con gái Bắc da trắng tóc xanh
Mỗi khi chồng gọi, - thưa anh gọi gì?
Con gái Nghệ, chân đen sì sì
Mỗi khi chồng gọi, gọi chì chi rứa hè?
Một lần mấy anh bạn là giáo viên cấp ba ở quê, ra Hà Nội đến thăm vợ
chồng tôi. Bà xã tôi trổ tài nữ công gia chánh làm mấy món ăn thật ngon
đãi bạn chồng. Ăn cơm xong, gọt táo tráng miệng, bà xã tôi hỏi:
- Các anh ăn có ngon miệng không ạ?
Một anh giáo trả lời cộc lốc: "Tạm!" Tôi tái người. ở ngoài Bắc, khi
chủ nhà hỏi thế thì dở cũng phải bảo là ngon, ngon vừa phải thì phải
nói là ngon lắm để chủ nhà vừa lòng vì:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tôi đã phải trả 40 năm học phí để nhận ra được cái điều đơn giản này.
Trong một lần lũ chúng tôi về dự hội trường trung học Đăng Thúc Hứa sau
nửa thế kỷ xa quê. Người trẻ nhất 60 tuổi, người cao tuổi nhất là 70,
71. Khi được mời lên phát biểu, trước thầy, trước bạn, tôi cảm động
nghẹn ngào:
-
Bốn mươi năm, tôi đã sống "rất Nghệ" trên đất Bắc (bạn bè vỗ tay
dài) nhưng vì không biết điều chỉnh nên đã vấp váp lận đận (bạn bè cười).
(
câu này dễ thương quá, xin vỗ tay thêm 1 tràng :rose: :rose
Người Nghệ có những phẩm chất tuyệt vời nhưng cũng có một số nhược
điểm cố hữu. Tôi mong con em ta sau này giữ được sự trung thực, sự cần
cù, học những cái hay của các vùng văn hoá khác để hoàn thiện phẩm
chất con người xứ Nghệ.