Ðề: Trồng hoa quanh nhà - Tầng 6 - Lộc
Hehe, thì Q chỉ biết trả lời thế thôi, trồng cây trước giờ có lúc nào đếm ngày tưới mấy lần đâu mà biết. Kể cả áp dụng đúng lich ngày tưới 2 lần sáng chiều thì chậu nào tưới ít sẽ mau khô hơn chậu tưới nhiều, chậu nhiều lá sẽ khô mau hơn chậu ít lá, vườn nhiều nắng gió sẽ mau khô hơn vườn khuất,... , chưa kể tùy loại cây, thằng nào lá to thì khô mau hơn thằng lá nhỏ, thẳng nào tầng cutin mỏng thì khô mau hơn thằng có tầng cutin dày... Tóm lại, nếu muốn biết cây thiếu nước hay chưa mà ngồi phân tích cấu tạo lá, kết cấu chất trồng và lượng nước tưới thì vô cùng phức tạp. Mọi thứ đan xen tương hỗ lẫn nhau nên tăng 1-2 thứ này và giảm một vài thứ kia đều vẫn có thể trồng tốt. Không có chuẩn mực nào có thể áp dụng chung cho cây trồng. Cách duy nhất để chăm cái tụi "không biết nói" này là phải thường xuyên theo dõi chúng, dần dần sẽ quen thôi.
Tuy nhiên có một vài điểm em có thể lưu ý. 1, rễ cây cũng cần hô hấp nên không để nó ngập hoàn toàn trong nước trong thời gian dài (từ "dài" này khác nhau giữa các loài, có thể 1 tháng chưa dài nhưng 1 ngày đã là dài), các loại cây khí sinh thường cần một khoảng thời gian khô giữa 2 lần tưới nhưng nhớ không phải là khô khốc; 2, giá thể khi khô hoàn toàn thường khó thấm nước hơn, trồng chậu treo nếu chỉ tưới qua loa thì giá thể luôn ở trạng thái khô, tưới cả xô nước nhưng nước chảy hết và chậu vẫn khô, cần quan sát để tưới khi giá thể vẫn ở trạng thái thấm nước tốt, nếu gặp chậu khô phải tưới bằng cách ngâm vào nước 15p cho ngấm no nước (nhớ là chỉ nên ngâm 15-30p thôi); 3, với cây khí sinh tưới no nước và tưới lại khi chậu khô sẽ tốt hơn tưới nhiều từng chút nhỏ (cây trồng đất lại ưa ẩm đều); 4, quan sát rễ để biết cây đủ hay thiếu nước, cây đủ nước sẽ có đầu rễ phát triển liên tục, đầu rễ ngắn và phát triển chậm là cây đang bị khô, đầu rễ ngừng phát triển là cây đã từng bị khô (hì hì, vụ này em đi xa về thấy chậu ướt nhẹp nhưng đầu rễ đứng là biết)...