TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

đã giải quyết xong băn khoăn của em rồi nhé !
Ứ ừ, chị thì thào với bạn í mà ko cho em với mọi ng bít nữa, icon làm nũng :) .
 
41
0
0

huyen_civil

New Member
Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Ứ ừ, chị thì thào với bạn í mà ko cho em với mọi ng bít nữa, icon làm nũng :) .
Vụ này là dư lào vậy mẹ noá - icon théc méc, toà moà ở đâu rùi :D
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chị T ơi,

Khoảng giữa tháng sau thì tk của em đáo hạn, vậy em tiếp tục giữ VNĐ hay là mua G (khoảng giá nào thì canh mua được) hay thắt dây buộc bụng mua nhà nhỏ luôn?
Ứ ừ, chị thì thào với bạn í mà ko cho em với mọi ng bít nữa, icon làm nũng :) .
Em có gi băn khoăn đâu mà bảo chị thì thào!
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Em có gi băn khoăn đâu mà bảo chị thì thào!
À tại em thấy chị ko post bài trả lời mà chỉ th báo đã giải quyết boăn khoăn rồi, nên nghĩ chắc chị nhắn tin riêng, vâng mà cũng nh` khi tế nhị ko public đc chị nhỉ :x .
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Đến hết quý II: Lãi suất khó hạ nhiệt



Theo BVSC, lạm phát tăng cao khiến mặt bằng lãi suất khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, ít nhất cho đến quý II/2011.
Với một loạt các chỉ dấu trong điều hành chính sách tiền tệ được NHNN liên tục tung ra trong thời gian vừa qua, kỳ vọng về một mặt bằng lãi suất có thể hạ nhiệt thực sự là điều khó có thể trở thành hiện thực trong ít nhất vài tháng, như nhiều nhận định.
Ngay trong những ngày đầu tháng 4.2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền không kỳ hạn của hàng loạt NH. Một hiện tượng mới trên thị trường lãi suất, và theo nhận định của một số tổ chức, lãi suất huy động không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% trước đây chỉ ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các NH tự quyết như trước.
Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), quyết định này vô tình đẩy thị trường huy động vào một cuộc đua mới, gây rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống NH. Bởi nguồn vốn không kỳ hạn vốn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu huy động của một số NH, thậm chí có thể lên tới 10-40% tổng nguồn vốn huy động vì thường là khoản tiền gửi thanh toán với giá trị lớn của các DN. Diễn biến này đưa đến quan ngại cuộc đua lãi suất không kỳ hạn có thể mang đến những bất ổn cho thị trường tiền tệ.
BVSC cho rằng, giải pháp mà NHNN có thể can thiệp lúc này là ban hành thêm quy định về mức trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tương tự như đã làm với trần lãi suất huy động có kỳ hạn hiện nay. Cùng với giải pháp này là động thái thanh kiểm tra nhằm tránh hiện tượng các NH “vượt rào”.
Trong khi đó, động thái tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH lên 13% kể từ đầu tháng 4, từ mức 12% trước đó cũng tạo nên những tác động khác. Chưa kể đây là lần thứ ba NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn với tổng mức điều chỉnh là 4%, từ 9% lên 13%.
Dấu hiệu này tiếp tục khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, đồng thời, như nhận định của BVSC, cảnh báo tới công tác quản trị của một vài NH thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản.
Song việc tăng lãi suất tái cấp vốn của NHNN lên 13% cũng có thể sẽ tác động tiêu cực tới mặt bằng lãi suất trong ngắn hạn, dù rằng về trung và dài hạn sẽ góp phần nâng cao việc quản trị thanh khoản trong toàn hệ thống NH, vốn là yếu tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ trong suốt thời gian qua.
Các dấu hiệu thắt chặt tiền tệ trên đây cũng như diễn biến mặt bằng lãi suất trên thị trường, cộng với diễn biến của lạm phát các tháng qua và dự báo trong tháng 4 này sẽ là yếu tố chi phối rất lớn đến xu hướng lãi suất. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011 lập đỉnh trong tháng 3 với con số 2,17% và sau thời điểm này là khoảng thời gian CPI hạ nhiệt.
Song lần điều chỉnh giá xăng lần 2 vào ngày 30.3 vừa qua được cho chắc chắn sẽ có tác động tới chỉ số CPI trong tháng 4.2011. Kỳ vọng về việc có thể giữ CPI trong khoảng 1%, thậm chí là dưới 1% có thể khó thành hiện thực và một số dự đoán còn cho rằng, CPI tháng 4 nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng 1 tới 1,5%. Mặt bằng lãi suất vì thế khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, theo như nhận định của BVSC, ít nhất cho đến hết quý II/2011.
Theo Văn Nguyễn
Lao động
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Đến hết quý II: Lãi suất khó hạ nhiệt

Theo BVSC, lạm phát tăng cao khiến mặt bằng lãi suất khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, ít nhất cho đến quý II/2011.
Với một loạt các chỉ dấu trong điều hành chính sách tiền tệ được NHNN liên tục tung ra trong thời gian vừa qua, kỳ vọng về một mặt bằng lãi suất có thể hạ nhiệt thực sự là điều khó có thể trở thành hiện thực trong ít nhất vài tháng, như nhiều nhận định.
Ngay trong những ngày đầu tháng 4.2011, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền không kỳ hạn của hàng loạt NH. Một hiện tượng mới trên thị trường lãi suất, và theo nhận định của một số tổ chức, lãi suất huy động không kỳ hạn bị đẩy lên những mức rất cao (9-10%) thay cho mức 2-3% trước đây chỉ ít ngày sau khi NHNN ban hành quy định các khoản tiền rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn thay vì để các NH tự quyết như trước.
Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), quyết định này vô tình đẩy thị trường huy động vào một cuộc đua mới, gây rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống NH. Bởi nguồn vốn không kỳ hạn vốn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu huy động của một số NH, thậm chí có thể lên tới 10-40% tổng nguồn vốn huy động vì thường là khoản tiền gửi thanh toán với giá trị lớn của các DN. Diễn biến này đưa đến quan ngại cuộc đua lãi suất không kỳ hạn có thể mang đến những bất ổn cho thị trường tiền tệ.
BVSC cho rằng, giải pháp mà NHNN có thể can thiệp lúc này là ban hành thêm quy định về mức trần lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, tương tự như đã làm với trần lãi suất huy động có kỳ hạn hiện nay. Cùng với giải pháp này là động thái thanh kiểm tra nhằm tránh hiện tượng các NH “vượt rào”.
Trong khi đó, động thái tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên NH lên 13% kể từ đầu tháng 4, từ mức 12% trước đó cũng tạo nên những tác động khác. Chưa kể đây là lần thứ ba NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn với tổng mức điều chỉnh là 4%, từ 9% lên 13%.
Dấu hiệu này tiếp tục khẳng định chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, đồng thời, như nhận định của BVSC, cảnh báo tới công tác quản trị của một vài NH thường xuyên gặp khó khăn về thanh khoản.
Song việc tăng lãi suất tái cấp vốn của NHNN lên 13% cũng có thể sẽ tác động tiêu cực tới mặt bằng lãi suất trong ngắn hạn, dù rằng về trung và dài hạn sẽ góp phần nâng cao việc quản trị thanh khoản trong toàn hệ thống NH, vốn là yếu tố gây mất ổn định thị trường tiền tệ trong suốt thời gian qua.
Các dấu hiệu thắt chặt tiền tệ trên đây cũng như diễn biến mặt bằng lãi suất trên thị trường, cộng với diễn biến của lạm phát các tháng qua và dự báo trong tháng 4 này sẽ là yếu tố chi phối rất lớn đến xu hướng lãi suất. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2011 lập đỉnh trong tháng 3 với con số 2,17% và sau thời điểm này là khoảng thời gian CPI hạ nhiệt.
Song lần điều chỉnh giá xăng lần 2 vào ngày 30.3 vừa qua được cho chắc chắn sẽ có tác động tới chỉ số CPI trong tháng 4.2011. Kỳ vọng về việc có thể giữ CPI trong khoảng 1%, thậm chí là dưới 1% có thể khó thành hiện thực và một số dự đoán còn cho rằng, CPI tháng 4 nhiều khả năng sẽ dao động trong khoảng 1 tới 1,5%. Mặt bằng lãi suất vì thế khó có hy vọng giảm xuống rõ rệt, theo như nhận định của BVSC, ít nhất cho đến hết quý II/2011.
Theo Văn Nguyễn
Lao động
 
275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Em có gi băn khoăn đâu mà bảo chị thì thào!
:) Chị iu, vụ hôm trc thì em xong rồi, còn sáng nay thì em cũng chốt hạ rồi chị. Chị đoán đc phương án em chọn là gì ko ? hehehehe
Kiu kiu chị iu ná ! @};-
@Các mẹ: Ai có vấn đề gì cần tư vấn gq thì cứ "thì thào" với chị T ná ! nhưng dạo này chắc chị T cũng bựn lắm, máy thì hay tít tít ... còn YH thì treo biển Idel ... :D
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Ngân hàng chuẩn bị dừng huy động và cho vay vàng
Quy định về việc ngân hàng dừng huy động và cho vay vàng dự kiến được Ngân hàng Nhà nước ban hành vài ngày tới, theo yêu cầu của Thủ tướng.
http://www.webtretho.com/forum/link...-hang-chuan-bi-dung-huy-dong-va-cho-vay-vang/
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

CPI Hà Nội tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm

Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng 4/2011 trên địa bàn thanh phố đạt 3,28%. Đây là mức tăng cao nhất của chỉ số này kể từ tháng 2/2008.
> Chỉ số giá tiêu dùng TP HCM tăng vọt


Đóng góp chủ yếu vào mức tăng này là chỉ số giá của nhóm hàng giao thông - vận tải và hàng ăn - dịch vụ ăn uống. Trong đó, giao thông vận tải tăng mạnh nhất (5,82%) do giá cước vận tải leo thang sau quyết định điều chỉnh giá xăng - dầu ngày 29/3.
Là nhóm hàng chi phối mạnh nhất trong công thức tính CPI, giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng tăng 5,06%. Trong đó, giá lương thực tăng hơn 5%, thực phẩm tăng gần 5,5%, các loại hình ăn uống ngoài gia đình cũng tăng giá hơn 3,9%. Ngoài ra, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng cũng tăng giá gần 4,3%.
Trong 3 tháng trước đó, CPI tại Hà Nội có dấu hiệu leo thang, lần lượt đạt 1,68%, 1,98% và 2,41%. Tuy nhiên, mức tăng 3,28% là chưa từng có trong hơn 3 năm qua (chỉ kém hơn so với mức 3,92% của tháng 2/2008). Trước đó, Cục Thống kê TP HCM cũng thông báo tốc độ tăng giá tiêu dùng trong tháng 4 tại thành phố này đạt 3,16%.
Túm lại : CPI 3 tháng đầu năm 2011 :6.12 + 3,1x ( CPI tháng 4 dự đoán) = 9.2x .
Nếu đi gửi tiết kiệm lãi suất 17% : 12 tháng : 1.4166 x 4 tháng =5.66 ( vẫn âm 3.54 % / 4 tháng nhé ) => Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát dự kiến
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Moody cảnh báo về dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể đương đầu với áp lực lớn hơn nếu dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm.
Ngày thứ Tư, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cho biết triển vọng tiêu cực của Việt Nam phản ánh bất ổn liên quan đến cán cân thanh toán, thay đổi về triển vọng còn tùy thuộc vào các biện pháp kiềm chế lạm phát và kiềm chế biến động tỷ giá.
Cơ quan xếp hạng tín dụng này cũng cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể đương đầu với áp lực lớn hơn nếu dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính khoảng 12,2 tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2010 trong khi đó mức đỉnh vào năm 2008 lên tới 25,8 tỷ USD.
Tháng 12/2010, Moody đã hạ xếp hạng nợ chính phủ Việt Nam xuống mức B1 từ mức Ba3 bởi rủi ro khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực mất giá của tiền đồng và lạm phát tăng cao.
Trong báo cáo công bố ngày thứ Tư, Moody cho rằng Việt Nam đã gặp khá nhiều khó khăn trong cân bằng tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô, Moody nói thêm rằng sự điều chỉnh chính sách trong vài năm qua đã trực tiếp gây ra áp lực tăng trưởng quá nóng, dẫn đến lạm phát cao và ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.
Moody cho rằng: “Hiện chưa rõ liệu hàng loạt chính sách thắt chặt mà chính phủ Việt Nam đưa ra trong năm mới sẽ đại diện cho sự chuyển hướng từ khung chính sách cũ hay liệu chỉ là sự tiếp tục của chính sách cầm chừng đã tạo ra quá nhiều bất ổn trong nền kinh tế.”
Vũ Tuấn
Theo WSJ
Nói túm lại USD khó có hạ trong dài hạn! nếu không kẹt tiền trong ngắn hạn chỉ mua không bán nhé!:)
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

So sánh các chỉ số CPI, lạm phát, thâm hụt ngân sách, tăng trưởng GDP của Việt Nam với các nước xung quanh cho thấy mức tăng trưởng GDP quý I/2011 của Việt Nam là mức thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng của Việt Nam bởi những sai lầm trong quá khứ.

Lãi suất huy động USD bị chặn ở trần 3%, thanh khoản tiền USD sẽ giảm – do người dân không muốn gửi USD vào ngân hàng. Mặc dù tăng trưởng tín dụng 3-4%, nhưng của riêng USD là 9-10%, điều này phản ánh thực tế người ta đang vay USD. Tiền USD đang giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác- giảm khoảng 9% trong năm 2010.

Câu hỏi đặt ra là Doanh nghiệp có nên vay USD hay không? Nếu tất cả mọi người cùng đi vay USD, điều gì sẽ xãy ra? Đầu năm 2010, nhiều người đã vay USD, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ rất lớn, đến kỳ hạn trả đã tạo nên sức ép đối với thị trường ngoại tệ và sức ép giảm giá đồng nội tệ. Trong khi Việt Nam tiếp tục thâm hụt ngân sách, sức ép phá giá đồng tiền do chênh lệch lạm phát giữa Việt Nam và Mỹ rất lớn. Do đó, theo Ts. Tự Anh, Ngân hàng nhà nước sẽ tiếp tục thắt chặt tiền tệ, tạo sức hấp dẫn cho tiền đồng đảm bảo lạm phát thấp.
http://cafef.vn/20110421123743365CA33/lam-phat-cua-viet-nam-lan-nay-se-keo-dai-trong-bao-lau.chn
 
275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Moody cảnh báo về dự trữ ngoại hối của Việt Nam

Cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể đương đầu với áp lực lớn hơn nếu dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm.
Ngày thứ Tư, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody cho biết triển vọng tiêu cực của Việt Nam phản ánh bất ổn liên quan đến cán cân thanh toán, thay đổi về triển vọng còn tùy thuộc vào các biện pháp kiềm chế lạm phát và kiềm chế biến động tỷ giá.
Cơ quan xếp hạng tín dụng này cũng cảnh báo xếp hạng tín dụng của Việt Nam có thể đương đầu với áp lực lớn hơn nếu dự trữ ngoại hối tiếp tục giảm. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính khoảng 12,2 tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2010 trong khi đó mức đỉnh vào năm 2008 lên tới 25,8 tỷ USD.
Tháng 12/2010, Moody đã hạ xếp hạng nợ chính phủ Việt Nam xuống mức B1 từ mức Ba3 bởi rủi ro khủng hoảng cán cân thanh toán, áp lực mất giá của tiền đồng và lạm phát tăng cao.
Trong báo cáo công bố ngày thứ Tư, Moody cho rằng Việt Nam đã gặp khá nhiều khó khăn trong cân bằng tăng trưởng với ổn định kinh tế vĩ mô, Moody nói thêm rằng sự điều chỉnh chính sách trong vài năm qua đã trực tiếp gây ra áp lực tăng trưởng quá nóng, dẫn đến lạm phát cao và ảnh hưởng đến cán cân thanh toán.
Moody cho rằng: “Hiện chưa rõ liệu hàng loạt chính sách thắt chặt mà chính phủ Việt Nam đưa ra trong năm mới sẽ đại diện cho sự chuyển hướng từ khung chính sách cũ hay liệu chỉ là sự tiếp tục của chính sách cầm chừng đã tạo ra quá nhiều bất ổn trong nền kinh tế.”
Vũ Tuấn
Theo WSJ
Nói túm lại USD khó có hạ trong dài hạn! nếu không kẹt tiền trong ngắn hạn chỉ mua không bán nhé!:)
Hôm trc chị cũng nói với em món này rồi, nhưng em lại ko thích anh này bằng anh G. Mà anh G lại phải dài hơi hơn anh U đúng ko ah! Cuối cùng em chọn anh dài hơi ! :)
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Đồng tiền liền khúc ruột!
Lãi suất huy động USD bị áp trần 3%/năm khiến nhiều người rút USD chuyển sang VND. Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ như vậy.
Người dân đang suy nghĩ và đang làm gì để bảo vệ tài sản tiết kiệm của họ trước cách ứng xử của cơ quan quản lý nhà nước đối với vàng, đô la Mỹ và đồng Việt Nam thông qua các chính sách tiền tệ trong thời gian gần đây. Dưới đây là những ghi nhận của nhóm phóng viên TBKTSG.
Chọn kênh đầu tư nào?
Hiện tại, không ít khách hàng cá nhân ở các ngân hàng đang tính toán việc chuyển đô la Mỹ sang tiền đồng khi đáo hạn sổ tiết kiệm để hưởng lãi suất cao hơn khi mà lãi suất huy động đô la Mỹ tối đa chỉ còn 3%/năm theo quy định mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Một doanh nhân chẳng phải hàng đại gia, tiết lộ ông cũng đã làm như vậy bởi ông thừa biết rằng lãi suất huy động tiền đồng hiện nay không dừng ở mức 14%/năm như quy định của NHNN, mà đã có một số ngân hàng chào mời mức lãi suất hấp dẫn hơn, tất nhiên là không chính thức.
Ông lập luận, lãi suất huy động cao như vậy, tất nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro, nhưng có điều gần như chắc chắn là chuyện phá sản của ngân hàng ở Việt Nam, dù là cỡ nhỏ, cũng rất khó xảy ra vì đã có NHNN “che chắn”. Vì vậy, chuyện chuyển đô la Mỹ sang tiền đồng để gửi ngân hàng vào thời điểm này là “thượng sách”. Ông cho biết thêm, nhờ “ăn theo” các giải pháp tiền tệ của NHNN mà ông đã kiếm lợi kha khá chỉ bằng cách chuyển đổi giữa hai loại tiền, đô la Mỹ và tiền đồng.
Nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy.
Nhờ chịu khó dành dụm trong hơn chục năm qua, một chị bạn có vài chục ngàn đô la gửi ngân hàng vừa để đảm bảo giá trị tài sản, vừa được hưởng lãi suất. Vì vậy, khi lãi suất huy động đô la Mỹ giảm còn 3%/năm, chênh lệch đến 11%/năm so với lãi suất huy động tiền đồng (đó là về danh nghĩa, thực tế có thể còn cao hơn mức này), chị bạn nói mức lãi suất đó không còn đủ hấp dẫn nên sẽ rút tiền về. Vậy chị cũng đổi từ đô la Mỹ sang tiền đồng ư?
Không phải vậy, chị phân tích, giữ tiền đồng hiện nay không chắc đã hay vì nếu ai cũng chuyển từ đô la sang tiền đồng thì khả năng cung tiền sẽ tăng vì NHNN phải bơm tiền đồng ra để mua vào lượng ngoại tệ muốn chuyển đổi. Tuy việc này có mặt tích cực là giúp tăng mức dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng lạm phát cũng có cơ hội tăng thêm và tiền đồng lại càng có khả năng mất giá.
Theo chị, giải pháp lúc này là không giữ đô la, cũng không giữ tiền đồng, tốt hơn là nên giữ bất động sản, nhưng cũng không phải là chung cư hay căn hộ, mà là các nền đất ở các quận ven với mức giá còn tương đối hợp lý dù thị trường bất động sản chưa tan băng.
Liệu trên đây có phải là các kênh đầu tư khôn ngoan không, câu trả lời tùy thuộc ở mỗi người.
Vàng, “nơi trú ẩn” an toàn
Lão nông Nguyễn Văn Tâm, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang bộc bạch: “Nhà tôi ruộng vườn tuy không nhiều nhưng dành dụm mấy năm qua cũng được một ít tiền. Hai vợ chồng già dự định mua vàng để làm của hồi môn cho con, nhưng cứ lưỡng lự mãi bởi giá vàng trồi sụt thất thường. Chúng tôi cũng không yên tâm giữ tiền (tiền đồng - PV) vì thấy ngày càng mất giá”.
Còn lão nông Tám Quang, ngụ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thì cho biết: “Đại bộ phận nông dân ở quê vẫn “sính” giữ vàng hơn bất kỳ loại tài sản nào. Trước đây, sau mỗi mùa thu hoạch lúa hay trái cây, nhà nào có dư chút đỉnh đều ra chợ mua vàng làm của. Ngày nay thì khác, bà con đang hết sức do dự bởi đồng tiền làm ra ngày càng khó mà giá vàng không giống như trước, cứ quay như chong chóng…”.
Cả ông Tâm và ông Tám Quang đều cho rằng tâm lý nông dân vẫn thích giữ vàng nhưng cứ nghe bàn tới bàn lui về chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước thế này thế kia nên nhiều người không dám mua. “Tôi ráng chờ Nhà nước công bố chính sách một cách rõ ràng rồi mới quyết định có nên mua vàng hay không”, ông Tâm nói.
“Điều đáng mừng là cho đến nay, giá vàng và giá đô la Mỹ được duy trì ở mức hợp lý”. Đó là nhận xét của chị Hương, nhân viên một công ty trong lĩnh vực tài chính. Tuy vậy, ở góc độ cá nhân, chị cho biết dù những nhà hoạch định chính sách tự tin kiểm soát thị trường tiền tệ theo cách nào thì chị cũng như những thành viên khác trong gia đình vẫn chọn “kênh vàng truyền thống” làm “của để dành”.
Chị Hương lý giải: “Bất động sản không dành cho người ít tiền, chứng khoán không dành cho người thiếu kiến thức, lãi suất tiền gửi không phải là bất biến... Vàng vẫn là kênh gìn giữ giá trị tài sản an toàn, hiệu quả đối với những người có những khoản tiền dành dụm không lớn. Cá nhân tôi cũng không quy giá trị vàng ra tiền đồng, mà quy theo giá đô la Mỹ”.
Dưới mắt doanh nhân Đỗ Hòa, Giám đốc Công ty IME ở TPHCM, vàng và đô la vẫn là “nơi trú ẩn” an toàn một khi giá trị tài sản của người dân hay doanh nghiệp không được bảo đảm bằng tiền đồng. Và khi ấy, cho dù Nhà nước có ngăn cấm giao dịch bằng đô la và vàng, thì người dân cũng bằng cách này cách khác, bảo tồn ở mức cao nhất giá trị tài sản của mình, đặc biệt dưới dạng vàng.
Theo ông Hòa, sự nhìn nhận này của ông được củng cố từ bài học ở những năm 1970, khi vàng không được phép giao dịch. Đó là thời kỳ vàng son của những người thợ kim hoàn. Khi mà giao dịch “vàng lớn” không được phép, thì các loại vàng trang sức lên ngôi. Thị trường trở nên méo mó vì dưới bàn tay chế tác của người thợ, những loại vàng cỡ 6 tuổi rưỡi vẫn có thể được “phù phép” lên thành “vàng ròng”!
Thời đó người dân tìm mọi cách giữ vàng, từ chôn dưới sàn nhà hay trong vách tường, và điều đó là phi sản xuất, nền kinh tế méo mó, đời sống xã hội méo mó. Người dân, thay vì làm ăn, lại phải lo toan nghĩ đủ cách để giữ tài sản. Ông Hòa bày tỏ lo ngại: “Chính sách tiền tệ cứ thay đổi xoành xoạch sẽ kéo theo những bất ổn tâm lý, làm cho môi trường làm ăn xấu đi. Tôi nghĩ, những can thiệp hành chánh không phải là cách giải quyết vấn đề, điều mà Nhà nước cần ưu tiên làm hiện nay là phải có những giải pháp căn cơ, mang tính chiến lược, lâu dài, các chính sách tài chính phải tạo cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như người dân yên tâm làm ăn thay vì phải lo đối phó, tìm cách chuyển giá trị tài sản từ thứ này sang thứ khác.
Theo Như Khánh - Đào Tuấn
SGTT
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hà Nội: Nhập siêu 4 tháng ước đạt 4,63 tỷ USD

Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 đạt 1.782 triệu USD, bằng 98,8% so tháng trước và tăng 0,6% so cùng kỳ.
Theo Cục thống kê Thành Phố Hà Nội, Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tháng 4 đạt 597,8 triệu USD, bằng 97,3% so tháng trước và tăng 2,3% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương bằng 97,7% so tháng trước và tăng 3,2% so cùng kỳ. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều giảm so tháng trước, một số mặt hàng tăng so tháng trước là hàng thủ công mỹ nghệ (tăng 1,5%), hạt tiêu (tăng 9,4%)...

Dự kiến 4 tháng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.603,3 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phương tăng 18,1%

Kim ngạch nhập khẩu tháng 4 đạt 1.782 triệu USD, bằng 98,8% so tháng trước và tăng 0,6% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương bằng 98,4% so tháng trước và tăng 3,7% so cùng kỳ.

Dự kiến 4 tháng kim ngạch nhập khẩu đạt 7.236,1 triệu USD, tăng 8,9% so cùng kỳ, trong đó, nhập khẩu địa phương tăng 13,4%. Kim ngạch nhập khẩu chủ yếu thuộc kinh tế nhà nước (chiếm trên 65% kim ngạch nhập khẩu); về ngành hàng thì vật tư, nguyên liệu chiếm gần 45% kim ngạch.

Như vậy, nhập siêu 4 tháng đầu năm 2011 của riêng thành phố Hà Nội là 4.632,6 triệu USD.​
Lộc Anh
Theo Cục Thống kê Hà Nội
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Nghịch lý lạm phát tháng 4: CPI tăng từ 3-4% không phải là điều khó đoán
15 năm qua, tháng 4 luôn là một trong những “điểm rơi” của lạm phát, CPI thường ở mức thấp nhất trong năm. Nhưng quy luật này có thể không lặp lại trong năm nay.
Nhiều địa phương trong cả nước đã lần lượt công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng tư, hầu hết đều vượt 3% (Hà Nội 3,28%, TP HCM 3,16%, Long An 5,46%...). Vài ngày tới số liệu chung của cả nước mới được công bố, nhưng những thống kê nêu trên đủ giúp giới phân tích hình dung một cách tương đối về bức tranh lạm phát tháng 4.
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nếu căn cứ vào số liệu thống kê cũng như thực tế tiêu dùng của “đầu tàu” kinh tế Hà Nội và TP HCM thì việc CPI của cả nước dao động trong khoảng 3-4% trong tháng 4 là điều không khó đoán. Chia sẻ với VnExpress bên lề một hội thảo diễn ra tại TP HCM sáng 21/4, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh (Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright) cũng dự báo CPI cả nước tháng 4 tăng khoảng 3%.
Nếu những dự báo này trở thành sự thực, đây sẽ là mức tăng CPI theo tháng cao nhất 15-16 tháng trở lại đây. Biến động của chỉ số này kể từ năm 1996 trở lại đây cũng cho thấy chưa có tháng 4 nào CPI lại tăng cao đến vậy. Ngay cả với năm lạm phát đỉnh cao 2008, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 của cả nước cũng chỉ tăng 2,2% (khi đó, CPI Hà Nội và TP HCM tăng lần lượt 1,49% và 1,82%).
Năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng 3 tháng đầu năm lần lượt tăng 1,74%, 2,09% và 2,2%. Nếu CPI tháng tư tăng 3%, đồ thị giá sẽ tiếp tục xu hướng leo thang, thay vì giảm mạnh trong tháng 4 như thông lệ những năm trước. Theo một số chuyên gia, điều này rất đáng quan ngại bởi áp lực tăng giá nguyên liệu đầu vào trên thị trường quốc tế từ nay đến cuối năm được dự báo là rất lớn.
Chia sẻ quan điểm này, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng lạm phát hiện nay tại Việt Nam chủ yếu do chi phí đẩy (giá điện, xăng dầu, chi phí vốn…) và nhiều khả năng sẽ còn kéo dài do những biến động khó lường từ cả trong nước lẫn thế giới.
“Không giống như những năm trước, khi giá cả chỉ chịu tác động của Tết và một số yếu tố mang tính mùa vụ, đầu năm nay, nhiều yếu tố tăng giá cùng lúc được bung ra như việc điều chỉnh tỷ giá, tăng giá điện, than… Sắp tới còn có việc tăng lương, rồi những biến động kinh tế thế giới. Do vậy, sẽ quá lạc quan nếu kỳ vọng giá cả có thể giảm ngay”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói thêm.
Ở thời điểm tháng 3, nhiều chuyên gia trong nước cho rằng lạm phát có thể dịu lại sau quý II. Hai chuyên gia Phạm Chi Lan và Vũ Thành Tự Anh cùng cho rằng hiện tại rất khó để có thể xác định “điểm rơi” của lạm phát sẽ chuyển dịch đi bao nhiêu tháng nữa. Tuy nhiên, cả hai chuyên gia đánh giá cơ quan quản lý đang đi đúng hướng đối với các giải pháp bình ổn đã được đề ra.
Nếu Chính phủ kiên quyết giữ trạng thái chính sách thắt chặt từ nay đến quý III thì lạm phát sẽ bớt dần từ cuối quý III đến đầu quý IV”, tiến sĩ Tự Anh nhận định.
Theo tiến sĩ Tự Anh, mức độ hiệu quả của các giải pháp đề ra sẽ phụ thuộc lớn và mức độ “kiên định” của các cơ quan thi hành chính sách. Lấy ví dụ về năm 2008, khi Việt Nam cũng có lạm phát cao, cũng thắt chặt tiền tệ, giảm đầu tư… ông Tự Anh cho rằng kết quả khi đó không được như mong đợi vì tài khóa và tiền tệ đã nới lỏng quá sớm khi CPI có dấu hiệu thuyên giảm.
“Tôi cho rằng mục tiêu 7% năm nay chắc chắn không đạt được. Nếu chính sách tiền tệ, tài khóa tiếp tục thắt chặt thì lạm phát sẽ khoảng 10%. Còn nếu không có thể cao hơn nữa”, chuyên gia này nói thêm.
Trao đổi với VnExpress.net, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương (Chủ tịch Quỹ Đầu Tư TranInvest) cho rằng để giải quyết câu chuyện lạm phát ở Việt Nam, bên cạnh những giải pháp trước mắt nêu trên, cơ quan quản lý cần có những giải pháp “dài hơn” hơn để khắc phục những yếu kém của nền kinh tế.
Chia sẻ khá nhiều quan điểm với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, ông Chương cũng cho rằng lạm phát tại Việt Nam có tính khứ hồi: “đến nhanh, đi ngắn và quay lại ngay”. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do những mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn, công nghệ, chất lượng và năng suất lao động…) không được giải quyết tận gốc.
Theo ông Chương, trong 3 năm trở lại đây, Trung Quốc giữ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và cung tiền xấp xỉ 20%, còn Việt Nam là 33-35%. Như vậy nền kinh tế đã hấp thụ lượng vốn quá lớn để tạo ra tốc độ tăng trưởng chỉ bằng 2/3 của Trung Quốc. Điều này càng tạo ra nguy cơ lạm phát khứ hồi ngay sau khi được "chữa trị" bằng các giải pháp tình thế.
Cũng theo các chuyên gia kinh tế, do các nhóm hàng lương thực - thực phẩm, giao thông, giáo dục, y tế... co cơ cấu lớn trong rổ hàng hóa tính CPI, nên lạm phát tăng cao sẽ tác động trực tiếp đến túi tiền, chi tiêu người lao động và an sinh xã hội.
Một người thu nhập danh nghĩa không đổi trong 3 năm qua thì hiện thu nhập thực của họ đã giảm 50%. Cộng với sức ép giá cả ở hàng loạt mặt hàng thì gánh nặng đảm bảo mức sống, phúc lợi cho người dân, đặc biệt là ngưỡng nghèo, cận nghèo sẽ là bải toán lớn đối với cơ quan quản lý trong 6-7 tháng cuối năm”, Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh nhận định.
Theo Bạch Hường - Nhật Minh
VnExpress
 
275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Nhà mình đi đâu hết cả thế này. Em dọn nhà pha cafe nhá ! ~O)~O)~O)~O)~O)
Ngày nào em cũng làm một ly mới tỉnh táo đc, kiểu này mai sau bầu bì thì biết cai ra răng đây !
Chúc cả nhà một tuần mới vui vẻ và hp nhé ! @};-
 
34
0
0

ngodong9

New Member
Trả lời: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Vắng chị HG cả nhà mình lại vắng theo thế này
ai có thông tin gì mới post lên tham khảo nào
 
1,505
0
0

Đồng Nát

<b>TB.</b> <span color="#ff0000">ACNM</span>
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Bác HuongGiang cho em hỏi trường hợp này với. Bà dì họ nhà em ở quê được ít tiền đền bù 1.7 tỷ muốn gửi bank thì nên chọn thời hạn nào và lãi suất thỏa thuận ra sao. Cám ơn bác nhiều nhiều!
 
455
0
0

Meyeuconhat

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

USD 20.680
c.HG ơi giá này mua được ko ah :)
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Hôm t2 chị vừa bán hộ 2000$ trên ... giá 20.680 đấy, cao hơn bank đc 10đ. Tháng nào cũng phải bán, nh` lúc cũng tiếc mà chạ làm j được :p .
 
Top