Minh xin bat dau nhe.
Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh
Viết bài này như một lời xin lỗi một người bạn, đã om cuốn sách của quá lâu.
Tôi sinh ra khi Mỹ đã ngừng ném bom miền Bắc, nhưng có lẽ những tiếng bom rơi trong tiềm thức của bố mẹ tôi mãi để lại trong tôi một nỗi buồn, mà sau khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, tôi mới hiểu. Nỗi buồn đó cũng giống nỗi buồn của người lính ngỡ ngàng nhận ra chiến tranh đã khắc sâu trong tâm hồn và cả da thịt họ, mà dù cố quên đi cũng không thể.
Toi hay thích nhìn trẻ con chơi sói đuổi bắt thỏ, chơi "công an đi bắt quân gian" trong công viên, những trò chơi của mọi đứa trẻ, dù sinh ra lớn lên ở đâu. Nhưng có lẽ chỉ trẻ con ở vài nơi trên thế giới, như tôi ngày bé, mới chơi trò phủ chăn lên bàn làm hầm trú ẩn, trốn máy bay.
Thế hệ của tôi là một thế hệ dù không mất mát xương thịt trong chiến tranh, nhưng một phần tâm hồn. Một thế hệ không biết mình phải đứng ở đâu, phải nhìn cuộc đời thế nào.
Tôi bắt đầu đọc Nỗi buồn chiến tranh một cách thờ ơ. Lật nhanh rất nhiều trang, để đến khi ngấm vào mạch câu chuyện thì vội vàng lật lại những trang cũ. Cuốn sách viết về cuộc sống của những người lính trinh sát trong mười năm cuối của chiến tranh. Kiên, một người thanh niên Hà Nội, từ bỏ mái trường ra đi theo tiếng gọi Tổ quốc, khi cuộc chiến bắt đầu vào giai đoạn đẫm máu nhất.
Câu chuyện được kể lại không theo thứ tự thời gian, như hồi ức trở về trong những giấc mơ. Những tên địa danh nghe cũng hư ảo, Truông Gọi Hồn, Đồi Mơ, nhưng không còn từ nào tả thật hơn về cảm xúc của những người đã từng sống ở đó, tại thời điểm đó. Mỗi người ra trận, chiến đấu đến cùng, vì những lý do riêng. Có người vì lý tưởng, có người chỉ vì đó là điều phải làm, vì sự sống còn của họ, có người chỉ vì những tính toán thật cỏn con mà vĩ đại - mong lập công để được chuyển đi học và được gặp lại mẹ già. Tác giả thành công khi mô tả cái xấu và tốt lẫn vào nhau và tất cả đều rất "người".
Chiến tranh đưa con người đến những tình thế mà họ không còn là người trần nữa, họ trở nên "thánh thần". Một cô giao liên miền biển, khóc thầm vì không nhớ nổi đường rừng, nhưng đến lúc cần sẵn sàng dùng thân thể mình làm mồi cho kẻ thù, để đồng đội chạy thoát. Một người lính đào ngũ vì không nhìn thấy ngày "về" sau thất bại Mậu Thân, vì linh cảm anh sẽ không bao giờ gặp mẹ nữa.
Không chỉ người ở mặt trận, người ở hậu phương cũng không sống một cuộc đời thường. Người mẹ đó đang tuyệt vọng vì thư báo tử của hai người con khác, nhận được tin con trai còn sống sắp về thăm mẹ, thì từ sắp chết mà sống lại. Hy vọng và niềm tin đã nuôi sống và làm họ trở nên mạnh mẽ. Hy vọng và tin vào điều gì ? Vào ngày chiến tranh kết thúc.
Chiến tuyến không làm con người khác nhau. Tác giả mô tả những người ở bên kia chiến tuyến cũng rất "thánh thần" và rất "người". Họ cũng nổ súng để giữ mạng sống cho mình, họ cũng kiêu hãnh và cũng yếu mềm. Và điều giống nhau giữa tất cả những người lính trong cuộc chiến đó là niềm mong mỏi ngày chiến tranh kết thúc.
Hà Nội những ngày khói lửa được tác giả mô tả nhiều. Dù những người Hà Nội trong cuốn sách không đặc trưng cho những gì tôi thích, tôi hiểu thêm Hà Nội những ngày đó. Mẹ tôi một lần kể lại, bà luôn ám ảnh tiếng còi tàu trên ga Hàng Cỏ đưa bà và chị tôi đi sơ tán. Lúc đó bà không biết sẽ có ngày mình quay lại Hà Nội không.
Sống giữa những hồn ma, giữa cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, những người lính trinh sát vẫn hy vọng, vẫn sống và chiến đấu đến cùng. Hy vọng trong chết chóc, còn điều gì đáng ngưỡng mộ hơn. Hồng ma, những bông hồng mọc lên từ máu của những người ngã xuống trong nghĩa địa chồng chất xác người. Những bông hồng với mùi thơm mê hoặc, đưa họ đến thế giới thần tiên của những mong muốn trần tục: một bữa ăn ngon, một cô gái đẹp, những kỷ niệm xưa. Những ván bài, sự thắng thua sát phạt nhỏ nhặt là cuộc đời thường trong giấc mơ thần tiên của họ.
Kiên có lẽ là nhân vật không may nhất trong tiểu đội trinh sát. Anh là người chứng kiến từng cái chết của đồng đội. Anh là người duy nhất trở về, để sống trong những hồi ức về thời bom đạn, để thấy mình mãi mãi lạc lõng, mãi mãi buồn...
Nỗi buồn chiến tranh
Bảo Ninh
Viết bài này như một lời xin lỗi một người bạn, đã om cuốn sách của quá lâu.
Tôi sinh ra khi Mỹ đã ngừng ném bom miền Bắc, nhưng có lẽ những tiếng bom rơi trong tiềm thức của bố mẹ tôi mãi để lại trong tôi một nỗi buồn, mà sau khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, tôi mới hiểu. Nỗi buồn đó cũng giống nỗi buồn của người lính ngỡ ngàng nhận ra chiến tranh đã khắc sâu trong tâm hồn và cả da thịt họ, mà dù cố quên đi cũng không thể.
Toi hay thích nhìn trẻ con chơi sói đuổi bắt thỏ, chơi "công an đi bắt quân gian" trong công viên, những trò chơi của mọi đứa trẻ, dù sinh ra lớn lên ở đâu. Nhưng có lẽ chỉ trẻ con ở vài nơi trên thế giới, như tôi ngày bé, mới chơi trò phủ chăn lên bàn làm hầm trú ẩn, trốn máy bay.
Thế hệ của tôi là một thế hệ dù không mất mát xương thịt trong chiến tranh, nhưng một phần tâm hồn. Một thế hệ không biết mình phải đứng ở đâu, phải nhìn cuộc đời thế nào.
Tôi bắt đầu đọc Nỗi buồn chiến tranh một cách thờ ơ. Lật nhanh rất nhiều trang, để đến khi ngấm vào mạch câu chuyện thì vội vàng lật lại những trang cũ. Cuốn sách viết về cuộc sống của những người lính trinh sát trong mười năm cuối của chiến tranh. Kiên, một người thanh niên Hà Nội, từ bỏ mái trường ra đi theo tiếng gọi Tổ quốc, khi cuộc chiến bắt đầu vào giai đoạn đẫm máu nhất.
Câu chuyện được kể lại không theo thứ tự thời gian, như hồi ức trở về trong những giấc mơ. Những tên địa danh nghe cũng hư ảo, Truông Gọi Hồn, Đồi Mơ, nhưng không còn từ nào tả thật hơn về cảm xúc của những người đã từng sống ở đó, tại thời điểm đó. Mỗi người ra trận, chiến đấu đến cùng, vì những lý do riêng. Có người vì lý tưởng, có người chỉ vì đó là điều phải làm, vì sự sống còn của họ, có người chỉ vì những tính toán thật cỏn con mà vĩ đại - mong lập công để được chuyển đi học và được gặp lại mẹ già. Tác giả thành công khi mô tả cái xấu và tốt lẫn vào nhau và tất cả đều rất "người".
Chiến tranh đưa con người đến những tình thế mà họ không còn là người trần nữa, họ trở nên "thánh thần". Một cô giao liên miền biển, khóc thầm vì không nhớ nổi đường rừng, nhưng đến lúc cần sẵn sàng dùng thân thể mình làm mồi cho kẻ thù, để đồng đội chạy thoát. Một người lính đào ngũ vì không nhìn thấy ngày "về" sau thất bại Mậu Thân, vì linh cảm anh sẽ không bao giờ gặp mẹ nữa.
Không chỉ người ở mặt trận, người ở hậu phương cũng không sống một cuộc đời thường. Người mẹ đó đang tuyệt vọng vì thư báo tử của hai người con khác, nhận được tin con trai còn sống sắp về thăm mẹ, thì từ sắp chết mà sống lại. Hy vọng và niềm tin đã nuôi sống và làm họ trở nên mạnh mẽ. Hy vọng và tin vào điều gì ? Vào ngày chiến tranh kết thúc.
Chiến tuyến không làm con người khác nhau. Tác giả mô tả những người ở bên kia chiến tuyến cũng rất "thánh thần" và rất "người". Họ cũng nổ súng để giữ mạng sống cho mình, họ cũng kiêu hãnh và cũng yếu mềm. Và điều giống nhau giữa tất cả những người lính trong cuộc chiến đó là niềm mong mỏi ngày chiến tranh kết thúc.
Hà Nội những ngày khói lửa được tác giả mô tả nhiều. Dù những người Hà Nội trong cuốn sách không đặc trưng cho những gì tôi thích, tôi hiểu thêm Hà Nội những ngày đó. Mẹ tôi một lần kể lại, bà luôn ám ảnh tiếng còi tàu trên ga Hàng Cỏ đưa bà và chị tôi đi sơ tán. Lúc đó bà không biết sẽ có ngày mình quay lại Hà Nội không.
Sống giữa những hồn ma, giữa cái chết sẽ đến bất cứ lúc nào, những người lính trinh sát vẫn hy vọng, vẫn sống và chiến đấu đến cùng. Hy vọng trong chết chóc, còn điều gì đáng ngưỡng mộ hơn. Hồng ma, những bông hồng mọc lên từ máu của những người ngã xuống trong nghĩa địa chồng chất xác người. Những bông hồng với mùi thơm mê hoặc, đưa họ đến thế giới thần tiên của những mong muốn trần tục: một bữa ăn ngon, một cô gái đẹp, những kỷ niệm xưa. Những ván bài, sự thắng thua sát phạt nhỏ nhặt là cuộc đời thường trong giấc mơ thần tiên của họ.
Kiên có lẽ là nhân vật không may nhất trong tiểu đội trinh sát. Anh là người chứng kiến từng cái chết của đồng đội. Anh là người duy nhất trở về, để sống trong những hồi ức về thời bom đạn, để thấy mình mãi mãi lạc lõng, mãi mãi buồn...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: