small_dracula
New Member
Ðề: Trồng hoa quanh nhà - tầng 3
Haizz! mụn xơ dừa chỉ được sử dụng nhiều từ mạn Bình Định trở vào thôi chị ạ, nó giống như một tập quán trồng trọt, do miền nam trồng Dừa nhiều, bỏ đi rất phí nên vỏ Dừa được thu gom và xay nhỏ dùng độn trong chất trồng. Tác dụng là tăng khả năng giữ ẩm và làm đất tơi xốp, sau đó bị mục nát sẽ làm tăng lượng mùn trong đất. Có ý kiến cho rằng dùng xơ dừa khi mục nát sẽ làm bít chậu, em không nghĩ thế, nó chỉ bít khi mình phối trộn tỉ lệ không phù hợp. Nếu nói về tác dụng giữ ẩm và thông thoáng thì khi trộn chất trồng dùng trấu, mùn cưa, mụn xơ dừa hay rác lá mục là có hiệu quả tương đương, nhưng sau khi mục thì trấu và rác lá cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Trong mùn cưa có nhiều chất gỗ (lignin) và trong xơ dừa có nhiều tanin nên đối với một số loại cây phải xả bằng nhiều nước trước khi dùng.
Xơ dừa trồng Lan thì người ta sẽ để nguyên miếng chứ không xay.
Đất trộn sẵn cũng có nhiều dạng lắm, mua được thứ tốt thì trồng mới hiệu quả, thường thì đất phải đen và tơi.
Không biết mấy chị HN mua mụn xơ Dừa dễ không chứ chổ em khá khó kiếm, phải đặt hàng trên 10 bao thì người ta mới mang theo xe ra cho (bao 50kg giá 90k, mà bạn em trong đó nói giá mỗi bao tầm 30-40k thôi, nên trung thành với trấu cho nó lành)
Phân hữu cơ mà em nói là từ dùng chung cho tất cả các sản phẩn hữu cơ đã được ủ mục dùng làm phân bón, bao gồm cả phân chuồng, phân xanh, ốc ngâm, cá ngâm, bánh dầu ngâm... Nói chung là tất cả xác chết động thực vật đem ủ hay ngâm sau đó đều tưới cây được hết. Những thứ đó không có hại cho đất.
Phân vô cơ thì rõ rồi, còn phân hữu cơ đậm đặc, thứ nhất là em không tin cái loại sản phẩm này đơn thuần hữu cơ, mặc dù chẳng nhà sản xuất nào thừa nhận, nhưng nhìn vào tác dụng của nó em thấy không tin được; thứ hai nữa là mọi sản phẩm hữu cơ (trong phân hữu cơ) muốn cây hấp thụ được thì đều phải được phân giải thành vô cơ, vậy nên nó càng ở dạng đậm đặc thì càng dễ rửa trôi. Phân hữu cơ sở dĩ phát huy tác dụng là vì nó giống như "của để dành", nó nằm trong chất trồng giúp đất tơi xốp và liên tục được phân giải cung cấp dinh dưỡng cho cây, phân giải chừng nào cây sử dụng chừng đó nên ít bị rửa trôi hơn.
cái giá thể em hay mua ở đây để gieo trồng ko phải mấy loại đất của chị Tuyền, mà đất ghi rõ ở ngoài là "giá thể" (nếu em nhớ ko nhầm) của Viện Thổ nhưỡng gì gì đấy, ở ngoài này bán rất nhiều, em thấy xấu lắm, y như ai đã mô tả là mua về bỏ ra thấy toàn đất cục, cứ kiểu gì ý, khó trồng. Em trồng bằng loại này chả hiểu sao thấy cây toàn bị thui chột (tại tay nghề với cả cũng đang AQ tại đất ko tốt hehe). Em đang cố tìm mua đất phù sa.
À, mà vừa rồi em mua rất nhiều gói mùn sơ dừa, giờ ko biết làm cái gì, cái này trộn với đất được ko hả chị? có tác dụng gì ko ạ? em ko dám trộn vì sợ lâu ngày nó làm bít đất. Em chả nhớ hồi em mua về định trồng cái gì. Cả gói vỏ thông nữa.
Hi, ok, dùng than tổ ong trộn vào là được, không cần quá chi li.Mụn xơ dừa thì chỉ để trồng lan hay sao í, Chị không biết, nếu được Em chụp hình lên Chị xem thử. Còn đất sạch Chị nói thì thành phần nhiều mụn xơ dừa đã được xử lý thì mới trồng được. Tóm lại Chị chỉ biết dùng mấy loại đó thôi, ngoài ra thỉnh thoảng Chị trộn cát xây dựng vào để dành cho những cây không ưa nước nhiều (Tử La Lan, Anh Thảo...)
Perlite Chị có mua hồi gây quỹ CSTT, vẫn cỏn nguyên ở nhà Chị Út, chưa lấy về nữa, Chị không biết ở đâu bán cả. Mà cá nhân Chị thấy, perlite chỉ là đá khoáng giữ ẩm, nếu không có thì Em tìm ai dùng than tổ ong, xin cái cục than đã dùng rồi, mang vê đập nhỏ ra dùng cũng ngon lành rồi.
Haizz! mụn xơ dừa chỉ được sử dụng nhiều từ mạn Bình Định trở vào thôi chị ạ, nó giống như một tập quán trồng trọt, do miền nam trồng Dừa nhiều, bỏ đi rất phí nên vỏ Dừa được thu gom và xay nhỏ dùng độn trong chất trồng. Tác dụng là tăng khả năng giữ ẩm và làm đất tơi xốp, sau đó bị mục nát sẽ làm tăng lượng mùn trong đất. Có ý kiến cho rằng dùng xơ dừa khi mục nát sẽ làm bít chậu, em không nghĩ thế, nó chỉ bít khi mình phối trộn tỉ lệ không phù hợp. Nếu nói về tác dụng giữ ẩm và thông thoáng thì khi trộn chất trồng dùng trấu, mùn cưa, mụn xơ dừa hay rác lá mục là có hiệu quả tương đương, nhưng sau khi mục thì trấu và rác lá cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn. Trong mùn cưa có nhiều chất gỗ (lignin) và trong xơ dừa có nhiều tanin nên đối với một số loại cây phải xả bằng nhiều nước trước khi dùng.
Xơ dừa trồng Lan thì người ta sẽ để nguyên miếng chứ không xay.
Đất trộn sẵn cũng có nhiều dạng lắm, mua được thứ tốt thì trồng mới hiệu quả, thường thì đất phải đen và tơi.
Không biết mấy chị HN mua mụn xơ Dừa dễ không chứ chổ em khá khó kiếm, phải đặt hàng trên 10 bao thì người ta mới mang theo xe ra cho (bao 50kg giá 90k, mà bạn em trong đó nói giá mỗi bao tầm 30-40k thôi, nên trung thành với trấu cho nó lành)
Đậu Nành và đậu Phộng sau khi ép lấy dầu thì còn cái bã được người ta ép thành từng bánh, thứ này năm 45 người vẫn ăn như thường, nhưng bình thường được dùng bón cây, có thể bóp vụn trộn trực tiếp vào chất trồng nhưng ủ với nước rồi tưới hiệu quả hơn. Ngặt nỗi thứ này (+ ốc ngâm, cá ngâm...) khi chưa hoai nó có mùi ngang ngữa như khi đi qua nhà máy tinh bột sắn, hoặc bể chứa nhựa cao su. Phải ngâm 3-6 tháng đến khi hết mùi mới dùng. Cái này để ba bữa chị coldmoon sẽ bày chị kỹ hơn.Phân bánh dầu là gì thía? mình ra tiệm mua cây thấy có người hỏi mua mà ko biết sử dụng ra sao, hỏi người bán thì ợm ờ chẳng trả lời, small giải thích thêm cho mình với!
Khúc đầu Small nói dùng phân vô cơ và hữu cơ đậm đặc đều có tác dụng phụ về lâu dài, khúc giữa nói về ảnh hưởng của phân vô cơ chứa ko thấy nhắc tới phân hữu cơ đậm đặc, khúc cuối lại nói đến ích lợi của phân hữu cơ, hix, khó hỉu wá!
Phân hữu cơ mà em nói là từ dùng chung cho tất cả các sản phẩn hữu cơ đã được ủ mục dùng làm phân bón, bao gồm cả phân chuồng, phân xanh, ốc ngâm, cá ngâm, bánh dầu ngâm... Nói chung là tất cả xác chết động thực vật đem ủ hay ngâm sau đó đều tưới cây được hết. Những thứ đó không có hại cho đất.
Phân vô cơ thì rõ rồi, còn phân hữu cơ đậm đặc, thứ nhất là em không tin cái loại sản phẩm này đơn thuần hữu cơ, mặc dù chẳng nhà sản xuất nào thừa nhận, nhưng nhìn vào tác dụng của nó em thấy không tin được; thứ hai nữa là mọi sản phẩm hữu cơ (trong phân hữu cơ) muốn cây hấp thụ được thì đều phải được phân giải thành vô cơ, vậy nên nó càng ở dạng đậm đặc thì càng dễ rửa trôi. Phân hữu cơ sở dĩ phát huy tác dụng là vì nó giống như "của để dành", nó nằm trong chất trồng giúp đất tơi xốp và liên tục được phân giải cung cấp dinh dưỡng cho cây, phân giải chừng nào cây sử dụng chừng đó nên ít bị rửa trôi hơn.