Nghệ Tĩnh Mình Thương

1,849
0
0

BB&C

New Member
Tiếng Nghệ
Nguyễn Bùi Vợi

Cái gầu thì bảo cái đài
Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi
Chộ tức là thấy mình ơi
Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em
Thích chi thì bảo là sèm
Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào
Cá quả lại gọi cá tràu
Vo troốc là bảo gội đầu đấy em…
Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Gió Lào thổi rạc bờ tre
Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Cu đơ Hà Tịnh (nguồn Mr.Kenny Cô Độc Lãng Tử Nghệ-online)

Cu đơ, tên gọi của một loại bánh đã đi vào tiềm thức bao thế hệ người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.Từ thưở xa xưa, rất xưa, không ai nhớ là tự bao giờ nhưng trên mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng gió và thiên tai, người dân nơi đây đã biết trồng mía lấy đường, một dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người.

Từ đường mía, người ta đã biết nấu thành mật, phụ gia để chế biến trong các món ăn và là nguồn thực phẩm quan trọng. Và từ mật mía, người người ta đã nấu chảy để đổ thành bánh. Loại bánh bao gồm nhiều phụ liệu mà người dân nơi đây vẫn thường nói là ngọt bùi cay đắng như cuộc đời của họ.

Một chiếc bánh Cu đơ làm ra phải trải qua nhiều công đoạn. Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một sốphụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Người dân trên khắp mọi miền đất nước đã từng biết đến bánh cu đơ Hà Tĩnh bởi nét độc đáo cũng như hương vị của loại bánh đặc trưng này. Hương vị ngọt ngào của đường mía hòa quện với chút thơm nồng cay cay của gừng tươi, cái giòn tan và hương thơm đặc trưng của đậu phộng, cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên một hỗn hợp bánh thật giòn tan, ngọt ngào.

Trong cuộc đời ai mà chẵng có một tuổi thơ, những kỷ niệm thời bé dại để nhớ, để nhắc vàđể làm vốn sống. Cũng như quê hương, vùng quê nào cũng có những nét văn hóa ẩm thực đặc thù tạo nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. …Ơi quê ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt, nơi tuổi thơ ta đã đi qua đẹp như giấc mơ…Nước qua cầu dòng sông trôi mau, nơi bền lâu là nơi lắng sâu, thiếu quê hương ta về đâu…Những người con quê hương , dù có đi xa mơi chân trời góc bể nhưng mỗi khi gợi nhắc về đặc sản cu đơ quê nhà, lòng lại bồi hồi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra.

Ăn cu đơ mà uống với nước chè xanh om trong ấm thì thật… không chê vào đâu được : Chè ngon nước chát xin mời.Nước tình, nước nghĩa tình người khó quên. Khách thập phương nếu đã một lần thưởng thức, chắc chắn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của đặc sản cu đơ Hà Tĩnh .
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Cháo lươn - (nguồn aitc -Administrator Nghệ - Online)



Nhân dân thành phố Vinh, nhân dân Nghệ An thích món cháo lươn đã thường rồi. Cán bộ, bà con ở Hà Nội và các nơi khác đến Vinh ai chưa ăn bát cháo lươn ở Vinh là chưa an tâm. Có thể nói ở phố nào tại Vinh cứ sáng mai là đều có hàng bán cháo lươn, cứ đi các chợ, đến các dãy hàng ăn, thế nào ta cũng gặp vài bà bán cháo lươn. Có lẽ ngon hơn cả là quán bà Liệu ở Quán Bàu, bà Lan Cổng Chốt và dãy quán cháo cạnh khách sạn Giao tế.

Mỗi ngày chỉ buổi sáng, bà Lan có thể bán hết 20 đến 30 kg lươn. Lươn thường phải gom từ các huyện Yên Thành, Đô lương, Diễn Châu, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên và một số huyện phía nam Thanh hoá hàng ngày mang về nhập cho cửa hàng của bà.

Lươn mua rồi không làm thịt ngay mà phải đem nuôi lại 7 ngày trong những cái vại, cái chum bằng nước trong cho sạch thức ăn trong bụng lươn. Trong 7 ngày thay nước liên tục. Ngày làm thịt, lươn được vớt ra bỏ vào một cái thùng, cứ 5kg lươn đổ 0,5kg muối, rồi đậy nắp lại, lắc đều khoảng 15 phút thì đổ vào rổ rửa sạch dưới vòi nước chảy. Khi làm thịt, đầu lươn được ngoắc vào một cái đinh đóng trên mảnh ván, đặt ngửa bụng lươn ra rồi dùng dao nhỏ rạch bụng lấy ruột đi, nếu là lươn to, lươn nhỏ thì phải tước. Thịt lươn luộc lấy nước, sau đó ướp, xào với các gia vị gồm: hạt tiêu, hành khô thái nhỏ, ớt bột, bột canh, bột điều cho nổi màu. Sau đó phi hành với dầu trong một cái chảo rồi đổ thịt lươn đã ướp kỹ vào đảo đều cho tới chín. Nước cháo được hầm với xương lợn, xương bò sau đó bỏ vào ít gạo quê có pha thêm gạo tám xoan vo sạch. Khi cháo nhừ, để nồi cháo trên một lò than, lửa nhỏ, nồi cháo phải luôn luôn sôi lăn tăn. Múc cháo ra bát rồi múc lươn bỏ vào với khối lượng tương ứng rồi cho gia vị là mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, ớt thái lát. Khi ăn nặn một chút chanh là có một bát cháo ngon đầy hương vị.

Ngoài món cháo còn có món xúp lươn. Cũng là lươn ướp xào như trên, nhưng có thêm nồi nước ninh xương lợn, xương bò đang sôi bên cạnh. Lươn xào được múc ra cho vào nồi này, gia thêm mùi tàu, hành hoa, rau răm thái nhỏ, thêm chanh ớt. Cho ra bát thành món xúp lươn. Buổi sáng, khách hàng đến ăn bánh mỳ rán giòn với xúp lươn đông như trẩy hội.
 
100
0
0

maybay

New Member
Chị BBC giỏi thế? tăng hoa cho nhà mới nè :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose:
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Em ơi, dù ở đâu thì Nghệ vẫn ở trong tim, trong máu, trong hơi thở của mình mà em. Em cùng chị xây dựng topic này nhé.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Nước chè xanh Xứ Nghệ


Ai đã từng về Vinh đều có lẽ không thể bỏ qua bát nước chè xanh xứ Nghệ. Chè xanh ở đây có thể nói là không chê vào đâu được. Nhưng để có được bát nước như vậy quả là phải có kỹ thuật từ chọn chè đến cách om cách nấu. Trước hết, người ta chọn thứ lá chè dày và mơn mởn( không già quá mà cũng không non quá).

Nếu già quá thì nước bầm đen trông không ngon, không thơm. Nếu chè non quá thì nước chóng nhạt, không đượm. Nước nấu chè phải là thứ nước ngòn ngọt. Thường là nước mưa hay nước giếng đá sỏi thì nước mới ngọt. Nấu chè thường dùng nồi bù hay ấm đất.

Nhận chè vào phải đúng kỹ thuật, không vò nát chè, mà cũng không để nguyên lá chè vì lâu ngấm mà phải vò nhè nhẹ, tỉa nhặt những lá vàng, lá sâu. Lửa nấu nước chè là lửa đỏ đều, không to quá mà cũng không nhỏ quá. Củi nấu nước phải dùng thứ củi nấu không làm phai mất vị nước chè như: củi bạch đàn, củi xoan đâu, củi tre...

Khi nồi nước chè đã sôi, lấy gáo nhận chè cho chìm xuống, sau đó đổ thêm vài ba gáo nước lã vào rồi hạ lửa. ít phút sau đó sẽ có ấm nước chè vừa chát, vừa thơm, vừa nóng, vừa xanh.

Những người nghiện nước chè xanh thường nói vui là uống nước "năm cho" nói trệch là "năm trò" tức là: cho chát, cho xanh, cho thơm, cho nóng, cho vui. Nước chè ngon là nước chát, uống vào lúc đầu nghe chát, ngấm vào thấy ngòn ngọt thật khoái miệng. Nước chè vừa ngọt vừa có màu xanh nái trông thật sướng mắt. Hương nước chè xanh bốc lên nghe thoang thoảng mùi chè xanh khá hấp dẫn. Khi uống phải đông mới vui, vừa uống vừa nói chuyện thì thật là lý tưởng. Người nghiện chè xanh sáng sớm chưa ăn gì, không chỉ uống 3 - 4 bát cho tỉnh người rồi đi làm việc. Có người đau lưng, mỏi gối vì lao động mệt nhọc, họ pha mật mía với chè xanh đặc uống vào thấy khoẻ người ngay. Mời mọi người hãy về Vinh thưởng thức nước chè xanh Xứ Nghệ.

Theo http://danong.com
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Chè xanh - một góc hồn quê xứ Nghệ

Từ lâu, xứ Nghệ được biết đến không chỉ là mảnh đất có truyền thống hiếu học mà còn là một vùng văn hoá nổi tiếng với nhiều nét độc đáo.
Tiếng Nghệ, tính cách Nghệ, nắng Nghệ, cà pháo hay chè xanh xứ Nghệ… không biết tự bao giờ đã góp phần tạo nên một "bản sắc Nghệ An". Riêng đối với chè xanh - thứ thức uống dân dã tưởng như đã bị lãng quên giữa cuộc sống hiện đại, vậy mà vẫn được sự ưu tiên đặc biệt của rất nhiều người, dù đang ở quê hương hay đã đi xa mỗi dịp ghé về.

Chè xanh được trồng ở khắp cả nước nhưng chè Nghệ An vẫn được xem là ngon nhất. Có lẽ do chúng được trồng ở một mảnh đất cằn sỏi đá, thời tiết khắc nghiệt. Mùa hè gió Lào rát bỏng, mùa đông giá lạnh thấu xương nên trong mỗi thân cây dường như đã hội tụ vị chát đắng đặc biệt của đất trời và mồ hôi những người dân lam lũ.
Ở nhiều vùng miền Nghệ An vẫn còn duy trì một tục lệ đẹp, đó là tối tối mọi người lại tập trung bên ấm nước chè xanh để chuyện trò. Dường như đã trở thành một "luật", hôm nay nhà này nấu nước thì mai lại đến lượt nhà kia.

Tuy vậy, để có được bát nước chè xanh vàng sánh vừa đắng chát vừa thơm ngon là cả một "quy trình" không hề đơn giản.

Đầu tiên là việc chọn chè. Chè ngon là loại có lá nhỏ, dày, màu xanh nái, thân to vừa và hơi cứng. Khi nhặt chè, không chọn những lá quá già hay quá non. Bởi nếu chè già thì nước sẽ bầm đen còn chè non thì vị mau nhạt. Ở quê tôi, thông thường người ta vẫn nấu cả lá lẫn cành để bát nước thêm chát và sau bữa cơm có thể dùng cọng chè tỉa nhỏ ra làm tăm. Ở Nghệ An, chè được trồng ở Đô Lương là ngon nhất bởi khi nấu lên bát nước có vị đậm mà không chát gắt, màu vàng trong chứ không bờn bợt như chè ở những nơi khác.

Vò chè cũng đòi hỏi sự nhẹ nhàng của đôi bàn tay, nếu vò nát quá thì nước không ngon mà để nguyên lá thì lâu ngấm. Nước nấu chè tốt nhất là nước mưa hoặc nước giếng sâu trong, ngọt. Củi nấu chè xanh nên là củi gỗ hoặc củi đốn từ các thân cây, còn nếu nấu bằng các loại lá khô, đặc biệt là lá bạch đàn thì hương thơm chè xanh sẽ bị hỏng.

Ở xứ Nghệ, hầu như nhà nào có con gái cũng đều được bà và mẹ bày cho cách nấu chè xanh. Nếu nhiều người uống thì người ta thường nấu chè trong một chiếc nồi to, sau khi nước đã sôi già thì cho chè vào. Sau 5-10 phút, lấy chiếc đũa nhận chè cho chìm xuống nước rồi hạ lửa nhưng vẫn nên để nồi trên bếp có than nóng mà giữ nhiệt. Còn nếu ít người dùng thì nên om chè, nghĩa là cho chè đã vò vào ấm rồi đổ nước sôi nóng lên xâm xấp. Sau đó đem ấm đi ủ trong chăn bông. Khi nhà có khách thì mang ra rót mời, vẫn đảm bảo vừa ngon vừa nóng.

Như chính loại cây dân dã này, cách uống chè xanh ở các xóm thôn cũng thật đặc biệt. Người ta thường ngồi nhâm nhi từng bát nước trên chõng tre hay trên chiếc chiếu cói trải ra trên nền đất. Chuyền tay nhau từng bát nước nóng hổi, thơm dịu, mọi người trao đổi với nhau chuyện mùa màng, thóc giống, giỗ chạp hay chuyện thi cử của con cháu… Hơn cả nhu cầu giải khát, bát nước chè xanh lúc này đã gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Ấm nước chè xanh còn theo người dân ra đồng, vừa giúp giải nhiệt vừa giảm mệt mỏi. Ở quê tôi, ai cũng biết một bài thuốc hay từ chè là nếu cho vài giọt mật mía vào bát nước chè nóng thì sẽ rất hữa hiệu cho bệnh đau lưng, mỏi gối, nhức đầu.

Không chỉ là thức uống quen thuộc ở nông thôn, chè xanh vẫn hiện hữu trong các gia đình và nhiều công sở ở thành phố với sự ưu ái đặc biệt mà không phải thứ đồ uống có ga nào cũng có được. Nhiều người thường so sánh chè xanh với những đặc điểm tao nhã, thanh nhẹ của trà. Nhưng tôi nghĩ chính sự dân dã, quê mùa mới làm nên cái hồn, cái "cốt cách" không thể quên của chè xanh. Chính vì thế, chúng ta không hề ngạc nhiên khi nhiều người, nhất là những người từ trung tuổi trở lên đều coi nước chè là một phần nhu cầu hàng ngày của họ. Thế nên mới có câu: "Nghiện như nghiện chè xanh".

Cùng với nhiều đặc điểm văn hoá độc đáo khác, chè xanh đã làm nên một góc hồn quê rất riêng và rất nhiều thương mến trong tâm hồn mỗi người dân xứ Nghệ. Một bát nước xanh trong với đủ các vị: đăng đắng, ngọt chát, thơm nồng tự bao đời nay đã thân quen quá đỗi với mỗi chúng ta. Phải chăng nét văn hoá ẩm thực đặc sắc này chính là sự phản ánh sinh động nhất tâm tình người Nghệ qua câu ca:
"Ai ơi cà xứ Nghệ
Càng mặn lại càng giòn
Nước chè xanh xứ Nghệ
Càng chát lại càng ngon…"
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Cam Bù Hương Sơn (nguồn Báo nông nghiệp VN)

Đến ngã ba Nầm (xã Sơn Châu), du khách có thể dừng xe để thưởng thức đặc sản cam bù được bày bán la liệt tại chợ xép này. Cam bù Hương Sơn là một đặc sản với hương vị thơm, ngọt, màu sắc quyến rũ.

Từ người say xe, đến người cảm cúm... hễ bóc ăn hết quả cam bù chỉ sau vài phút cơ thể lại khoẻ mạnh như thường. Cam bù chẳng khác gì một vị thuốc quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho người Hương Sơn. Vì thế từ bao đời nay, người Hương Sơn ví quả cam bù là một biểu tượng và là nét đẹp văn hoá đặc sắc của vùng quê sơn cước này.

Là huyện miền núi có 72% diện tích đồi núi, mấy năm gần đây Hương Sơn đã chú trọng đưa nhiều giống cây ăn quả vào trồng theo mô hình kinh tế trang trại. Qua nhiều lần thử nghiệm thì giống cam bù được đánh giá là loại cây ăn quả đạt giá trị kinh tế cao nhất, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng vì thế cam bù đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện.

Tuy nhiên cam bù Hương Sơn cũng đã mắc phải nhiều phen khốn đốn như thiên tai, sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh Greening (gân xanh lá vàng) đã làm cho diện tích phần nào bị thu hẹp. Nhờ sự phối hợp giúp đỡ của Sở KHCN cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự cần cù chịu khó của người nông dân, cây cam bù ở Hương Sơn không những đã đứng vững mà còn phát triển mạnh, thực sự là cây trồng tốp đầu góp phần xoá đói giảm nghèo cho vùng quê này.

Anh Nguyễn Xuân Linh – một chủ trang trại có tiếng ở xã Sơn Mai dẫn chúng tôi đi trong "rừng" cam trĩu quả, vui vẻ cho biết: Năm 2005 gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng xây dựng trang trại rộng 10 ha. Hiện trang trại của anh đã trồng được gần 500 gốc cam bù và 600 cây ăn quả khác. Nhờ cam năm nay được mùa, được giá nên gia đình anh Linh thu trên 300 triệu đồng, trong đó giá trị cam bù chiếm gần 200 triệu đồng. Mô hình này đang được phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân ở một số xã khác.

Hiện tại ở Hương Sơn đang có nhiều hộ học tập gia đình anh Linh để vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Hợi ở xóm 6 (Sơn Trường), đã vay vốn vào khai khẩn đồi hoang cách xa trung tâm xã hơn chục cây số để trồng cam bù. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của khuyến nông, sau 4 năm vất vả vật lộn với đồi núi, giờ đây 7 ha đồi trọc bước đầu cho gia đình anh thu nhập 70 triệu đồng/năm. Cũng tại Sơn Trường, gia đình anh Nguyễn Văn Tuất cùng tập trung lên đồi khai khẩn được 5 ha đất, trồng hơn 100 gốc cam bù, đến nay cho thu nhập trên 70 triệu đồng/năm. Nhờ đó nhà anh Tuất đã trở nên khá giả.

Ở Hương Sơn số hộ nông dân có mức thu 30 triệu đồng/năm từ cây cam bù là không ít. Ông Đào Nghĩa Nhuận, Phó chủ tịch thường trực Hội khoa học NN Hà Tĩnh cho biết: Từ giá trị của giống cam bù nói trên, nên vừa qua UBND tỉnh đã phê duyệt dự án phát triển trồng mới 1.200 ha cam bù từ nay đến 2015 ở 3 huyện Hương Sơn, Hương Khê và Vũ Quang, với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng. Cũng theo ông Nhuận, tỉnh đã giao cho các nhà khoa học phải tập trung nghiên cứu, trừ diệt dứt điểm bệnh lá vàng gân xanh và bệnh tàn lụi thường gây tổn thương cho loài cây đặc sản quý hiếm này.

Với người Hương Sơn, cam bù mãi mãi là loài cây đặc sản, là biểu tượng đã ăn sâu vào tâm thức ngàn đời. Cứ mỗi độ xuân về, ở Hương Sơn bất kể gia đình giàu hay nghèo, ai ai cũng có đĩa cam bù đặt lên bàn thờ để dâng cúng tổ tiên, vừa tri ân vừa hưởng lộc.

Loại cam này có hương vị ngọt đậm đà, thơm ngon quyến rũ chưa có giống cam nào sánh được. Thế nên nhắc đến Hương Sơn là người ta nói có đặc sản cam bù. Hiện nay toàn huyện có 780 ha cây ăn quả có múi, trong đó có 310 ha cam bù trồng theo mô hình vườn và mô hình trang trại, tập trung ở các xã Sơn Mai, Sơn Trường, Sơn Kim, Sơn Phố...

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Duy Trinh thì năm 2008, sản lượng cam bù toàn huyện đạt trên 1.000 tấn, giá trị thu nhập đạt gần 30 tỷ đồng. Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ cam bù.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Bưởi Phúc Trạch, đặc sản Hương Khê, Hà Tĩnh (Nghe online)


Bưởi Phúc Trạch, loại trái cây có từ lâu đời trên vùng đất Hương Khê, Hà Tĩnh. Như tên gọi loại bưởi này chỉ có thể giữ được bản sắc hương vị của mình ở thượng huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, nơi có bốn xã Phúc Trạch,Hương Trạch, Hương Đo và Lộc Yên là nơi sản sinh ra cây bưởi Phúc Trạch. Không như một số loại bưởi khác có trái quanh năm, mùa bưởi

Phúc Trạch chỉ kéo dài trong khoảng ba tháng (7,8 và tháng 9 âm lịch). Sản lượng bưởi hàng năm không đủ cung cấp cho các tỉnh phía Bắc cho nên ở miền Nam ít người biết đến loại bưởi này.

Trước tinh hình đó, được sự đồng ý của UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cũng như sự ủng hộ của chính quyền nhân dân bốn xã thượng huyện nói trên, Hội Huynh Đệ Việt Nam, một tổ chức phi chính phủ tại Pháp gần 40 năm qua đã có nhiều đóng góp ủng hộ nhân dân việt Nam trong cuộc kháng chiến cũng như trong công cuộc phát triển đất nước quyết định triển khai một dự án "gìn giữ và phát triển giống bưởi Phúc Trạch".


Sau thời gian thăm dò và khảo sát thổ nhưỡng cũng như đặc điểm của giống bưởi quý này, đòan giáo sư tiến sĩ của khoa Nông Nghiệp Đại học Cần Thơ đã về Hà Tĩnh trực tiếp nghiên cứu và đã đưa ra báo cáo khoa học về những điều kiện tự nhiên và con người của vùng (lượng mưa , mức bốc hơi nước, đặc điểm đất đai, các nguồn nước, tài nguyên sinh vật, thành phần dân số,..)làm cơ sở cho những ngiên cứu sau đó để áp dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt làm cho cây bưởi Phúc Trạch giữ được chất lượng truyền thống và phát huy được hiệu quả kinh tế.

Bưởi Phúc Trạch là một sản phẩm quả đặc trưng, riêng có của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã được cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH-CN Việt Nam cấp "giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa" số 57021 theo quyết định số A6212/QĐ-ĐK ngày 9/9/2004. Với diện tích 250ha/1.600 cây đã cho quả (phấn đấu đến 2010 mở rộng thêm 5000 ha). Bưởi Phúc Trạch được trồng chủ yếu và có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể ở bốn xã gồm Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô và Lộc Yên. Sản lượng quả bình quân những năm qua đạt từ 12.000 -15.000 tấn/năm.

Bưởi Phúc Trạch có hình cầu tròn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau, cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối lượng quả đạt từ 1-1,5kg, số múi 14-16 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,1-54,1, số hạt bình quân trong quả 50-70 hạt/quả, độ BRIX(%) từ 10-12,8%. Bưởi Phúc Trạch có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt hậu.

Sau hơn một năm triển khai dự án đến nay bưởi Phúc Trạch đang vào mùa thu hoạch. Theo đánh giá của bà con nông dân bốn xã trồng bưởi Phúc Trạch , sản lượng bưởi năm nay đã bội thu hơn so với năm trước. Hội Huynh Đệ Việt Nam đã ủy nhiệm cho công ty Đông Nam tại Hà Tĩnh, một công ty do Hội thành lập đễ thực hiện và quản lý dự án của hội tại Việt Nam, tiến hành các hoạt động thu mua và tiêu thụ sản phẩm bưởi của dự án.

Với ngoại hình và đặc biệt là chất lượng tạo cho bưởi Phúc Trạch khác biệt so với các sản phẩm khác cùng loại (do viện nghiên cứu rau quả TW kết luận).

Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẵn sàng phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức tập thể , cá nhân trong và ngòai nước đến đăng kí , đầu tư và bao tiêu có hiệu quả sản phẩm bưởi Phúc Trạch.

Tất cả những trái bưởi thuộc "dự án gìn giữ và phát triển cây bưởi Phúc Trạch" của hội Huynh đệ Việt Nam và do công ty Đông Nam phân phối đều có dán nhãn hiệu hàng hóa (logo đính kèm)

Khi mua một trái bưởi Phúc Trạch mang nhãn hiệu này , người tiêu dùng đang tham gia vào dự án "giữ gìn và phát triển bưởi Phúc Trạch", một giống trái cây quý của Việt Nam, đồng thời người tiêu dùng góp phần trực tiếp giúp người dân Hương Khê nói chung và bốn xã Phúc Trạch, Hương Trạch, Hương Đô và Lộc Yên nói riêng được phát triển bền vững.

Sưu tầm
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Rượu Thanh Lạng (http://www.ducthohatinh.gov.vn)

Rượu Thanh Lạng nay gọi là xã Đức Thanh, có truyền thống nấu Rượu từ hồi xa xưa, rất nổi tiếng với loại rượu cất từ cây lúa nếp, được nấu với công nghệ thủ công truyền thống "3 nồi", người ta có câu "Rượu nồng ai uống mà say; Rượu Đức Thanh ai uống mà say đắm lòng"
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Hến Sông La (nguồn http://www.ducthohatinh.gov.vn)

Hến, là thức ăn phổ biến ở vùng ven sông La. Thông thường nhất là cơm nước hến, nước luộc hến, lóng lấy nước trong, nếu đun sôi, bỏ ruột hến vào, nêm muối và cho thêm một miếng gừng tươi giã nát, vì hến mát (lạnh) cần có gừng (nóng) để điều hòa, có câu: “ Đời ông truyền lại đời cha; Ăn cơm nước hến có cà mới ngon”. Ăn cơm nước hến phải có cà pháo muối mới thật đậm đà. Người ta kể rằng: Có lần Luật sư Phan Anh về thăm quê: Chú bác, xóm giềng đến chơi rất đông. Đang trò chuyện rôm rả, bỗng ông thốt lên: “ Các bác ơi! Lâu ngày tôi không về, sèm (thèm) hến quá. Mời các bác, các chú ăn với tôi bữa cơm hến”…thế là, ai nấy vui vẻ ở lại dự bữa “tiệc” cơm hến với ông Bộ trưởng. Hến giá xào (lấy bánh tráng xúc), nước hến thả bún (rời), bánh đúc (cắt lát)…là những thức ăn quê mùa mà ngon miệng, còn cháo hến cũng là món mát, bổ.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Hà tĩnh xuân về muôn sắc nắng !

Người gửi: Lê Thắng , địa chỉ: Bảo Lộc, Lâm Đồng , điện thoại: 0984107408 / 0633910876 , email: thelang623@yahoo.com


Non Hồng Lĩnh nghìn năm sừng sững
Chí cha ông muôn kiếp tang bồng
Vời vợi câu Kiều, Tố Như nhỏ lệ
Ngất ngưởng ai bằng Công Trứ Ông

Sông La đó bao năm vẫn vậy
Nước đục, trong xuôi chảy một dòng
Phan Đình Phùng dấy quân nơi ấy
Chốn anh hùng Trần Phú nêu gương

Ta viết bao nhiêu để đủ đầy
Hồng - La non nước hữu tình đây
Nghe câu ví dặm tình chan chứa
Mênh mang sông nước với trời mây

Đọi nước chè xanh ấm tình người
Cu đơ vị ngọt của đất trời
Cam bưởi thơm ngon, hồng đỏ thắm
Thơm thảo mùa vàng những lúa khoai

Vũng Áng bừng lên ngàn sức mới
Thạch Khê khai mỏ đổi thay đời
Hà Tĩnh xuân về muôn sắc nắng
Mừng vui non nước dậy đất trời.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Đức Thọ - Quê hương yêu dấu của tôi (http://www.ducthohatinh.gov.vn)

Quê hương!...Sao tôi vẫn nhớ hoài về nơi đó. Khi những buổi chiều mắc giữa dòng người xe. Những đêm khuya không gặp giấc ngủ. Những nỗi buồn không duyên cớ. Và Quê cũ hiện về giữa những khoảng trống rỗng, như vỗ về an ủi đứa con xa.
Quê hương!...Tôi nhớ lắm dòng Sông La xanh trong mát rượi với triền đê dài thoai thoải cỏ mọc xanh rì. Một tuổi thơ tóc cháy, lấm lem bụi đất đuổi theo những con cào cào dọc triền sông. Là những chiều dép cao su nhét sẵn vào cặp, thắc thỏm đợi tiếng trống tan trường để ùa theo lũ bạn cởi vội quần áo lao xuống dòng sông chơi trò đuổi bắt. Một tuổi thơ với những trận đòn nên thân sau mỗi đợt tắm sông về và mãi sau này tôi mới hiểu tại sao mình lại bị Bố đánh đau đến thế.
Quê hương...Tôi nhớ lắm cái đình làng Số 3. Đình làng Trung bộ quê tôi không có gốc đa, giếng nước. Đình làng nằm trong khuôn viên dinh thự hoang tàn của Quan tổng đốc Hoàng Cao Khải. Nội tôi kể lại sau ngày cải cách ruộng đất dinh thự đã bị đập nát. Không phải đến tận bây giờ mà trước đây thỉnh thoảng vẫn có những người con xa xứ vượt nửa vòng trái đất trở về thăm quê chỉ để tìm lại cho mình một hình bóng hình bóng xa xưa. Người và cảnh ngậm ngùi...man mác. Ngày xưa thơ dại tôi chịu không hiểu nổi những điều ấy chỉ biết đình làng là nơi hai anh em tôi hẹn lũ bạn bè ra đấy đá bóng. Trẻ con nhà quê không có thời gian không có thời gian rỗi nào tốt hơn buổi trưa. Người lớn sau một buổi làm việc mệt nhọc ăn qua quýt vội chén cơm rồi tranh thủ nghỉ ngơi cho kịp buổi làm chiều. Chúng tôi xem đấy là khoảng thời gian tuyệt vời nhất.Chúng tôi lấy rơm bện những quả bóng to bằng nắm tay người lớn và chia làm hai phe rồi lao vào những trận đấu cãi nhau inh ỏi làm những con dơi đang treo ngược mình diễn xiếc ở những hốc tối nào đó trên mái đình giật mình bay ra toán loạn.
Quê hương!...Tôi nhớ đến cồn cào những bữa cơm thời bao cấp: gạo mậu dịch đỏ quạch, lộn nhộn khoai và sắn, ăn cùng với canh riêu cua không mì chính mẹ bắt hồi sáng sớm, tôi đánh ba bốn bát. Vậy mà mẹ tôi lại không thích an cơm chỉ lấy mấy mẩu khoai nhấn nhá, chờ cho cả nhà ăn xong mới cạy nốt chỗ cháy trong nồi, vẫn lại nhấn nhá ăn "cho đỡ thừa cơm nguội". Mẹ cứ ăn thế triền miên từ ngày này qua ngày khác, cho đến khi gạo tiêu chuẩn không còn phải độn khoai sắn. Và lúc đó tôi cũng đã lớn để hiểu về sở thích lạ lùng của mẹ...
Quê hương!...Tôi nhớ về những tối mùa hè oi ả. Tiếng học bài ê a trong bóng đèn dầu chập choạng,vóng vót từ nhà này sang nhà bên kia như đối đáp. Bóng chị gái tôi ôn thi đại học gầy gò bất động in hình lên bức tường loang lổ, tiếng muỗi bay vo ve, tiếng phần phật từ quạt mo đuổi muỗi của Bố cho chị học bài làm cho mùa hè như thế mà bớt nực hơn.
Quê hương!...Tôi nhớ lắm cái Ga xép Chợ Thượng, về cái ngày cả gia đình tôi tiễn chị lên tàu ra Hà nội học Đại học. Tôi khi ấy mới mười hai tuổi. Mẹ và chị khóc đỏ cả mắt, tôi khóc cũng nhiều lắm vì tôi nghĩ là mình sẽ mất chị. Hà Nội khi ấy đối với tôi như một vùng đất bí ẩn mà ai đã đặt chân đến đấy sẽ không về nữa. Bố tôi không khóc chỉ đứng nhìn mấy Mẹ con tôi và mỉm cười. Sao lúc ấy tôi thấy ghét Bố đến thế. Chẳng lẽ ông đang tâm để Hà Nội lấy mất chị tôi. Chỉ trước khi chị bước lên tàu ông vội vã ôm chị vào lòng và buông ra cũng vội vã không kém sau khi kịp thì thầm câu gì đấy, rất nhỏ và ngắn... Chỉ thấy ánh mắt chị sáng lên, một ánh mắt mà trước đây tôi chưa gặp bao giờ...ở chị. Và sau này ga Chợ Thượng vẫn chứng kiến những lần đưa tiễn dành cho tôi và em trai tôi, nhưng những cuộc đưa tiễn ấy gia đình tôi ngày càng ít người hơn.
Quê hương!...Trải qua bao biến cố thăng trầm nhưng ký ức về quê vẫn còn như mới ở đâu đó mà bất cứ lúc nào cũng có thể nhận ra. Quê tôi vẫn vậy…lũ trâu vẫn hiền hòa gặm cỏ ngoài đồng, dòng sông La vẫn trong xanh tươi mát, lũ cào cào châu chấu tháng sáu vẫn thi nhau giã gạo trên triền đê. Chỉ có điều trẻ con không còn phải đá bóng rơm mà thay vào đấy là những quả bóng da đắt tiền. Đèn điện sáng rực ngõ xóm, tiếng học ê a hằng đêm vẫn vóng vót từ nhà này sang nhà kia như đối đáp. Đèn dầu thì không còn nữa nhưng những đôi mắt sáng lên trên từng trang sách hằng đêm vẫn ấp ủ và như mới biết bao kỳ vọng ước mơ của các thế hệ cha anh gửi gắm

Quê tôi... Có những thứ mà chẳng bao giờ thay đổi dù cho vật đổi sao dời./.

Hải Thanh
Từ Liêm - Hà Nội
 
48
0
0

Lyna81

New Member
Cu đơ Hà Tịnh (nguồn Mr.Kenny Cô Độc Lãng Tử Nghệ-online)

Cu đơ, tên gọi của một loại bánh đã đi vào tiềm thức bao thế hệ người dân Hà Tĩnh nói riêng và người Việt Nam nói chung.Từ thưở xa xưa, rất xưa, không ai nhớ là tự bao giờ nhưng trên mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng gió và thiên tai, người dân nơi đây đã biết trồng mía lấy đường, một dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe con người.

Từ đường mía, người ta đã biết nấu thành mật, phụ gia để chế biến trong các món ăn và là nguồn thực phẩm quan trọng. Và từ mật mía, người người ta đã nấu chảy để đổ thành bánh. Loại bánh bao gồm nhiều phụ liệu mà người dân nơi đây vẫn thường nói là ngọt bùi cay đắng như cuộc đời của họ.

Một chiếc bánh Cu đơ làm ra phải trải qua nhiều công đoạn. Mật mía được bỏ vào chảo ( chuyên dùng), sau khi đun sôi chảy, cần thêm một sốphụ gia như gừng, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi tráng và một nguyên liệu rất quan trong đó là lạc nhân ( đậu phộng hạt). Lạc được bỏ vào chảo mật đang sôi, với nhiệt độ nhất định, lạc sẽ giòn tan và rất thơm trong miếng bánh cu đơ. Sau khi mọi thứ đã vừa độ, người làm bành sẽ dùng những miếng bánh tráng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên và ốp hai mẩu bánh tráng lại với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến cu đơ, người ta thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh gói vào giấy báo và đựng vào túi nilon để bánh được giòn lâu và không bị ẩm.

Người dân trên khắp mọi miền đất nước đã từng biết đến bánh cu đơ Hà Tĩnh bởi nét độc đáo cũng như hương vị của loại bánh đặc trưng này. Hương vị ngọt ngào của đường mía hòa quện với chút thơm nồng cay cay của gừng tươi, cái giòn tan và hương thơm đặc trưng của đậu phộng, cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên một hỗn hợp bánh thật giòn tan, ngọt ngào.

Trong cuộc đời ai mà chẵng có một tuổi thơ, những kỷ niệm thời bé dại để nhớ, để nhắc vàđể làm vốn sống. Cũng như quê hương, vùng quê nào cũng có những nét văn hóa ẩm thực đặc thù tạo nên bản sắc riêng của mỗi vùng miền. …Ơi quê ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt, nơi tuổi thơ ta đã đi qua đẹp như giấc mơ…Nước qua cầu dòng sông trôi mau, nơi bền lâu là nơi lắng sâu, thiếu quê hương ta về đâu…Những người con quê hương , dù có đi xa mơi chân trời góc bể nhưng mỗi khi gợi nhắc về đặc sản cu đơ quê nhà, lòng lại bồi hồi nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn, mảnh đất quê hương nơi mình sinh ra.

Ăn cu đơ mà uống với nước chè xanh om trong ấm thì thật… không chê vào đâu được : Chè ngon nước chát xin mời.Nước tình, nước nghĩa tình người khó quên. Khách thập phương nếu đã một lần thưởng thức, chắc chắn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của đặc sản cu đơ Hà Tĩnh .
Chị iu.
Cái sự tích CU ĐƠ nó là thế này cơ ạ.
Theo như em đc biết thì Cu Đơ được nấu lần đầu tiên tại xã Sơn Thịnh - Hương Sơn - Hà Tĩnh
Ngày đó, có một nguwofi đàn ông chuyên đi bán kẹo lạc với giá hai đồng tên là Cu (tức là thời pháp thuộc ấy ạ), ông ấy tên là Cu, nhà ở gần dốc đò lội (từ Sơn Thịnh đi sang Sơn Hà, nhà này bây giờ vẫn là nhà nấu kẹo lạc nổi tiếng bán tại chợ Gôi), Ông bán cái kẹo lạc đổ trên bánh đa giá là 2 hào (tiếng pháp gọi là ĐƠ), nên người trong vùng mới ghép lại của kẹo Cu - Đơ, tức là kẹo của ông Cu và bán 2 hào.
Đó là cái sự tích mà em được nghe chính người già hơn trăm tuổi ở quê em kể lại lúc em còn nhỏ và em vẫn còn nhớ, sau này mọi người cứ ko giải thích được tại sao gọi là Cu - đơ mà ko phải là tên khác.
Em cũng ko biết là có ai nói và viết cái sự tích cái tên này chưa nữa, nhưng sự tích về cái tên kẹo này em nghe cụ trưởng họ nhà em (Họ Hà Sơn Thịnh), lúc đó đã hơn 100t nhưng còn rất minh mẫn kể lại cho em, bây giờ thì cụ mất rồi nhưng nói thật là em cũng ko biết còn nhiều người nhớ hay không.
Đó là sự tích về cái tên bánh Cu - đơ (đặc sản hà tĩnh)
 
100
0
0

maybay

New Member
Hến, là thức ăn phổ biến ở vùng ven sông La. Thông thường nhất là cơm nước hến, nước luộc hến, lóng lấy nước trong, nếu đun sôi, bỏ ruột hến vào, nêm muối và cho thêm một miếng gừng tươi giã nát, vì hến mát (lạnh) cần có gừng (nóng) để điều hòa, có câu: “ Đời ông truyền lại đời cha; Ăn cơm nước hến có cà mới ngon”. Ăn cơm nước hến phải có cà pháo muối mới thật đậm đà. Người ta kể rằng: Có lần Luật sư Phan Anh về thăm quê: Chú bác, xóm giềng đến chơi rất đông. Đang trò chuyện rôm rả, bỗng ông thốt lên: “ Các bác ơi! Lâu ngày tôi không về, sèm (thèm) hến quá. Mời các bác, các chú ăn với tôi bữa cơm hến”…thế là, ai nấy vui vẻ ở lại dự bữa “tiệc” cơm hến với ông Bộ trưởng. Hến giá xào (lấy bánh tráng xúc), nước hến thả bún (rời), bánh đúc (cắt lát)…là những thức ăn quê mùa mà ngon miệng, còn cháo hến cũng là món mát, bổ.
Em bổ sung nhé, hến rất giàu can xi :rose:.
 
37
0
0

mẹ Nhãn

New Member
Mình thích cu đơ.
Dễ đến 10 năm rồi chưa được nhấm nháp, không biết cô bạn người Nghệ An giờ thế nào rồi. Chắc đã chồng con đề huề. Từ ngày ra trường không thể nào liên lạc, thư viết nhiều nhưng chắc bạn chẳng nhận được vì địa chỉ chỉ là tên xã tên huyện mà không có số nhà, trạm điện thoại gần nhất cách nhà bạn 20km.
Nhớ H, nhớ thời sinh viên. Mong rằng mày hạnh phúc.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Người Nghệ Tĩnh rất có chí phấn đấu và đặc biệt rất cộng đồng (ôi ị ko biết dùng từ này có đúng ko)
Chị nhớ trg hợp bé Dương ở Nghệ An - Bệnh nhân nhi cùng đường đó. Gia đình nhận đc sự ủng hộ quá mức mong đợi và chủ yếu là người Nghệ. Nghĩa cử cao đẹp của mẹ bé Dương là chia sẻ một phần cho những bệnh nhân cùng phòng và đặc biệt còn góp lại quỹ của chúng mình một chút . Đây là trường hợp hiếm và khiến cho các mẹ HQ ngày đó rất cảm động. Hiếm có đấy ạ.
 
1,849
0
0

BB&C

New Member
Người Nghệ Tĩnh rất có chí phấn đấu và đặc biệt rất cộng đồng (ôi ị ko biết dùng từ này có đúng ko)
Chị nhớ trg hợp bé Dương ở Nghệ An - Bệnh nhân nhi cùng đường đó. Gia đình nhận đc sự ủng hộ quá mức mong đợi và chủ yếu là người Nghệ. Nghĩa cử cao đẹp của mẹ bé Dương là chia sẻ một phần cho những bệnh nhân cùng phòng và đặc biệt còn góp lại quỹ của chúng mình một chút . Đây là trường hợp hiếm và khiến cho các mẹ HQ ngày đó rất cảm động. Hiếm có đấy ạ.
Cám ơn bác vì đã khen ngợi. hihi, nhưng hình như tính cục bộ địa phương của bọn em không thay đổi được. Ra đường nghe thấy tiếng Nghệ là phải hỏi chuyện bằng được và nhận đồng hương ngay.

Cũng chính vì vậy mà ngày xưa cứ sinh viên Nghệ ở bất cứ trường nào có mâu thuẫn với sinh viên nơi khác thì nhất định hôm sau cộng đồng Nghệ ở toàn thành phố đó sẽ thành một đội quân chinh chiến hết mình, và hậu quả là bị đuổi học cả lũ.... Hic hic, đôi khi tính cục bộ điạ phương cũng không tốt lắm bác nhỉ, nhất là ở mặt tiêu cực.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
2,080
0
0
Chị Bờ bờ và Cờ ơi , uống nác chè xenh không? sáng nay em vừa om 1 ca . Ngày nào em cũng om chè xanh uống hết , mà nước xanh lắm nhé, chắc phải kiếm cái máy ảnh chụp cho chị thèm.
 
Top