Mr_Ech
Member
Ðề: Những cuốn sách yêu thích
...............................................Tặng chị Haidang02:rose:
......Chị nhỉ ! Ngày mới quen nhau trên diễn đàn, em có nói với chị, hai cuốn sách nước ngoài được em yêu thích nhất là “Ruồi trâu” và “Không gia đình”. Hai cuốn truyện này luôn hiện hữu trên kệ sách của em, trang trọng và đẹp đẽ. Nhưng em vẫn ao ước, nếu có được người đề tặng, thì thú vị hơn nhiều. Với việc đề tặng “Ruồi trâu” và gửi qua đường bưu điện, chị đã biến... một nửa ước ao của em thành hiện thực :eyelash:. Còn “Không gia đình”, với bài giới thiệu này, cùng lời đề tặng riêng chị, em... hi vọng lắm, :eyelash: !
......“Không gia đình” được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm kể về quãng đời tuổi thơ đầy bất hạnh của một cậu bé tên là Rê-mi. Rê-mi là một đứa bé bị bỏ rơi, được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Bác-bơ-ranh. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn và tàn phế trở về, buộc lòng đem Rê-mi đi bán cho gánh xiếc của cụ Vi-ta-li. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống. Rê-mi đã rất dũng cảm vượt qua mọi gian nan, thử thách cùng những biến cố liên tiếp xảy ra trong cuộc sống. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước toà án và bị bỏ tù... Để rồi một ngày hạnh phúc đã mỉm cười với Rê-mi. Em đã gặp lại người mẹ của mình. Với đức tính nhân hậu, ơn nghĩa trước sau Rê-mi đã đền đáp lại công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong những ngày khổ cực. “Không gia đình” thực sự là một cuộc hành trình của Rê-mi với những người bạn nhỏ của cậu. Nó được viết để ca ngợi những phẩm chất cao quý, tinh thần tự lập và tình bạn cao cả, thể hiện được tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giữa các tầng lớp lao động nghèo khổ. Nhân vật trung tâm - Rê-mi - dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vi-ta-li giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích…
......Có người cho rằng, đọc "Không gia đình" thấy có chút gì đó bất công. Cái kết cục "có hậu" chỉ được xây dựng cho nhân vật chính và người bạn mồ côi của cậu. Còn bao số phận khác, bao số phận cũng khổ đau, cũng bất hạnh thì sao ? Rồi rằng, Rêmi tôn trọng những người dân nghèo khổ nhưng cậu lại thực sự khâm phục những người giàu có, có địa vị cao trong xã hội… Có thể là đúng... Nhưng với những xúc cảm mà tác phẩm mang lại cho mình, em vẫn thích “Không gia đình” vào hàng bậc nhất. Thích bởi giọng văn trong sáng, mộc mạc, không lên gân, không mùi mẫn mà từ từ đi vào lòng người. Và đặc biệt thích, bởi chất nhân văn thấm đậm từ đầu đến cuối tác phẩm. Hẳn mỗi khi nhớ về câu chuyện này, chị không thể không nhớ đến lần về thăm má Bác-bơ-ranh của Rê-mi sau bao năm lưu lạc, phải không? Chuyến về thăm má của cậu bé Rê-mi có quà cho má. Đó là một con bò sữa được mua bằng tiền những ngày hát dạo của Rê-mi và Mat-chi-a thay thế cho con bò sữa cũ của má đã bị ông Bác-bơ-ranh bán đi. Không chỉ má Bác-bơ-ranh có được niềm kinh ngạc có bò trong chuồng, được niềm vui chăm sóc đứa trẻ thơ, nhìn nó ăn bằng con mắt trìu mến mà Rê-mi và Mát-chi-a cũng sung sướng không kém, được sống trong không khí gia đình trước kia, được hưởng sự chăm sóc dịu dàng của má, được “ngấu nghiến” ăn những chiếc bánh ngon lành do bàn tay của má làm... Phải chăng tính nhân văn và thông điệp gửi gắm trong tác phẩm đã làm cho "Không gia đình" trở nên nổi tiếng?
......Xuyên suốt cuộc phiêu lưu của Rê-mi có rất nhiều con người tốt bụng, cao thượng để lại cho chúng ra nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Chị có thích gánh xiếc rong và những "bạn diễn" của Rê-mi không ? Hình ảnh đoàn xiếc gồm cụ Vi-ta-li tài hoa chuyên hát và đánh phong cầm, ba con chó đáng yêu (Capi, Zerbino và Dolce) và con khỉ láu lỉnh hay làm nũng Jo-li-xơ luôn đem đến cho em thật nhiều cảm xúc...
......Đến bây giờ, chúng ta vẫn thích cuốn truyện này, điều đó minh chứng rằng, truyện không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà người lớn chúng ta khi “soi” mình vào đấy cũng cảm nhận được niềm tin, tình yêu mãnh liệt ở cuộc sống và ý chí để vượt lên những khó khăn, gian khổ. Chị đã tặng cho con gái cuốn truyện này với mong muốn gì thế ? Phải chăng, chị muốn dạy con gái mình biết tôn trọng tình bạn và sống có tình nghĩa, có trước có sau, cho con gái thấy rằng sự học là mãi mãi... như chúng ta xưa kia đã học được những điều ấy từ cậu bé Rê-mi của nước Pháp xa xôi...
....................................... Không gia đìnhMình thì thích nhiều truyện lắm :smiling:, nhưng cuốn truyện đầu tiên in đậm trong tâm trí là Không gia đình.
...............................................Tặng chị Haidang02:rose:
......Chị nhỉ ! Ngày mới quen nhau trên diễn đàn, em có nói với chị, hai cuốn sách nước ngoài được em yêu thích nhất là “Ruồi trâu” và “Không gia đình”. Hai cuốn truyện này luôn hiện hữu trên kệ sách của em, trang trọng và đẹp đẽ. Nhưng em vẫn ao ước, nếu có được người đề tặng, thì thú vị hơn nhiều. Với việc đề tặng “Ruồi trâu” và gửi qua đường bưu điện, chị đã biến... một nửa ước ao của em thành hiện thực :eyelash:. Còn “Không gia đình”, với bài giới thiệu này, cùng lời đề tặng riêng chị, em... hi vọng lắm, :eyelash: !
......“Không gia đình” được xem là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của văn hào Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878. Tác phẩm kể về quãng đời tuổi thơ đầy bất hạnh của một cậu bé tên là Rê-mi. Rê-mi là một đứa bé bị bỏ rơi, được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Bác-bơ-ranh. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Pa-ri bị tai nạn và tàn phế trở về, buộc lòng đem Rê-mi đi bán cho gánh xiếc của cụ Vi-ta-li. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống. Rê-mi đã rất dũng cảm vượt qua mọi gian nan, thử thách cùng những biến cố liên tiếp xảy ra trong cuộc sống. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước toà án và bị bỏ tù... Để rồi một ngày hạnh phúc đã mỉm cười với Rê-mi. Em đã gặp lại người mẹ của mình. Với đức tính nhân hậu, ơn nghĩa trước sau Rê-mi đã đền đáp lại công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong những ngày khổ cực. “Không gia đình” thực sự là một cuộc hành trình của Rê-mi với những người bạn nhỏ của cậu. Nó được viết để ca ngợi những phẩm chất cao quý, tinh thần tự lập và tình bạn cao cả, thể hiện được tình thương người, lòng biết ơn, tình hữu ái giữa các tầng lớp lao động nghèo khổ. Nhân vật trung tâm - Rê-mi - dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vi-ta-li giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích…
......Có người cho rằng, đọc "Không gia đình" thấy có chút gì đó bất công. Cái kết cục "có hậu" chỉ được xây dựng cho nhân vật chính và người bạn mồ côi của cậu. Còn bao số phận khác, bao số phận cũng khổ đau, cũng bất hạnh thì sao ? Rồi rằng, Rêmi tôn trọng những người dân nghèo khổ nhưng cậu lại thực sự khâm phục những người giàu có, có địa vị cao trong xã hội… Có thể là đúng... Nhưng với những xúc cảm mà tác phẩm mang lại cho mình, em vẫn thích “Không gia đình” vào hàng bậc nhất. Thích bởi giọng văn trong sáng, mộc mạc, không lên gân, không mùi mẫn mà từ từ đi vào lòng người. Và đặc biệt thích, bởi chất nhân văn thấm đậm từ đầu đến cuối tác phẩm. Hẳn mỗi khi nhớ về câu chuyện này, chị không thể không nhớ đến lần về thăm má Bác-bơ-ranh của Rê-mi sau bao năm lưu lạc, phải không? Chuyến về thăm má của cậu bé Rê-mi có quà cho má. Đó là một con bò sữa được mua bằng tiền những ngày hát dạo của Rê-mi và Mat-chi-a thay thế cho con bò sữa cũ của má đã bị ông Bác-bơ-ranh bán đi. Không chỉ má Bác-bơ-ranh có được niềm kinh ngạc có bò trong chuồng, được niềm vui chăm sóc đứa trẻ thơ, nhìn nó ăn bằng con mắt trìu mến mà Rê-mi và Mát-chi-a cũng sung sướng không kém, được sống trong không khí gia đình trước kia, được hưởng sự chăm sóc dịu dàng của má, được “ngấu nghiến” ăn những chiếc bánh ngon lành do bàn tay của má làm... Phải chăng tính nhân văn và thông điệp gửi gắm trong tác phẩm đã làm cho "Không gia đình" trở nên nổi tiếng?
......Xuyên suốt cuộc phiêu lưu của Rê-mi có rất nhiều con người tốt bụng, cao thượng để lại cho chúng ra nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Chị có thích gánh xiếc rong và những "bạn diễn" của Rê-mi không ? Hình ảnh đoàn xiếc gồm cụ Vi-ta-li tài hoa chuyên hát và đánh phong cầm, ba con chó đáng yêu (Capi, Zerbino và Dolce) và con khỉ láu lỉnh hay làm nũng Jo-li-xơ luôn đem đến cho em thật nhiều cảm xúc...
......Đến bây giờ, chúng ta vẫn thích cuốn truyện này, điều đó minh chứng rằng, truyện không chỉ dành cho các em thiếu nhi mà người lớn chúng ta khi “soi” mình vào đấy cũng cảm nhận được niềm tin, tình yêu mãnh liệt ở cuộc sống và ý chí để vượt lên những khó khăn, gian khổ. Chị đã tặng cho con gái cuốn truyện này với mong muốn gì thế ? Phải chăng, chị muốn dạy con gái mình biết tôn trọng tình bạn và sống có tình nghĩa, có trước có sau, cho con gái thấy rằng sự học là mãi mãi... như chúng ta xưa kia đã học được những điều ấy từ cậu bé Rê-mi của nước Pháp xa xôi...
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: