TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Các NHTM bất ngờ nâng tỷ giá

Tỷ giá USD tăng mạnh nhất là ở Eximbank với 70 đồng giá mua vào và 150 đồng giá bán ra so với buổi sáng.
Cuối buổi sáng nay, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) bất ngờ tăng mạnh tỷ giá USD so với buổi sáng, chủ yếu ở chiều bán ra.
Cụ thể, Ngân hàng CP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) niêm yết tỷ giá ở 20.650 – 20.800 đồng/USD (mua vào – bán ra), tăng 20 đồng giá mua vào và 90 đồng giá bán ra so với đầu giờ sáng. Ngân hàng Á Châu (ACB) niêm yết tỷ giá 20.610 - 20.750 đồng/USD, tăng 20 đồng giá mua vào và 50 đồng giá bán ra. Ngân hàng TMCP XNK Việt Nam (Eximbank) niêm yết ở 20.650 – 20.850 đồng/USD, tăng 70 đồng mua vào và 150 đồng giá bán ra.
Nguyên nhân các NHTM đẩy tăng tỷ giá hiện tại vẫn chưa rõ.

Đầu giờ sáng, các NHTM giao dịch tỷ giá phổ biến ở mức 20.590 – 20.670 đồng/USD, tăng 40 đồng so với hôm qua. Tỷ giá trần áp dụng cho các Ngân hàng thương mại hôm nay là 20.880 đồng/USD.
Tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng ngày 17/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 20.673 đồng/USD, giảm 5 đồng so với ngày 16/5 và là mức thấp nhất gần 2 tháng qua. Trong tháng 5, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng đã giảm 30 đồng. So với mức kỷ lục 20.733 đồng hôm 19/4, tỷ giá đã giảm 60 đồng.

Tại Sở GD NHNN, tỷ giá USD hôm nay được mua vào bán ra ở 20.600 – 20.880 đồng, giảm 5 đồng bán ra so với ngày hôm qua.

Thanh Bình
Theo VCB, Eximbank, ACB, SBV
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chị HG ơi, biết là rất bận, nhưng lúc nào keng keng chị nhớ vào đây thức bọn em với nhé, Yêu chị :-*
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Xem ảnh ở Sunspa đẹp thế, lại tiếc có lần cùng nhà LG đi nghỉ đông ở đó, lạnh thôi rồi nên chỉ ngó biển hứng gió được thôi :p.

@ mẹ HG: em cứ nhìn $ của VCB lên là khoái, chạ cần bít lí do hehe.
 
216
0
0

mebekevin

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Xem ảnh ở Sunspa đẹp thế, lại tiếc có lần cùng nhà LG đi nghỉ đông ở đó, lạnh thôi rồi nên chỉ ngó biển hứng gió được thôi :p.

@ mẹ HG: em cứ nhìn $ của VCB lên là khoái, chạ cần bít lí do hehe.
Oài, em cũng đang mong có một phép mầu nào đó, thổi cho nó lên nhanh nhanh nhanh nhanh, em sắp đến hồi phải "nộp mạng" rùi huhuhuhu
 
10
0
0

cunbong_kfc

New Member
Trả lời: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

các chị ơi e đang có ít tiền muốn gửi tiết kiệm thì gửi ở ngân hàng nào lãi cao ạ?gửi ở ngân hàng cổ phần liệu có sợ rủi ro ko ạ?
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Em vào quét nhà, pha trà mời mọi ng ghé chơi, chờ mẹ Hương Giang đỡ bận thì về nhà mình nào :x .
 
4,154
2
38

Mít và Nem

Active Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Alô nhà mình có ai có số của MeMitMuot thì cho em xin nhé, hôm nay em phải giao cá cho chị ý ạ. Cảm ơn mọi người.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chuyên gia Trần Du Lịch dự báo về tỷ giá đôla Mỹ cuối năm 2011


Theo ông Lịch, giá đô la Mỹ vào cuối năm sẽ xoay quanh mức 21.000 đồng.
Trong hơn 1 tháng nay, giá đô la Mỹ đứng ở mức ổn định và thậm chí có xu hướng giảm. Các chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra khá nhiều dự báo về tỷ giá đô la Mỹ và đồng Việt Nam vào cuối năm, đa số đều cho rằng tỷ giá sẽ ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch trong buổi hội thảo về kinh tế vĩ mô tác động lên doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào do Ngân hàng Quốc tế (VIB) tổ chức ngày 27-5 cho rằng cán cân tổng thể của Việt Nam trong năm nay có khả năng dương 1 tỉ đô la Mỹ với nếu Chính phủ điều hành khéo. Theo ông Lịch, giá đô la Mỹ vào cuối năm sẽ xoay quanh mức 21.000 đồng. “Trên khía cạnh đầu tư, nếu bây giờ có đô la Mỹ tôi sẽ bán lấy tiền đồng gửi ngân hàng lãi suất 14%, rồi đến cuối năm mua lại thì chắc chắn có lời”, ông Lịch nói.
Tuy nhiên, phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần cho rằng nhận định trên hơi có phần lạc quan, và theo ông đánh giá thì giá đô la Mỹ vào cuối năm sẽ vào khoảng 21.500 đồng. Vị này cho biết đến khoảng quí 3, quí 4 có khả năng áp lực lên tỷ giá sẽ quay trở lại.
Ông giải thích hiện nay Việt Nam vẫn đang nhập siêu, trong khi các doanh nghiệp lại đang vay đô la Mỹ bán lấy tiền đồng để kinh doanh và đợi trong tương lai tiền về sẽ đem trả ngân hàng. Như vậy là một lượng cung ngoại tệ trong tương lai đã được mượn trước và dùng vào hiện tại, vì vậy ở quí 3, quí 4 khi cầu ngoại tệ không giảm mà cung giảm sẽ tạo áp lực lên tỷ giá.
Tỷ giá ở mức nào sẽ phụ thuộc vào chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nếu chênh lệch lãi suất tiền đồng và đô la Mỹ đủ hấp dẫn, người dân sẽ tiếp tục nắm giữ tiền đồng, nếu chênh lệch giảm đi thì có khả năng người dân chuyển sang giữ tài sản bằng ngoại tệ. Theo vị này đánh giá, lãi suất cao hiện nay sẽ không thể nào được duy trì quá lâu vì thực tế không có doanh nghiệp nào muốn vay với lãi suất hiện tại. Như vậy, khả năng chênh lệch giữa lãi suất đồng và đô la Mỹ bị rút ngắn vào gần cuối năm là có thể, vị này nói.
Một báo cáo mới của ngân hàng HSBC cho rằng thâm hụt thương mại ngày càng tăng sẽ tác động đến niềm tin của thị trường và sau đó một lần nữa sẽ tạo áp lực lên đồng nội tệ vốn đang khá ổn định gần đây. Tăng trưởng xuất khẩu tháng 5 của Việt Nam đạt 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu tăng 28,1%, khiến thâm hụt thương mại tháng 5 của Việt Nam là 1,7 tỉ đô la Mỹ, mức cao nhất trong 17 tháng gần đây.
Nhập siêu cũng là vấn đề mà Ngân hàng Standard Chartered Bank cảnh báo. Trong báo cáo gần đây của mình, ngân hàng này dự báo rằng tỉ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ cuối năm nay sẽ vào khoảng 21.800 đồng. “Mặc dù thị trường đang phản ứng tốt với các chính sách ổn định đồng nội tệ trong vài tuần nay, chúng tôi vẫn nhìn thấy rủi ro tình hình lạm phát có thể xấu đi”, báo cáo nói.
Nếu các biện pháp ổn định thị trường không có tác động nhiều, ngân hàng này dự báo sẽ có một đợt giảm giá nhẹ của tiền đồng so với đô la Mỹ vào quí 3 năm nay. Các chuyên gia cho rằng bài toán lãi suất và tỷ giá của Việt Nam sẽ không thể nào giải quyết được cho đến khi giải quyết được bài toán nhập siêu.

Theo Thủy Triều
Thời báo kinh tế Sài Gòn
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Vốn tiết kiệm băn khoăn chọn cửa đầu tư
Trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, các NĐT nhỏ lẻ cần tìm nơi trú ẩn ổn định và an toàn, không nên mạo hiểm với đồng vốn.
Các kênh đầu tư mà những người có vốn nhàn rỗi có thể xem xét là gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ.
Theo ông Thành, hiện nay có một thực tế là không ít người Việt Nam thuộc tầng lớp trung lưu trở lên có khoản tiền để dành tương đối lớn, nhưng băn khoăn không biết bỏ tiền vào đâu để vừa bảo toàn, vừa sinh lời đồng vốn.

Nguyên nhân là hầu hết thị trường đầu tư truyền thống như TTCK, thị trường bất động sản, ngoại tệ và thậm chí cả thị trường vàng đều có xu hướng không rõ ràng và u ám, nên các nhà đầu tư nhỏ lẻ không dễ dàng để đưa ra bất kỳ một quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào.

Tuy nhiên, đôi khi rủi ro của người này lại là cơ hội cho người khác, cũng như trong lúc thị trường trầm lắng, đi xuống lại là cơ hội để những người có nguồn vốn thực đầu tư dài hạn.

Quá trình đầu tư phải tính bằng năm và mỗi người khi lựa chọn thời điểm và thị trường đầu tư đều phải xem xét rất kỹ càng các biến số kinh tế như chỉ số lạm phát, xu hướng thị trường tiền tệ, xu hướng giá cả một số nguyên liệu cơ bản trên thế giới, cũng như động thái chính sách của cơ quan quản lý nhà nước.
Nhận xét về các kênh đầu tư cơ bản tại Việt Nam hiện nay, ông Thành cho rằng, dù đã đi vào hoạt động trên 10 năm, nhưng trên TTCK Việt Nam hiện vẫn có từ 70% đến 80% là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không nắm bắt được những khúc mắc của thị trường, thường hay mua bán theo cảm tính hoặc theo thông tin rỉ tai, tâm lý đám đông. Đây là nhóm nhà đầu tư dễ bị đưa vào “bẫy”, dẫn tới thua lỗ nặng nề. Đồng thời, trong thời điểm hiện nay, TTCK đang lao dốc không phanh, chưa tìm ra thông tin tích cực nào hỗ trợ, do vậy nhà đầu tư nhỏ lẻ nên thận trọng với việc tham gia TTCK, vì rủi ro quá lớn so với số vốn có hạn của mình.
Trong khi đó, đầu tư bất động sản có đặc điểm là cần nguồn vốn lớn, trong khi thanh khoản hiện khá èo uột. Nếu đầu tư vào thị trường này, khả năng “om” vốn là rất cao. Thực tế, nếu tính toán sức chứa của các đô thị mới, các dự án đã và đang triển khai, thì chắc chắn là cung sẽ vượt cầu. Bên cạnh đó, giá bất động sản đang ở mức cao và nguy cơ bong bóng là có thực.
V
"Với lãi suất cao như hiện nay, chắc ăn nhất là gửi tiền tiết kiệm trong ngân hàng và mua trái phiếu của Nhà nước. Còn về dài hạn, nhà đầu tư cá nhân vẫn nên lựa chọn vào lĩnh vực niệc góp vốn kinh doanh trong thời điểm này cũng cần hết sức thận trọng. Các DN nếu vay quá nhiều vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất - kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn, bởi lãi suất quá cao. Lãi suất huy động của các ngân hàng được quy định là 14%/năm, nhưng thực tế cao hơn rất nhiều, khoảng 17 - 20%/năm; đồng thời, lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên tới 26%/năm. Do vậy, với lãi suất cho vay vào khoảng 27 - 30%/năm thì rất ít DN có thể kiếm được lợi nhuận cao đến như vậy để trả lãi cho ngân hàng.
Do đó, theo ông Thành, trong thời điểm thị trường còn đang chưa rõ xu hướng như hiện nay, những người có vốn nhàn rỗi nên tìm nơi trú ẩn ổn định và an toàn, không nên mạo hiểm.ào an toàn nhất, chứ không nên tìm cách tối đa hóa lợi nhuận, bởi lợi nhuận cao luôn tương ứng với rủi ro rất cao. Trong khi đó, các yếu tố như tiềm lực vốn, nguồn thông tin…, các nhà đầu tư đều kém thế so với nhà đầu tư tổ chức", ông Thành khuyến nghị.
Theo Hồng Dung
Đầu tư chứng khoán
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Chọn kênh đầu tư nào hiện nay?

http://www.webtretho.com/forum/f26/chon-kenh-dau-tu-nao-hien-nay-802310/Chọn kênh đầu tư nào hiện nay?

Trong cơ chế thị trường, đây là câu hỏi thường xuyên được đặt ra. Trong bối cảnh lạm phát và kiềm chế lạm phát hiện nay, câu hỏi này lại càng được đặt ra nhiều hơn.


Thị trường bất động sản được dự đoán sẽ sôi động trở lại, bắt đầu từ giữa hoặc cuối năm 2012 (ảnh: internet).

Trước hết, cần lướt qua tốc độ tăng, giảm giá trên các kênh trong 5 tháng qua, vì đây tuy là quá khứ, nhưng “quá khứ là kinh nghiệm”.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng qua tăng khá cao, trong đó có những nhóm, mặt hàng tăng cao hơn tốc độ chung. Tới đây, CPI của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng và tính chung cả năm có thể sẽ vượt 12,63% của năm 2007, năm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thậm chí có thể vượt qua mốc 15%!

Những người đang sản xuất, kinh doanh hàng hóa, nếu vay vốn để giữ hàng trong điều kiện vay vốn khó, lãi vay, cộng với tiền thuê mua địa điểm sản xuất, kinh doanh cao như hiện nay, thì lợi nhuận cũng rơi vào túi ngân hàng và vào túi chủ cho thuê mặt bằng.

Còn sản xuất, kinh doanh bằng vốn của mình, nếu lợi nhuận thấp, do tốc độ tăng giá chậm lại với mức thấp hơn mức lãi suất tiết kiệm hiện nay (1,16%/tháng), thì gửi tiết kiệm còn hơn.

Giá vàng trong nước mấy năm qua tăng rất cao, gần như cao nhất trong các kênh; nhiều người đã thốt lên “vàng bỏ ống cũng có lãi”. Tuy nhiên, giá vàng trong nước đã chuyển từ tình trạng cao hơn giá thế giới trong nhiều thời gian trước (có lúc cao hơn đến 3 triệu đồng/lượng), sang tình trạng thấp hơn giá thế giới.
Vì vậy, theo người viết, việc mua vàng cần lưu ý tới hai điểm.

Một, cần tính đến khả năng tỷ suất lợi nhuận có đạt cao hơn lãi suất tiết kiệm với mức lãi suất tiết kiệm tối thiểu là 14%/năm, với mức giá vàng hiện tại 37,5 triệu đồng/lượng, thì sau một năm giá vàng sẽ phải đạt trên 43,2 triệu đồng/lượng thì mới có lợi, cũng tức là giá vàng thế giới phải vượt qua mức 1.710 USD/ounce? Điều đó là khó xảy ra.

Hai, cần lưu ý, khi giá tăng cao, sẽ xảy ra hiện tượng bán chốt lời.

Giá USD hiện có một số điểm đáng lưu ý. Sau động thái tăng mạnh tỷ giá VND/USD vào 11/2, việc kiểm tra, thanh tra các điểm thu đổi ngoại tệ sau đó, thị trường ngoại tệ tự do đã thu hẹp, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức đã giảm mạnh, thậm chí có lúc, có nơi ở thị trường tự do còn thấp hơn thị trường chính thức. Giá USD khá ổn định, khó có thể tăng lên theo định kỳ (khoảng 6 tháng một lần) như trước đây. Vì vậy, có lẽ không nên mua USD.

Trong khi đó, sau một thời gian tăng rất cao, hiếm có kênh đầu tư nào sánh được, thị trường bất động sản đang có sự chững lại, người bán thì vất vả, muốn đẩy nhanh để thu hồi vốn và trả lãi; người mua thì chần chừ, chờ giá thấp nữa mới mua.

Theo khu vực, địa bàn Hà Nội có mặt bằng giá rất cao, trong khi Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu,... có mặt bằng giá thấp hơn nhiều; do đó, có một dòng vốn đang từ khu vực Hà Nội “chạy” về các tỉnh, “chạy” vào trong Nam để đầu tư. Cũng vì vậy mà khu vực Hà Nội sẽ chững lại và giảm, khu vực các tỉnh lẻ, phía Nam tưởng sẽ đắt lên, nhưng do nguồn vốn đầu tư vào bất động sản ở phía Nam chủ yếu là nguồn vốn vay, nên cũng khó tăng.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản cũng được dự đoán sẽ sôi động trở lại, bắt đầu từ giữa hoặc cuối năm 2012. Dự đoán này xuất phát từ nhiều yếu tố. Tăng trưởng kinh tế năm 2012 sẽ cao hơn 2011 và 2010. Nhu cầu đầu tư và mua sắm bất động sản sẽ được phục hồi. Dân số Việt Nam hàng năm vẫn tăng gần 1 triệu người; nhu cầu tăng do tách hộ, con cái ra ở riêng. Lượng Việt kiều về nước định cư hoặc mua nhà chuẩn bị cho việc định cư sẽ tăng mạnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản nói riêng sẽ phục hồi. Giá bất động sản chững lại hoặc giảm xuống cũng sẽ là thời điểm cho việc mua vào.

Thị trường chứng khoán hiện đang ở vùng đáy, cả về điểm số, cả về dòng tiền, cả về tâm lý. Tuy nhiên, “vùng đáy” cũng là một vùng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư dũng cảm và thông minh để có thể thu được tỷ suất lợi nhuận cao; còn các nhà đầu tư khác thì chưa nên gia tăng đầu tư vốn vào lúc này, ít nhất cũng từ nay đến hết tháng tám.

Những người có lượng tiền lớn, có kinh nghiệm trong đầu tư, thì việc gửi tiết kiệm có thể được lựa chọn để tạm trú, chờ cơ hội đầu tư vào những kênh có lãi thực cao hơn?

Theo Dương Ngọc: http://www.info.vn/kinh-te/tin-cap-nhat/79893-chon-kenh-dau-tu-nao-hien-nay.html
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Những sức ép ẩn mình


Không loại trừ khả năng tiền đồng đã được pháp nhân rút ra và gửi lại cho ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao dưới tên thể nhân.
Tiền đồng doanh nghiệp rút ra cao hơn tăng trưởng tín dụng
Theo công bố của Thống đốc NHNN, tính đến ngày 23-5-2011 tín dụng tăng trưởng 6,2% so với cuối năm ngoái, tương đương số tuyệt đối 135.800 tỉ đồng. Tăng trưởng huy động vốn cùng thời gian trên là 1,48%. Trong huy động tiền đồng, tiền gửi của dân cư tăng 107.300 tỉ đồng, không bù đắp nổi tiền gửi của tổ chức kinh tế giảm 156.700 tỉ đồng.
Không loại trừ khả năng tiền đồng đã được pháp nhân rút ra và gửi lại cho ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao dưới tên thể nhân. Cá nhân mặc cả lãi suất tiền gửi với ngân hàng dễ hơn doanh nghiệp.
Đáng chú ý là tiền gửi của doanh nghiệp giảm mạnh hơn tăng trưởng tín dụng tới 20.900 tỉ đồng, một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra suốt những năm qua. Ngân hàng là trung gian, là cầu nối giữa người có tiền nhàn rỗi và người cần tiền để tiêu dùng, kinh doanh. Bản chất của hoạt động tín dụng cũng nằm ở điểm này. Nay doanh nghiệp rút tiền ra có thể hiểu là do lãi suất vay quá cao, họ phải tìm những nguồn vay khác và tận dụng những nguồn sẵn có. Tiền gửi ngân hàng của tổ chức kinh tế là một trong những nguồn sẵn có đó.
Thực tế có đúng như vậy? Vẫn còn những phỏng đoán khác. Không loại trừ khả năng tiền đồng đã được pháp nhân rút ra và gửi lại cho ngân hàng nhằm hưởng lãi suất cao dưới tên thể nhân. Cá nhân mặc cả lãi suất tiền gửi với ngân hàng dễ hơn doanh nghiệp. Sự phỏng đoán này không phải không có cơ sở nếu nhìn vào tín dụng ngoại tệ dưới đây.
Được ưa chuộng vẫn là ngoại tệ

Khi tỷ giá ổn định và đô la Mỹ đã mất giá khoảng 1,4% trong tháng qua so với tiền đồng, một bộ phận người dân đã bán ngoại tệ lấy tiền đồng. Nói một cách khác, một phần tiết kiệm ngoại tệ đã dịch chuyển sang tiết kiệm nội tệ, nhưng không phải tất cả.
Thứ nhất tăng trưởng huy động vốn bằng ngoại tệ năm tháng đầu năm lên tới 18,84% trong khi tăng trưởng huy động tiền đồng âm 2,75%. Nghĩa là tăng trưởng huy động vốn chung dương là nhờ hoàn toàn vào tiền gửi ngoại tệ. Ở đây doanh nghiệp gửi ngoại tệ nhiều hơn hẳn người dân vì tiền gửi ngoại tệ của dân cư chỉ tăng 8,63%, thấp hơn nhiều mức tăng chung 18,84% kia. Điểm nhấn thứ hai là tăng trưởng dư nợ ngoại tệ tới 18,9% so với cuối năm ngoái.
Tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng nhiều hơn tiền gửi đồng Việt Nam
Như vậy tiền gửi ngoại tệ vẫn tăng nhiều hơn tiền gửi đồng Việt Nam. Không phải tất cả những người sở hữu ngoại tệ đều bán nó đi, không ít người vẫn nắm giữ nó, chứng tỏ lòng tin vào đồng nội tệ đã được khôi phục song còn ở mức thấp.
Điểm nhấn thứ hai nói trên cho thấy doanh nghiệp đang chuộng vay ngoại tệ (người dân không được vay đô la Mỹ, do đó tăng trưởng tín dụng ngoại tệ hoàn toàn là của doanh nghiệp) bởi lãi suất ngoại tệ thấp và tỷ giá ổn định. Khúc mắc còn lại là vì sao doanh nghiệp gửi nhiều ngoại tệ, chính xác hơn là giữ nhiều đô la Mỹ trên tài khoản? Lãi suất tiền gửi đô la Mỹ của doanh nghiệp chỉ có 1%/năm, còn tiền đồng là 14%/năm, chênh lệch 13%/năm, mà vẫn giữ ngoại tệ?

Khả năng lớn nhất là số ngoại tệ này đã được hoạch định để thanh toán nhập khẩu, để trả nợ vay ngoại tệ chuẩn bị đáo hạn. Cho dù lý do là gì, ẩn số của nó đang là dấu hỏi về cách ứng xử đối với đô la Mỹ trong ngắn hạn và góc nhìn về giá trị đồng nội tệ trong dài hạn.
Những sức ép ẩn mình

NHTM bán ngoại tệ để lấy tiền đồng quay vòng.

Sẽ đến thời điểm những khoản vay ngoại tệ đáo hạn.

Trạng thái ngoại hối âm của một số ngân hàng không thể duy trì mãi, nó phải trở về điểm cân bằng là dương.
Việc bán ngoại tệ huy động lấy tiền đồng cũng phải đổi lại bằng việc mua ngoại tệ lại để trả cho người gửi đô la Mỹ.
Các doanh nghiệp được vay ngoại tệ, khi vay phải bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy tiền đồng. Thành ra vay ngoại tệ, nhưng lại tạo sức ép lên tiền đồng, đồng thời tạo cung đô la Mỹ tạm thời, làm tỷ giá ổn định ở chiều đồng Việt Nam lên giá so với đô la Mỹ. Mặt khác do lãi suất cao, NHNN hút tiền đồng về nhiều hơn bơm ra, đang tạo nên sự khan hiếm thanh khoản tiền đồng và thiếu vốn thực sự trong nền kinh tế, đẩy giá thành vốn tăng lên. Động thái này đã buộc một số ngân hàng phải bán ngoại tệ lấy tiền đồng quay vòng. Họ không chỉ bán ngoại tệ, làm trạng thái ngoại hối của bản thân âm, mà nhiều lúc còn bán cả ngoại tệ huy động được. Điều này giải thích vì sao tiền đồng liên tục lên giá so với đô la Mỹ suốt những tuần vừa qua.
Tuy nhiên, sẽ đến thời điểm những khoản vay ngoại tệ đáo hạn. Trạng thái ngoại hối âm của một số ngân hàng không thể duy trì mãi, nó phải trở về điểm cân bằng là dương. Việc bán ngoại tệ huy động lấy tiền đồng cũng phải đổi lại bằng việc mua ngoại tệ lại để trả cho người gửi đô la Mỹ.
Tỷ giá sẽ thế nào nếu cả ba hành vi trên xảy ra cùng lúc? NHNN phải có nguồn dự trữ ngoại hối để can thiệp. Song điều chúng ta thấy là ngoại tệ đang được NHNN mua ở mức độ cầm chừng và quy mô của quỹ dự trữ ngoại hối vẫn là bí mật quốc gia. Người Việt Nam dễ dàng biết được dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore… thậm chí biết được cả tháng trước, tháng này dự trữ ngoại hối của Trung Quốc có thêm bao nhiêu tấn vàng, nhưng của nước mình thì không biết!
Theo Hải Lý
TBKTSG
 
16
0
0

thuvan

New Member
Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chị Hg ui,

Tháng này mình nên gửi tiết kiệm hay sao chị? Cũng kỳ hạn đó và lsuất đó luôn sao chị? Um... nếu vậy khi lãnh lãi hàng tháng, em lấy lãi mua vàng (sao khi trừ chi phí cần xài trong tháng) thì có phải là cách hay?

Cám ơn chị.

PS: mà sao dạo này mọi người đâu hết cả rồi, em cứ thấy dừng lại ở trang 88 này hơi bi lâu :)
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Đồng Việt Nam tăng giá: Rủi ro dài hạn
Với xu hướng nhập siêu đang gia tăng, thử thách đối với sự ổn định của tỷ giá USD/VND là mùa cao điểm thanh toán cuối năm.
Rõ ràng, điều chỉnh tỷ giá cộng với hàng loạt biện pháp quản lý khác đã mang lại sự ổn định trước mắt cho thị trường. Tuy nhiên, điều này lại làm nảy sinh những thực tế mới có thể gây ra lo ngại trong dài hạn.
Ngày 15/6, tỷ giá liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đã ở mức 20.618 VND/USD - giá USD ở mức thấp nhất trong vòng ba tháng qua từ khi cơ quan này điều tỷ giá để hạ nhiệt USD. VND đã lên giá một mức đáng kể.
Tình huống phát sinh
Chưa bao giờ, cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các giải pháp chống đô-la hóa trong nền kinh tế một cách mạnh mẽ và quyết liệt như từ đầu năm 2011 đến nay. Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá tăng cao đến hơn 9% vào đầu tháng 2/2011, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp thực hiện các điều chỉnh cả kỹ thuật và hành chính nhằm giảm các hiện tượng và tác động của đô la hóa trong nền kinh tế.
Đầu tiên phải kể đến việc huy động nhiều lực lượng vào cuộc để chấn chỉnh hoạt động giao dịch USD trái phép, dẹp thị trường chợ đen khá rầm rộ. Liền đó, Ngân hàng Nhà nước đã hai lần yêu cầu tăng dữ trữ bắt buộc ngoại tệ lên mức khá cao; đồng thời, liên tiếp hạ lãi suất huy động USD xuống hiện nay chỉ còn 2% cho cá nhân và 0,5% cho các tổ chức. Mới đây nhất, một dạng "kết hối" đã được thực thi khi cơ quan nhà nước yêu cầu các DN nhà nước phải bán lại toàn bộ USD cho ngân hàng và khi cần được mua lại.
Tất cả những biện pháp này đã phát huy tác dụng khi thị trường chợ đen "xẹp hẳn", hoạt động giao dịch giảm, tỷ giá chợ đen trước đây cao hơn tỷ giá chính thức thì nay đã giảm bằng thậm chí thấp hơn tỷ giá ngân hàng. Sự chi phối của USD chợ đen đối với thị trường ngoại tệ đã bị xóa bỏ.
Bên cạnh đó, các biện pháp được xem là vừa khuyến khích, vừa cưỡng ép đã làm giảm sự găm giữ USD trong dân cư và tổ chức, giúp làm tăng nguồn cung USD trên thị trường. Những số liệu báo cáo cho thấy, tỷ lệ huy động USD đang giảm trong VND tăng lên tỷ lệ thuận với xu hướng bán USD để giữ tiền đồng của người dân.
Nguồn cung tăng khiến cho các ngân hàng dồi dào ngoại tệ, và như môt lẽ tất yếu, tỷ giá bước vào một giai đoạn điều chỉnh giảm kéo dài. Điều này khiến VND lên giá một cách đáng kể so với USD. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các biện pháp đều được nhận định và đúng hướng nên đã nhanh chóng tạo ra sự bình ổn được cho là sẽ kéo dài ít nhất đến cuối năm của tỷ giá. Điều đó làm giảm những tác động tiêu cực lên nền kinh tế; góp phần gia tăng niềm tin vào VND.
Có thể nói, cùng với hiệu quả bước đầu của chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát thì hiệu quả của chính sách đối với USD là điểm nhấn đáng kể của tiền tệ những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, thực tế trên đây cũng làm nảy sinh những tình huống mới. USD xuống thấp và được dự đoán là có sự ổn định khá dài, lãi USD thấp trong khi lãi suất VND lên cao đã khiến tín dụng USD tăng cao. Các số liệu mới đây cho thấy, xu hướng DN chuyển sang vay ngoại tệ. Theo báo cáo của các TCTD, trong gần 5 tháng đầu năm 2011, thanh khoản bằng ngoại tệ của TCTD được đảm bảo, nhưng tín dụng bằng ngoại tệ tăng ở mức khá cao. Tính đến 23/5, lượng vốn ngoại tệ các ngân hàng cho vay với nền kinh tế tăng tới 18,9% trong khi tín dụng nội tệ chỉ tăng 2,59%.
Theo các chuyên gia ngân hàng, tín dụng ngoại tệ tăng cao sẽ gây sức ép lên hệ thống ngân hàng cả trong hiện tại cũng như tương lại khi đến kỳ trả nợ. Hơn nữa, tín dụng USD tăng cũng là biểu hiện chưa thành công trong việc chống đô la hóa. Bởi vì xét cho cùng, USD vẫn được ưu dùng và điều này trước sau gì cũng gây sức ép lên tỷ giá hối đoái của quốc gia.
Lo ngại trước tình hình này, Bộ Kế hoạch Đầu tư vừa cảnh báo sự tăng trưởng tín dụng USD. Đây là hậu quả của lạm phát nhưng cũng là tình huống mới nảy sinh từ các chính sách tiền tệ trong năm nay mà việc xử lý dường như chưa lường hết.
Bên cạnh đó, USD giảm sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và có lợi cho nhập khẩu. Đối với một nước đang chật vật chống nhập siêu thì điều này là một bất lợi. Hồi đầu năm, khi điều chỉnh tăng tỷ giá lý do được đưa ra là hỗ trợ xuất khẩu và chống nhập siêu. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay thì điều này liệu có bị ảnh hưởng.
Chưa có chứng minh nào về việc giảm tỷ giá gây tác động tăng nhập siêu ra sao. Tuy nhiên, với tốc độ nhập siêu tháng 5 là 1,4 tỷ USD, bằng xấp xỉ 22,7% kim ngạch xuất khẩu và là tỷ lệ nhập siêu cao nhất trong 5 tháng đầu năm. Nhập siêu 5 tháng đầu năm 2011 ước xấp xỉ 6,6 tỷ USD, bằng xấp xỉ 19% kim ngạch xuất khẩu, cao hơn mục tiêu đề ra là dưới 16%. Và ước nhập siêu 6 tháng đầu năm 2011 khoảng 7,5 tỷ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu. Đây thực sự là một điều đáng suy nghĩ nếu USD tiếp tục hạ giá.
Bên cạnh đó, việc dùng các biện pháp để ép tăng nguồn cung USD và Ngân hàng Nhà nước tích cực mua vào USD để tăng dự trữ sẽ khiến một nguồn VND lớn được đẩy ra thị trường. Như vậy buộc phải có các chính sách linh hoạt để hút về nếu không muốn nó trở thành một tác nhân gây khó cho chính sách thắt chặt tiền tệ.
Lặp lại rủi ro?
Trong dự báo mới đây, nhiều tổ chức tài chính lớn đều tin rằng, USD sẽ ổn định và có xu hướng giảm trong thời gian tới. Một số chuyên gia có thái độ khá lạc quan khi cho rằng, tỷ giá hiện nay không có gì phải lo ngại. Nếu tỷ giá chưa xuống dưới 20.000 đồng/USD thì mọi việc vẫn ổn. Vùng tỷ giá hiện nay là an toàn và thuận lợi cho việc điều hành.
Tuy nhiên, trước tình hình hình, đại diện Hiệp hội Ngân hàng đã bày tỏ quan điểm không nên để giá USD giảm hơn nữa. Việc USD liên tục giảm giá như vậy đã kích thích nhu cầu vay USD của các doanh nghiệp, khiến tín dụng ngoại tệ tăng, trong khi tín dụng VND lại giảm.. Dường như, đại diện cho những người đang trực tiếp kinh doanh dù có thể hưởng lợi ít nhiều trong tình hình hiện nay lại tỏ ra lo ngại những biến động về tương lai.
Trong khi đó, những diễn biến mới đây về tỷ giá đã khiến không ít các tổ chức nước ngoài phải thận trọng hơn khi xem lại các lập luận của mình để điều chỉnh dự báo chuẩn xác hơn. Tuy nhiên, có một điểm chung là tất cả đều cho rằng, tỷ giá USD sẽ tăng vào cuối năm và Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có thêm một đợt điều chỉnh tỷ giá theo xu hướng tăng.
Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Standard Chartered, ngân hàng sẽ có một đợt điều chỉnh tỷ giá nhẹ vào cuối năm. Tỷ giá có thể sẽ tăng lên 21.800 đồng. Ông Tai Hui - Trưởng bộ phận nghiên cứu Đông Nam Á của Standard Chartered, nhấn manhh, điều này dựa trên các yếu tố lạm phát, giá cả tăng cao. Thâm hụt thương mại và rủi ro từ mất giá tiền đồng. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục chuyển tài sản qua USD để nắm giữ. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể sẽ tránh được nhờ những chính sách như thời gian qua.
Nhớ lại những lần trước, mỗi lần USD điều chỉnh đều gây ra những tác hại đáng kể cho các nhà đầu tư và kinh doanh. Một tình huống tương tự đã từng xảy ra trong năm 2010, sau đợt điều chỉnh mạnh vào đầu năm khiến tỷ giá tăng cào và giữu được bình ổn trong một thời gian dài 7 tháng. Tại thời điểm đó, cũng đã xuất hiện sự chênh lệch lãi suất VND và USD nên khiến tín dụng USD tăng cao.
Các DN vay nhiều USD rồi chuyển ra VND để có nguồn vốn giá rẻ và đặt cược rủi ro vào sự ổn định của USD trong dài hạn, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia. Thực tế, đến cuối năm 2010 và đầu 2011, tỷ giá đã được điều chỉnh mạnh khiến những DN vay vôn USD chịu thiệt hại nặng. Đi kèm đó là những thiệt hại cho các nhà xuất nhập khẩu. Tất nhiên, cơ quan quản lý và nền kinh tế cũng gánh chịu những tác động không hề nhỏ.
Năm nay, tín dụng USD tăng cao và những dự báo tỷ giá tăng vẫn còn đó. Và đấy chính là một một nguy cơ rủi ro có thể lặp lại. Áp lực rủi ro đã từng xảy ra và đang tiếp tục tiềm ẩn trong tương lại. Chỉ khi nó xảy ra, DN khó khăn, nền kinh tế mất cân đối thì bài học mới thực sự được nhắc lại một cách ý nghĩa nhất.
Bên cạnh đó, với một chu kỳ trả nợ vào cuối năm nay và đầu năm tới. Cầu ngoại tệ trả nợ từ hoạt động vay ngoại tệ tăng mạnh từ đầu năm đến nay cũng là một yếu tố cần chú ý. Bởi vì, đó chính là thời điểm sự ổn định vốn dày công tạo dựng có thể trở nên mong manh và dễ bị phá vỡ.
Trong khi đó, với xu hướng nhập siêu đang gia tăng, thử thách đối với sự ổn định của tỷ giá USD/VND là mùa cao điểm thanh toán cuối năm. Nếu căng thẳng cung - cầu xảy ra, "quỹ" dự trữ ngoại hối có thể lại phải chia sẻ. Như thế, dự trữ mới cố gắng nâng lên đã đối mặt với nguy cơ bị suy giảm.
Trong khi đó, sự biến động tỷ giá tăng lên sẽ khiến cho giá cả thêm đắt đỏ khi rất nhiều hàng hóa và nguyên liệu phải nhập khẩu. Lạm phát sẽ bị ảnh hưởng, thêm một lần nữa nó sẽ gây khó khăn cho chống lạm phát và ổn định vĩ mỗ.
Ngoài ra, nếu có tình ép để tỷ giá giảm để thuận lợi trước, rồi buộc phải tăng mạnh thì điều đó lại một bất lợi nữa cho chính sách điều hành và niềm tin của người dân. Bởi vì, thị trường ngoại hối sẽ vẫn chưa có được sự ổn định và như thế, nhân tố đầu cơ và nắm giữ USD sẽ khó mà bị xóa bỏ.

Theo Minh Sơn
VEF
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Tương lai vẫn thuộc về đồng USD


Nhiều người đã đổi USD sang VND hoặc vàng. Nhưng nếu cho rằng USD đã “hết thời” thì... chưa chắc!
Tỷ giá mua bán USD/VND trên thị trường tự do cả tháng nay thấp hơn trong ngân hàng; tỷ giá niêm yết của các ngân hàng cũng bỏ xa mức tỷ giá trần mà NHNN cho phép. Nhiều người đã quyết định “đổi” USD sang VND hoặc vàng. Nhưng nếu cho rằng USD đã “hết thời” thì... chưa chắc!
Với sức mạnh của mình, nước Mỹ sẽ không dễ gì để Nhân dân tệ hay đồng Yên Nhật, hay bất cứ đồng tiền nào đó soán ngôi đồng USD.
Không có lửa làm sao có khói!
NHNN tỏ ra linh hoạt đến “khó hiểu” trong việc ấn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng mỗi ngày. Các NHTM vẫn chưa tìm ra một quy luật hay một lý do có căn cứ nào để đoán định về mức tỷ giá này của NHNN. Song có lẽ chính vì thế mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng trở nên “ý nghĩa” hơn, được các NHTM quan tâm hơn.
Ngày 8/6, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đang ở mức 20.600-20.829 đồng/USD. Tỷ giá trần áp dụng cho các NHTM là 20.785 đồng/USD, nhưng không ngân hàng nào bán ra với mức đó.

Vietcombank sáng 8/6 niêm yết tỷ giá (mua vào bán ra) ở 20.550-20.700 đồng/USD, tăng 20 đồng (mua vào) và 90 đồng (bán ra) so với sáng hôm trước đó. Tại ACB niêm yết tỷ giá ở 20.500-20.590 đồng, tăng 10 đồng giá mua vào và 20 đồng giá bán ra. Eximbank lại niêm yết ở 20.470-20.580 đồng; Vietinbank là 20.480-20.620 đồng/USD...

Như vậy, tỷ giá công bố giữa các NHTM khá “lộn xộn”, rất khác với trước đây - khi USD có vẻ khan hiếm thì mức tỷ giá niêm yết của các NHTM thường như nhau, chạm trần của NHNN, và chênh lệch giữa giá mua vào bán ra không đáng kể.

Có thể thấy rõ là tỷ giá mua bán USD trên thị trường tiếp tục dưới mức trần của NHNN; và khoảng cách giữa giá mua vào, bán ra đang ngày càng rộng.

Ngoài thị trường tự do, có ngày tỷ giá mua bán thấp hơn trong ngân hàng đến 80 đồng/USD. Những yếu tố trên cho thấy bên mua đang ở “cửa trên”. Do đó, các NHTM tiếp tục mua ròng ngoại tệ. Nhưng để kết luận cung USD đang nhiều hơn cầu thì chưa phải lúc. Vì sao?
Theo công bố của NHNN, tín dụng đối với nền kinh tế đến 19/5/2011 ước tăng 0,01% so với tháng trước, trong đó tín dụng bằng VND giảm 0,64%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 2,19% (cùng kỳ năm 2010 là 3,16%/năm).

Như vậy, cho dù NHNN đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhưng rồi cuối cùng, từ đầu năm 2010 đến nay, tín dụng ngoại tệ (tuy có giảm so với trước) vẫn chiếm ưu thế hơn so với VND.
Chính sự mất cân đối giữa huy động và cho vay bằng USD hiện nay sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng trong thời gian tới.

Trong khi đó, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 19/5/2011 ước tăng 0,56% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VND tăng 1,32%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 1,96%.

Chính sự mất cân đối giữa huy động và cho vay bằng USD hiện nay sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng trong thời gian tới. Đây là mối lo ngại về rủi ro tỷ giá rất lớn đối với ngân hàng và doanh nghiệp trong những tháng cuối năm.

Có lẽ lường trước điều này nên NHNN tiếp tục “ra tay” đối với USD, cho dù thị trường ngoại tệ đã ổn định hơn trước rất nhiều. Việc cấp tập ban hành các quy định về ngoại tệ của NHNN ngay trong những ngày đầu tháng 6 cho thấy điều đó.

Cụ thể, với Thông tư số 14/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức chỉ còn 0,5%/năm; của cá nhân là 2,0%/năm. Theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN ngày 1/6/2011, NHNN cũng đã điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ, áp dụng kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6/2011.

Không những thế, NHNN còn ban hành thông tư mở rộng đối tượng doanh nghiệp phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, bao gồm Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50%).

Chưa giải được bài toán lợi ích
Những chính sách này của NHNN một mặt làm tăng cung ngoại tệ, mặt khác làm giảm cầu ngoại tệ, về lý thuyết, sẽ làm cho vị thế của đồng USD trên thị trường yếu đi. Nhưng thực tế có diễn ra như vậy?
Thứ nhất, lãi suất huy động USD thấp sẽ khiến người dân chuyển sang gửi tiết kiệm bằng VND. Mức tăng tỷ lệ tiền gửi VND trong tháng 5 vừa qua đã cho thấy điều đó.

Thế nhưng, nếu tính theo năm thì lạm phát của Việt Nam vào tháng 5 đã lên đến 20%. Việc Chính phủ công bố điều chỉnh chỉ tiêu lạm phát năm nay lên 15% thay vì 12% như trước đây khó làm an lòng dân chúng, mà ngược lại người ta thấy rõ VND đã và đang ngày càng mất giá. Nên cho dù gửi tiết kiệm VND với lãi suất “vượt rào” của NHNN (trên 14%) cũng không ăn thua.

Do đó, chỉ những người có ít tiền nhàn rỗi mới tính chuyện chuyển qua VND gửi tiết kiệm lấy lãi cao hơn gửi USD; còn người dư dả thật sự thì VND không chắc đã phải lựa chọn lâu dài đối với họ.
Thứ hai, việc NHNN tăng dự trữ ngoại tệ sẽ làm tăng chi phí vốn đầu vào của các NHTM nhằm đẩy lãi suất cho vay bằng ngoại tệ lên. Nhưng cho dù lãi suất cho vay bằng USD lên đến 10%/năm (hiện đang là 7-8%/năm) thì so với lãi suất cho vay bằng VND đang ở mức trên 24%/năm chi phí vay bằng USD vẫn thấp hơn vay VND rất nhiều.

Không những thế, Thống đốc NHNN Việt Nam thừa nhận, việc giảm lãi suất cho vay VND còn phục thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt là chỉ khi CPI giảm thì lãi suất mới giảm. Mà rõ ràng CPI chưa thể giảm ngay được.

Các chuyên gia dự báo, khả quan lắm thì chỉ có thể giảm đà tăng của CPI từ quý III/2011 trở đi. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng tín dụng phải giảm, giảm rất mạnh. Nếu vậy lãi suất cho vay không thể giảm.
Thứ ba, tỷ giá USD/VND giảm đã khiến nhập khẩu tăng chóng mặt. 5 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 34,75 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ. Trong khi đó nhập khẩu ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng 29,5% so với cùng kỳ.

Nhập siêu 5 tháng gần 6,6 tỷ USD, chiếm hơn 18,9% kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ này cao hơn cả chỉ tiêu Quốc hội thông qua (18,0%) lẫn chỉ tiêu Chính phủ yêu cầu (16,0%).

Bộ Công Thương liên tiếp yêu cầu các bộ ngành liên quan phối hợp để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Thế nhưng thị trường luôn “đi trước một bước” so với chính sách. Bằng chứng là kim ngạch nhập khẩu ôtô dưới 9 chỗ đã tăng đột biến trước khi Thông tư 20 của Bộ Công Thương về hạn chế nhập khẩu ôtô có hiệu lực. Mặt khác, nếu tỷ giá giảm thì hàng hóa nhập khẩu sẽ rẻ đi, nhu cầu dùng hàng ngoại sẽ tăng...

Do cơ cấu kinh tế nước ta chưa thể chuyển dịch kịp nên xuất khẩu vẫn là hướng phát triển trong một thời gian nữa. Hỗ trợ xuất khẩu bằng cách làm cho đồng nội tệ mất giá ở mức nhất định vẫn là chính sách truyền thống của Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Một vấn đề khác, thời gian gần đây vị thế của đồng USD trên thị trường tiền tệ thế giới đã suy giảm. Thế nhưng với sức mạnh của mình, nước Mỹ sẽ không dễ gì để đồng Yên Nhật, đồng Nhân dân tệ, hay đồng tiền nào đó soán ngôi đồng USD.

Chính vì thế, với một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì USD sẽ vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia.

Chưa kể, trong một thời gian dài vừa qua, do phải can thiệp để ổn định thị trường, quỹ này đã bị hao hụt đáng kể, và đây là lúc thuận lợi để NHNN mua ngoại tệ vào để bù đắp sự hao hụt này.

Con số mua ròng khoảng 877 triệu USD của NHNN trong 5 tháng qua chưa phải là nhiều. Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết, nếu cung USD nhiều, NHNN sẽ tiếp tục mua vào để tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Tổng hợp những yếu tố trên cho thấy, trong trung hạn đồng USD vẫn chiếm ưu thế nhất định trong nền kinh tế.
 
62
0
0

Me Miu

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chào mẹ HG và các mẹ,

Lâu quá không vào nhà vì lý do tiền đã mua đất, phần còn lại gửi bank lấy lãi tiêu -> vì vậy chả làm gì nữa, không quan tâm lắm đến G, $ (hihi, thỉnh thoảng có mua 1 chút G tích trữ cho con, thế thôi). Mong cả nhà vẫn khỏe, vẫn tiếp tục chiến đấu để "bảo toàn vốn, đầu tư tài sản" như slogan của topic đã đề ra nhé!
 
37
0
0

Bingo yeu

New Member
Trả lời: Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Chào mẹ HG và các mẹ,

Lâu quá không vào nhà vì lý do tiền đã mua đất, phần còn lại gửi bank lấy lãi tiêu -> vì vậy chả làm gì nữa, không quan tâm lắm đến G, $ (hihi, thỉnh thoảng có mua 1 chút G tích trữ cho con, thế thôi). Mong cả nhà vẫn khỏe, vẫn tiếp tục chiến đấu để "bảo toàn vốn, đầu tư tài sản" như slogan của topic đã đề ra nhé!
Em dạo này cũng ko có tiền đầu tư gì cả, vì có ít vốn liếng nào là 2 vợ chồng em dôn vào hết mấy dự án của chồng rồi, nhưng em vẫn tàu ngầm topic để học hỏi kiến thức ạ.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Tỷ giá USD/VND tăng đột biến

Tỷ giá USD/VND tăng đột biến


Sáng nay (17/6), giá USD mua vào - bán ra theo biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng mạnh, cao nhất trong gần hai tháng qua.
Tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại đang ở mức cao nhất kể từ 22/4.

Đến cuối giờ sáng nay, giá USD bán ra của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ở mức 20.800 VND, mức cao nhất kể từ ngày 22/4/2011 (thời điểm bắt đầu có sự sụt giảm mạnh); mức giá mua vào cũng đã lên 20.700 VND. So với ngày hôm qua (16/6), mức tăng ghi nhận là 100 VND - mức đột biến trong thời gian gần đây.

Tại các ngân hàng thương mại khác, giá USD mua vào - bán ra cũng phổ biến là 20.700 - 20.800 VND. Đây cũng là lần đầu tiên sau khoảng một tháng qua tỷ giá của các ngân hàng thương mại cao hơn mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố áp dụng cho ngày hôm nay tiếp tục đứng yên ở mức 20.618 VND; tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng đứng yên ở 20.600 VND mua vào và 20.824 VND giá bán ra.

Những diễn biến trên là đáng chú ý khi các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước đến thời điểm này vẫn được giữ nguyên. Nhà điều hành cũng vừa công bố thông tin tích cực về tình hình của thị trường ngoại hối.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại hiện đã được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định, thị trường tự do được kiểm soát chặt chẽ. Lượng ngoại tệ thời gian qua các ngân hàng thương mại mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ bán ra.

Sáng nay, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cũng lạc quan khi cho rằng dự trữ ngoại hối trong hai tháng trở lại đây đã tăng lên mức cao (dù không công bố con số cụ thể), và áp lực đối với tỷ giá USD/VND từ nay đến cuối năm sẽ khác so với năm ngoái. Một thực tế thuận lợi mà Thống đốc nhấn mạnh là cán cân tổng thể năm ngoái thâm hụt hơn 3 tỷ USD, nhưng năm nay dự tính sẽ thặng dư khoảng 1 tỷ USD.

Bên cạnh đó, ông Giàu cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, nguồn kiều hối ước tính vẫn tăng khoảng 10% so với cùng kỳ, chứ không có sụt giảm như một số e ngại mà dư luận đặt ra, liên quan đến những chính sách “siết” vốn ngoại tệ.

Một thông tin khác cũng đáng chú ý, sáng nay Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến 10/6/2011, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã lên tới 22,21% so với cuối năm 2010.

Theo Minh Đức
VnEconomy
 
275
0
0

Me Hai An

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Cả nhà mình đi đâu hết rồi nhỉ. Chắc các mẹ đã có nơi có chốn đầu tư hết rồi đây.
Chị HG ơi, dạo này chị đi đâu đới ? em gọi tel cho chị cũng hổng đc, em đang có việc cần chị tư vấn đây ah !
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

Cả nhà mình đi đâu hết rồi nhỉ. Chắc các mẹ đã có nơi có chốn đầu tư hết rồi đây.
Chị HG ơi, dạo này chị đi đâu đới ? em gọi tel cho chị cũng hổng đc, em đang có việc cần chị tư vấn đây ah !

Chị vừa từ Singapore về và chuẩn bị đi Hàn Quốc. Có gì thì alo cho chị ngay đi, hoặc nắn tin gấp cho chị.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: TẦNG III : Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn - đầu tư tài sản của mình hiệu quả !

<strong><font color="darkgreen">Cả nhà mình đi đâu hết rồi nhỉ. Chắc các mẹ đã có nơi có chốn đầu tư hết rồi đây. <br>
Chị HG ơi, dạo này chị đi đâu đới ? em gọi tel cho chị cũng hổng đc, em đang có việc cần chị tư vấn đây ah ! <br><br>
</font></strong>
<br>Chị vừa từ Singapore về và chuẩn bị đi Hàn Quốc. Có gì thì alo cho chị ngay đi, hoặc nhắn tin gấp cho chị.
 
Top